13:29 09/04/2018

Cách để tăng lượng bạch cầu tự nhiên cho cơ thể bạn!

Diệu Linh

Các tế bào máu trắng (WBC), còn được gọi là 'bạch cầu', sản sinh từ trong tủy xương, là  một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của bạn. Một cơ thể khỏe mạnh có nhiều tế bào bạch cầu để bất cứ khi nào bị một căn bệnh tấn công, chúng di chuyển ngay đến các cơ quan bị ảnh hưởng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Tăng số lượng bạch cầu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

WBC được phân thành 5 loại chính: bạch cầu trung tính, bạch huyết bào, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái toan và bạch cầu. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, số bạch cầu trong máu bình thường tầm khoảng từ 4500 đến 11,000 WBCs trên mỗi milimetrol máu. Khi số lượng bạch cầu giảm xuống dưới 3500 thì điều này rất đáng lo lắng. Trường hợp này được gọi là chứng giảm bạch cầu. Còn nếu số WBC của bạn nhỏ hơn 1000 thì có nghĩa là bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Một trường hợp khác là giảm bạch cầu trung tính, đây là một loại giảm bạch cầu do sự thiếu hụt các bạch cầu hạt trung tính, một loại bạch cầu đặc trưng có nhiều nhất trong cơ thể.
Cách để tăng lượng bạch cầu tự nhiên cho cơ thể bạn! - Ảnh 1.

Trà xanh khuyến khích cơ thể sản sinh nhiều bạch cầu

Hầu hết thời gian, một lượng WBC thấp có thể không được chú ý, trừ khi bạn bị một nhiễm trùng và bác sĩ của bạn yêu cầu  xét nghiệm máu. Tuy nhiên, một số triệu chứng thông thường liên quan đến số lượng WBC thấp bao gồm mệt mỏi, thở dốc, suy nhược, và nhiễm trùng tái phát. Các tế bào bạch cầu và hệ miễn dịch có trách nhiệm chống lại các nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và vi-rút. Một số nguyên nhân phổ biến của chứng giảm bạch cầu bao gồm nhiễm virus cấp tính như cảm lạnh và cúm, thiếu đồng và kẽm, bệnh thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh lao và bệnh Lyme. Một vài nguyên nhân khác là do bệnh thiếu máu không tái tạo, các bệnh ung thư như ung thư xương chuyên phá hoại tủy xương, và u lympho – bệnh ung thư xuất phát từ các tế bào bạch cầu; các liệu pháp hóa trị và xạ trị – phá vỡ các hoạt động của tủy xương; và các bệnh tự miễn như bệnh luput. Trạng thái tinh thần, stress, chế độ ăn không lành mạnh, thay đổi lối sống cũng là một trong số nguyên nhân khiến bạch cầu giảm. Tăng số lượng bạch cầu bằng chế độ ăn uống thích hợp là cách tự nhiên và hiệu quả. Thực phẩm giàu beta-caroten và các chất dinh dưỡng khác có thể tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu. Dưới đây là những loại thực phẩm nên bổ sung: 1.Trái cây và rau quả (Vitamin C và Vitamin A) Vitamin C cải thiện hệ miễn dịch của bạn đáng kể bằng cách cải thiện sản xuất bạch cầu và kháng thể trong cơ thể chống lại vi khuẩn và virut. Bạn chỉ cần khoảng 200 mg vitamin này mỗi ngày như một thói quen. Bằng cách ăn nhiều trái cây và rau có chứa vitamin C trong chế độ ăn, chẳng hạn như cam, ổi, đu đủ, dâu tây, vv, bạn có thể dễ dàng đáp ứng lượng vitamin C. Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A làm tăng số lượng tế bào lympho trong cơ thể. Những tế nào này tiêu diệt và tấn công những kẻ xâm nhập bên ngoài và các tế bào ung thư. Thực phẩm giàu vitamin A có khả năng tăng cường miễn dịch. Cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh ... là một số thực phẩm giàu vitamin A mà bạn nên cân nhắc thường xuyên. 2. Trà xanh (Chất chống oxy hoá) Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và cơ thể chống lại các mầm bệnh gây nhiễm trùng. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh khuyến khích cơ thể sản sinh nhiều bạch cầu hơn.
Cách để tăng lượng bạch cầu tự nhiên cho cơ thể bạn! - Ảnh 2.

Trái cây, rau củ giàu vitamin C, A làm tăng khả năng chống vi khuẩn của cơ thể

3. Hạt và ngũ cốc (Vitamin E và kẽm) Vitamin E cải thiện sản xuất các tế bào sản sinh kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn. Khi dùng như một chất bổ sung, Vitamin E thực sự có thể đảo ngược sự suy giảm hệ thống miễn dịch. Các loại hạt và ngũ cốc có thể cung cấp một số Vitamin E mà cơ thể bạn cần. Kẽm cũng là yếu tố quan trọng để sản xuất WBC chống lại sự nhiễm trùng. Hạt bí đỏ, hạt dưa hấu, hạt bí, đậu, và tỏi là một số thực phẩm có hàm lượng kẽm cao. Trong trường hợp bạn không có đủ Vitamin E và kẽm từ chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể gặp bác sĩ để kê toa Vitamin E và kẽm. 4. Cá, dầu lanh (axit béo omega-3)
Axit béo Omega-3 được tìm thấy nhiều trong cá béo (cá hồi và cá thu). Dầu lanh cũng có nhiều axit béo omega-3 để cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Chúng cũng bảo vệ cơ thể khỏi những thiệt hại gây ra do phản ứng quá mức của cơ thể đối với nhiễm trùng. Đã có những nghiên cứu để chứng minh rằng trẻ em mà được tiêu thụ chỉ một muỗng cà phê dầu lanh hàng ngày ít bị nhiễm trùng và bệnh đường hô hấp. 5. Đậu nành, các sản phẩm từ sữa (Vitamin B12) Theo các chuyên gia, cơ thể bạn sử dụng vitamin B6 để thúc đẩy sự phát triển của bạch cầu, trong khi thiếu hụt B12 có thể dẫn đến số bạch cầu thấp. Sữa, các sản phẩm sữa, pho - mát, trứng, gia cầm, sữa đậu nành và cơm chứa nhiều vitamin B12. Nếu chế độ ăn uống của bạn kém, bạn có thể bổ sung vitamin tổng hợp chứa vitamin B-12 và folate, cả hai đều rất cần thiết để sản sinh WBC trong cơ thể. Tuy nhiên, luôn luôn hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bạn dùng bất kỳ chất bổ sung nào, để bạn không lạm dụng liều lượng và thời gian. 6. Sữa chua Theo một nghiên cứu, những người ăn các sản phẩm chứa lợi khuẩn (probiotic) như sữa chua có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn so với những người không ăn. Các probiotic cũng cải thiện và tăng cường số lượng tế bào bạch cầu.