Cấp bách kiềm chế giá tăng
Thủ tướng vừa yêu cầu các cơ quan ban ngành triển khai một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng
Thủ tướng vừa yêu cầu các cơ quan ban ngành triển khai một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá tiêu dùng.
Trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 6,19%. Dự báo mức tăng của CPI những tháng cuối năm 2007 vẫn phức tạp từ tác động của giá cả nguyên liệu, hàng hóa trên thế giới và những bất ổn thiên tai, dịch bệnh trong nước.
Để kiềm chế tốc độ tăng giá, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các bộ ngành và hiệp hội ngành hàng liên quan triển khai các biện pháp cấp bách từ nay đến cuối năm.
Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát để kiểm soát được mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và mức huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền trong lưu thông; giữ bình ổn tỷ giá hối đoái, các lãi suất chủ đạo của VND, không để xảy ra những đột biến trên thị trường tiền tệ.
Cũng liên quan đến lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tổ chức ngay việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc và tín phiếu kho bạc với nhiều kỳ hạn nhằm thu hút kịp thời.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và điều hòa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững; chọn những công ty có uy tín để phát hành cổ phiếu thu hút tiền lưu thông cho sản xuất.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý tới kế hoạch thực hiện lộ trình chuyển sang cơ chế giá trị thường đối với các loại dầu theo từng thời điểm điều chỉnh thích hợp. Trong quý III/2007, Bộ Tài chính sẽ bàn với các Bộ quản lý sản xuất, các tập đoàn, các tổng công ty ngành hàng lớn về các giải pháp điều hành hợp lý đối với giá một số vật tư, hàng hóa quan trọng, như giá bán điện, giá bán than cho sản xuất xi măng, phân lân, giấy viết, điện…
Cũng trong quỹ III/2007, Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với Bộ Bưu chính Viễn thông và các cơ quan liên quan để thực hiện giảm giá đối với dịch vụ viễn thông và một số hàng hóa, dịch vụ khác.
Về một số mặt hàng tăng giá nóng trong thời gian qua, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay các đoàn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá của các mặt hàng như thép, gas; tăng cường kiểm soát giá độc quyền; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi định giá, liên kết định giá bất hợp lý, đầu cơ găm hàng đẩy giá lên cao.
Trước sức ép tăng giá lương thực - thực phẩm, Bộ Tài chính sẽ xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng, thức ăn cho chăn nuôi. Tổng cục Hải quan phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo đảm thông quan ngay trong ngày đối với các loại thực phẩm và một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhập khẩu.
Về vĩ mô, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương kiểm soát chặt chẽ việc thu chi ngân sách; tổ chức thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm giữ mức bội chi ngân sách trong khoảng 5% GDP.
Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Thương mại tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trong, ngoài nước; tổ chức tốt công tác phân tích, dự báo cung cầu hàng hóa; rà soát lại cân đối cung cầu các loại hàng hóa, dịch vụ trọng yếu, các mặt hàng tăng giá để có biện pháp cụ thể bảo đảm cân đối cung cầu và đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với các loại hàng thực phẩm, thức ăn gia súc thiếu nguồn cung.
Bộ Thương mại phải tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã công bố gắn với kiểm tra niêm yết giá, đăng ký giá và bán hàng theo giá niêm yết.
Về kết quả của những trường hợp trên, hàng tháng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng sẽ kiểm tra các báo cáo cụ thể.
Trong 7 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 6,19%. Dự báo mức tăng của CPI những tháng cuối năm 2007 vẫn phức tạp từ tác động của giá cả nguyên liệu, hàng hóa trên thế giới và những bất ổn thiên tai, dịch bệnh trong nước.
Để kiềm chế tốc độ tăng giá, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các bộ ngành và hiệp hội ngành hàng liên quan triển khai các biện pháp cấp bách từ nay đến cuối năm.
Về chính sách tiền tệ, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát để kiểm soát được mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và mức huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền trong lưu thông; giữ bình ổn tỷ giá hối đoái, các lãi suất chủ đạo của VND, không để xảy ra những đột biến trên thị trường tiền tệ.
Cũng liên quan đến lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tổ chức ngay việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc và tín phiếu kho bạc với nhiều kỳ hạn nhằm thu hút kịp thời.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán và điều hòa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững; chọn những công ty có uy tín để phát hành cổ phiếu thu hút tiền lưu thông cho sản xuất.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý tới kế hoạch thực hiện lộ trình chuyển sang cơ chế giá trị thường đối với các loại dầu theo từng thời điểm điều chỉnh thích hợp. Trong quý III/2007, Bộ Tài chính sẽ bàn với các Bộ quản lý sản xuất, các tập đoàn, các tổng công ty ngành hàng lớn về các giải pháp điều hành hợp lý đối với giá một số vật tư, hàng hóa quan trọng, như giá bán điện, giá bán than cho sản xuất xi măng, phân lân, giấy viết, điện…
Cũng trong quỹ III/2007, Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với Bộ Bưu chính Viễn thông và các cơ quan liên quan để thực hiện giảm giá đối với dịch vụ viễn thông và một số hàng hóa, dịch vụ khác.
Về một số mặt hàng tăng giá nóng trong thời gian qua, Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay các đoàn kiểm tra, kiểm soát các yếu tố hình thành giá của các mặt hàng như thép, gas; tăng cường kiểm soát giá độc quyền; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi định giá, liên kết định giá bất hợp lý, đầu cơ găm hàng đẩy giá lên cao.
Trước sức ép tăng giá lương thực - thực phẩm, Bộ Tài chính sẽ xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thịt gia súc, gia cầm, trứng, thức ăn cho chăn nuôi. Tổng cục Hải quan phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ bảo đảm thông quan ngay trong ngày đối với các loại thực phẩm và một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhập khẩu.
Về vĩ mô, Bộ Tài chính sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương kiểm soát chặt chẽ việc thu chi ngân sách; tổ chức thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm giữ mức bội chi ngân sách trong khoảng 5% GDP.
Ngoài ra, Thủ tướng giao Bộ Thương mại tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trong, ngoài nước; tổ chức tốt công tác phân tích, dự báo cung cầu hàng hóa; rà soát lại cân đối cung cầu các loại hàng hóa, dịch vụ trọng yếu, các mặt hàng tăng giá để có biện pháp cụ thể bảo đảm cân đối cung cầu và đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với các loại hàng thực phẩm, thức ăn gia súc thiếu nguồn cung.
Bộ Thương mại phải tăng cường công tác quản lý thị trường, chống gian lận thương mại; kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã công bố gắn với kiểm tra niêm yết giá, đăng ký giá và bán hàng theo giá niêm yết.
Về kết quả của những trường hợp trên, hàng tháng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng sẽ kiểm tra các báo cáo cụ thể.