Cận Tết, tăng cường giám sát chất lượng của thực phẩm "nhà làm"
Việc mua bán chủ yếu là tin tưởng nhau, không nhãn mác, không đăng ký chất lượng nhưng vẫn mua và bán nhộn nhịp đắt hàng. Thực phẩm "home made" được quảng bá khá hiệu quả từ lời giới thiệu những người quen biết với nhau cho đến các trang mạng xã hội, với đủ loại mặt hàng phong phú, lại còn được giao hàng tận nơi. Những sản phẩm này thường có giá cao hơn so với giá thị trường vì được "tiếng" là đảm bảo nguồn gốc, chất lượng. Lợi dụng việc này, nhiều người lấy hàng của một số nơi rồi báo là của nhà làm để đánh lừa người mua.
Dạo một vòng trên các trang mạng xã hội, chúng tôi dễ dàng tìm thấy các bài đăng quảng cáo cho các loại gà khô, bò khô với giá khá "hời". Một gói 200g thịt bò khô giá 50.000 đồng; 100g gà khô giá 20.000 đồng, gói 250g của quả sấy tổng hợp có giá 40.000 đồng... Tương tự, nhiều người dùng cá nhân đã dùng chính trang facebook của mình để rao bán mắm tép chưng thịt, chả cá chiên, xúc xích, lạp xưởng tự làm.Chị Trần Lan Hương (TT Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) tâm sự: "Trước cổng chợ Thanh Xuân Bắc thường có những quầy hàng nhỏ bán chả cá chiên sẵn, hay xúc xích. Người bán nói rằng do nhà họ tự làm. Cảm thấy thực phẩm tươi, ngon nên nhiều người cũng tin và mua thường xuyên".
Dạo một vòng trên các trang mạng xã hội, chúng tôi dễ dàng tìm thấy các bài đăng quảng cáo cho các loại gà khô, bò khô với giá khá "hời". Một gói 200g thịt bò khô giá 50.000 đồng; 100g gà khô giá 20.000 đồng, gói 250g của quả sấy tổng hợp có giá 40.000 đồng... Tương tự, nhiều người dùng cá nhân đã dùng chính trang facebook của mình để rao bán mắm tép chưng thịt, chả cá chiên, xúc xích, lạp xưởng tự làm.Chị Trần Lan Hương (TT Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) tâm sự: "Trước cổng chợ Thanh Xuân Bắc thường có những quầy hàng nhỏ bán chả cá chiên sẵn, hay xúc xích. Người bán nói rằng do nhà họ tự làm. Cảm thấy thực phẩm tươi, ngon nên nhiều người cũng tin và mua thường xuyên".
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng, đa số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm handmade chưa đăng ký sản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do thói quen, vẫn có người tiêu dùng mua hàng handmade mà ít quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ hay thương hiệu. Đã đến lúc, người tiêu dùng cần có nhận thức đúng, lựa chọn hàng đủ tiêu chuẩn và tẩy chay sản phẩm không bảo đảm an toàn.Thực tế, vì nhiều nguyên nhân, các sản phẩm đang được rao là "hàng nhà làm" khó có thể đảm bảo đầy đủ các thông tin về an toàn (nguồn gốc, xuất xứ, nơi làm, ngày sản xuất và hạn sử dụng). Thực phẩm chế biến và bán số lượng lớn có thể khó bảo đảm dinh dưỡng, không bị ô nhiễm từ các tác nhân sinh hóa, điều kiện chế biến cũng khó bảo đảm vệ sinh. Điều này đồng nghĩa với việc các loại thực phẩm này tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng.Chưa kể, an toàn thực phẩm tính từ khâu chọn mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói đến giao hàng phải được thực hiện một cách bài bản, đúng khoa học, nhất là khi sản xuất với số lượng lớn. Điều này không phải ai bán thực phẩm nhà làm cũng có thể làm được.Dưới góc độ quản lý nhà nước, để giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn thực phẩm "bẩn" từ gốc, vai trò quan trọng thuộc về chính quyền cơ sở. Theo Trưởng phòng Kinh tế quận Thanh Xuân Lê Công Bao, UBND các phường phải nâng cao trách nhiệm quản lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm handmade. Còn Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho biết, quận sẽ yêu cầu tổ công tác về bảo đảm an toàn thực phẩm của các phường phải có phương án kiểm tra đột xuất, lấy mẫu xét nghiệm một số sản phẩm handmade để truy xuất nguồn gốc, gửi mẫu về Khoa An toàn thực phẩm thuộc Trung tâm Y tế quận xét nghiệm.
Để tăng cường công tác quản lý thực phẩm dịp Tết, ngày 8-12-2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 238/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và lễ hội Xuân 2021. Trong đó, từ ngày 15-12-2020 đến 25-3-2021, các đoàn thanh tra, kiểm tra của thành phố và các quận, huyện, thị xã sẽ tập trung kiểm tra các cơ sở thực phẩm, dịch vụ ăn uống... để ngăn chặn từ gốc thực phẩm "bẩn".Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trần Việt Hùng cho biết, trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đơn vị sẽ phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại. Công tác kiểm tra, kiểm soát tập trung vào việc sản xuất, buôn bán hàng hóa không bảo đảm chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; các mặt hàng thiết yếu, có nhu cầu tiêu dùng lớn trong dịp Tết ở các chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm...