Các địa phương Trung Quốc nợ chồng chất
Nợ công của các địa phương Trung Quốc đã tăng 67% so với kết quả lần kiểm toán gần đây nhất được thực hiện cách đây 3 năm
Nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã tăng lên mức gần 3 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 6 năm nay. Kết quả của một đợt kiểm toán mới vừa được công bố đã cho thấy những cái nhìn rõ hơn về sức khỏe tài chính của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Văn phòng Kiểm toán Trung Quốc ngày 30/12 cho biết, tính đến giữa năm 2013, nợ của các chính quyền địa phương nước này đạt 17,9 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 2,95 nghìn tỷ USD.
Theo tờ Wall Street Journal, mức nợ công nói trên của các địa phương Trung Quốc đã tăng 67% so với kết quả lần kiểm toán gần đây nhất được thực hiện cách đây 3 năm. Vào cuối năm 2010, nợ công của các địa phương Trung Quốc là 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Mức nợ vừa được công bố thấp hơn kịch bản xấu nhất mà giới quan sát đưa ra trước đó. Viện Khoa học xã hội Trung Quốc tuần trước ước tính mức nợ công của các địa phương nước này lên tới 19,9 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra, tổng nợ công của Trung Quốc hiện vẫn dưới “ngưỡng đỏ” theo chuẩn quốc tế là 60% GDP. Theo tính toán của Wall Street Journal dựa trên các số liệu mà báo cáo kiểm toán đưa ra nợ, tổng nợ công của Trung Quốc tính đến cuối năm ngoái tương đương 53,3% GDP.
Tuy nhiên, con số nợ mà báo cáo kiểm toán đưa ra cho thấy những thách thức lớn mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị thực thi một loạt cải cách để tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế.
Việc các địa phương nợ chồng chất có thể gây sức ép lên hệ thống tài chính của Trung Quốc và dẫn tới nguy cơ những vụ giải cứu đầy tốn kém. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc kết hợp với nợ tăng có thể kéo theo sự gia tăng các khoản nợ xấu, ảnh hưởng lớn tới các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc vốn được xem là nguồn cung cấp vốn chính cho tăng trưởng của nước này.
Bên cạnh đó, mức nợ công cao của các địa phương Trung Quốc cũng cho thấy những điểm yếu trong cách tiêu tiền của Trung Quốc. Ở nước này, quyền thu thuế tập trung trong tay Chính phủ, trong khi các chính quyền địa phương có nguồn thu chủ yếu là từ các hoạt động khác như bán đất cho các công ty xây dựng. Các địa phương cũng không được vay vốn trực tiếp từ ngân hàng. Nhiều địa phương phải thành lập các công ty đầu tư đặc biệt để “lách” các quy định này.
So với các địa phương, Chính phủ Trung Quốc nợ ít hơn. Nợ chính phủ của Trung Quốc theo số liệu mà báo cáo kiểm toán công bố là 12,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Tính chung, tổng nợ chính phủ và nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc tính đến cuối tháng 6 là 30,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Bản báo cáo đánh giá rằng, rủi ro từ nợ địa phương của Trung Quốc hiện vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nhận định này tương tự như đánh giá mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường, đã đưa ra.
Bên cạnh đó, với mức nợ thấp và dự trữ ngoại hối 3,5 nghìn tỷ USD, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có khả năng “gánh” nợ cho các địa phương. Chuyên gia Ting Lu của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch không cho là Trung Quốc đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Tuy vậy, Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm sẽ không cứu các chính quyền địa phương gặp vấn đề rắc rối với nợ nần. Một cuộc họp mới đây của Chính phủ nước này ra tuyên bố nói rõ rằng: "Chính quyền mỗi cấp đều phải tự chịu trách nhiệm về nợ của mình".
Văn phòng Kiểm toán Trung Quốc ngày 30/12 cho biết, tính đến giữa năm 2013, nợ của các chính quyền địa phương nước này đạt 17,9 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương khoảng 2,95 nghìn tỷ USD.
Theo tờ Wall Street Journal, mức nợ công nói trên của các địa phương Trung Quốc đã tăng 67% so với kết quả lần kiểm toán gần đây nhất được thực hiện cách đây 3 năm. Vào cuối năm 2010, nợ công của các địa phương Trung Quốc là 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Mức nợ vừa được công bố thấp hơn kịch bản xấu nhất mà giới quan sát đưa ra trước đó. Viện Khoa học xã hội Trung Quốc tuần trước ước tính mức nợ công của các địa phương nước này lên tới 19,9 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Ngoài ra, tổng nợ công của Trung Quốc hiện vẫn dưới “ngưỡng đỏ” theo chuẩn quốc tế là 60% GDP. Theo tính toán của Wall Street Journal dựa trên các số liệu mà báo cáo kiểm toán đưa ra nợ, tổng nợ công của Trung Quốc tính đến cuối năm ngoái tương đương 53,3% GDP.
Tuy nhiên, con số nợ mà báo cáo kiểm toán đưa ra cho thấy những thách thức lớn mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị thực thi một loạt cải cách để tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế.
Việc các địa phương nợ chồng chất có thể gây sức ép lên hệ thống tài chính của Trung Quốc và dẫn tới nguy cơ những vụ giải cứu đầy tốn kém. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc kết hợp với nợ tăng có thể kéo theo sự gia tăng các khoản nợ xấu, ảnh hưởng lớn tới các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc vốn được xem là nguồn cung cấp vốn chính cho tăng trưởng của nước này.
Bên cạnh đó, mức nợ công cao của các địa phương Trung Quốc cũng cho thấy những điểm yếu trong cách tiêu tiền của Trung Quốc. Ở nước này, quyền thu thuế tập trung trong tay Chính phủ, trong khi các chính quyền địa phương có nguồn thu chủ yếu là từ các hoạt động khác như bán đất cho các công ty xây dựng. Các địa phương cũng không được vay vốn trực tiếp từ ngân hàng. Nhiều địa phương phải thành lập các công ty đầu tư đặc biệt để “lách” các quy định này.
So với các địa phương, Chính phủ Trung Quốc nợ ít hơn. Nợ chính phủ của Trung Quốc theo số liệu mà báo cáo kiểm toán công bố là 12,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Tính chung, tổng nợ chính phủ và nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc tính đến cuối tháng 6 là 30,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Bản báo cáo đánh giá rằng, rủi ro từ nợ địa phương của Trung Quốc hiện vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Nhận định này tương tự như đánh giá mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường, đã đưa ra.
Bên cạnh đó, với mức nợ thấp và dự trữ ngoại hối 3,5 nghìn tỷ USD, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn có khả năng “gánh” nợ cho các địa phương. Chuyên gia Ting Lu của ngân hàng Bank of America Merrill Lynch không cho là Trung Quốc đang ở bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Tuy vậy, Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm sẽ không cứu các chính quyền địa phương gặp vấn đề rắc rối với nợ nần. Một cuộc họp mới đây của Chính phủ nước này ra tuyên bố nói rõ rằng: "Chính quyền mỗi cấp đều phải tự chịu trách nhiệm về nợ của mình".