“Câu nói của Tổng bí thư tác động tích cực đến chống tham nhũng”
Đại diện Thanh tra Chính phủ bình luận xung quanh đánh giá của Tổng bí thư về tham nhũng, đang được dư luận quan tâm
"Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là câu nói tâm huyết của người lãnh đạo cao nhất của Đảng về công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay".
Đó là nhận xét của Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh với VnEconomy xung quanh lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm cuối tuần qua. Tại hội nghị nói trên, khi trao đổi về quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, Tổng bí thư đã khá thẳng thắn cho rằng, “đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ… Cho nên chúng ta phải xem xét, bình tĩnh , tỉnh táo, sáng suốt...”.
Theo người đứng đầu của Đảng, công tác xét xử tham nhũng thời gian qua đã có nhiều chuyển biến. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã và đang được đưa ra xét xử. Ngăn ngừa tham nhũng tốt nhất là phòng ngừa đừng để nó xảy ra. Nhưng nếu xảy ra, phải kiên quyết xử lý để răn đe. “Lâu nay "phòng” chúng ta cũng yếu, “chống” cũng chưa quyết liệt. Khâu điều tra, khâu giám định tham nhũng dễ có tiêu cực, án treo cũng nhiều.
Chính vì vậy, Tổng bí thư hoàn toàn ủng hộ quan điểm của các cử tri rằng, "chống tham nhũng phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Tổng bí thư cũng khuyến cáo, các cơ quan phòng chống tham nhũng “nói vừa vừa thôi, nói nhiều mà không làm được sẽ mất uy tín”.
Bình luận về câu nói của Tổng bí thư, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, người đứng đầu của Đảng phát biểu như vậy cho thấy nhìn nhận và đánh giá của Đảng về tham nhũng hiện nay vẫn là "phổ biến" và "trầm trọng". Tất nhiên, những đánh giá cụ thể đã được Đảng, Chính phủ kết luận cụ thể trong các nghị quyết, báo cáo.
Bên cạnh đó, theo Phó tổng thanh tra Chính phủ, "câu nói của Tổng bí thư nếu có tác động đến ngành thanh tra, đến công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng thì cũng chỉ có tác động tốt mà thôi". Bởi như vậy cho thấy ngành thanh tra càng phải nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong đấu tranh với vấn nạn này.
Theo đại diện ban tổ chức chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng (VACI) 2014 với tiêu đề "tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình" do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới phát động, chương trình được tổ chức trong bối cảnh tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng, đặc biệt là tham nhũng nhỏ - "nhũng nhiễu", "chi phí không chính thức" diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đặc biệt, dù Đảng, Nhà nước đã có khá nhiều các điều luật, quy định và cả chương trình phòng chống tham nhũng đến năm 2020 song trên thực tế công cuộc đấu tranh với vấn nạn này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Với mục tiêu tìm kiếm và hỗ trợ trực tiếp các ý tưởng sáng tạo có tiềm năng phát triển, nhân rộng trong cộng đồng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, VACI 2014 do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (WB) phát động đã quyết định phát động cuộc thi dành cho tất cả các tổ chức, cơ quan của Việt Nam, trong đó tổng số tiền giải thưởng lên tới 6 tỷ đồng. Mỗi đề án thắng cuộc có thể nhận được 300 triệu đồng tài với thời gian thực hiện trong vòng một năm.
Thời gian nhận đề án dự thi bắt đầu từ 9/12 đến hết ngày 21/3/2014, với đầu mối là Vụ Hợp tác quốc tế (Thanh tra Chính phủ) hoặc WB tại Việt Nam.
Đó là nhận xét của Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh với VnEconomy xung quanh lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm cuối tuần qua. Tại hội nghị nói trên, khi trao đổi về quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, Tổng bí thư đã khá thẳng thắn cho rằng, “đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ… Cho nên chúng ta phải xem xét, bình tĩnh , tỉnh táo, sáng suốt...”.
Theo người đứng đầu của Đảng, công tác xét xử tham nhũng thời gian qua đã có nhiều chuyển biến. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã và đang được đưa ra xét xử. Ngăn ngừa tham nhũng tốt nhất là phòng ngừa đừng để nó xảy ra. Nhưng nếu xảy ra, phải kiên quyết xử lý để răn đe. “Lâu nay "phòng” chúng ta cũng yếu, “chống” cũng chưa quyết liệt. Khâu điều tra, khâu giám định tham nhũng dễ có tiêu cực, án treo cũng nhiều.
Chính vì vậy, Tổng bí thư hoàn toàn ủng hộ quan điểm của các cử tri rằng, "chống tham nhũng phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Tổng bí thư cũng khuyến cáo, các cơ quan phòng chống tham nhũng “nói vừa vừa thôi, nói nhiều mà không làm được sẽ mất uy tín”.
Bình luận về câu nói của Tổng bí thư, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, người đứng đầu của Đảng phát biểu như vậy cho thấy nhìn nhận và đánh giá của Đảng về tham nhũng hiện nay vẫn là "phổ biến" và "trầm trọng". Tất nhiên, những đánh giá cụ thể đã được Đảng, Chính phủ kết luận cụ thể trong các nghị quyết, báo cáo.
Bên cạnh đó, theo Phó tổng thanh tra Chính phủ, "câu nói của Tổng bí thư nếu có tác động đến ngành thanh tra, đến công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng thì cũng chỉ có tác động tốt mà thôi". Bởi như vậy cho thấy ngành thanh tra càng phải nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong đấu tranh với vấn nạn này.
Theo đại diện ban tổ chức chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng (VACI) 2014 với tiêu đề "tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm giải trình" do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới phát động, chương trình được tổ chức trong bối cảnh tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn nghiêm trọng, đặc biệt là tham nhũng nhỏ - "nhũng nhiễu", "chi phí không chính thức" diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đặc biệt, dù Đảng, Nhà nước đã có khá nhiều các điều luật, quy định và cả chương trình phòng chống tham nhũng đến năm 2020 song trên thực tế công cuộc đấu tranh với vấn nạn này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Với mục tiêu tìm kiếm và hỗ trợ trực tiếp các ý tưởng sáng tạo có tiềm năng phát triển, nhân rộng trong cộng đồng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, VACI 2014 do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới (WB) phát động đã quyết định phát động cuộc thi dành cho tất cả các tổ chức, cơ quan của Việt Nam, trong đó tổng số tiền giải thưởng lên tới 6 tỷ đồng. Mỗi đề án thắng cuộc có thể nhận được 300 triệu đồng tài với thời gian thực hiện trong vòng một năm.
Thời gian nhận đề án dự thi bắt đầu từ 9/12 đến hết ngày 21/3/2014, với đầu mối là Vụ Hợp tác quốc tế (Thanh tra Chính phủ) hoặc WB tại Việt Nam.