CEO Citigroup quyết nhận mức lương 1 USD
Giám đốc điều hành (CEO) Vikram Pandit của ngân hàng Citigroup sẽ lại nhận mức lương 1 USD/năm cho năm 2010 này
Giám đốc điều hành (CEO) Vikram Pandit của ngân hàng Citigroup sẽ lại nhận mức lương 1 USD/năm cho năm 2010 này, trong khi nhiều quan chức hàng đầu khác của tập đoàn chuẩn bị bỏ túi hàng triệu USD.
Theo hãng tin CNBC, ông Pandit, người giữ chức CEO Citigroup từ năm 2007, đã cam kết nhận mức lương 1 USD/năm, cho tới khi nào ngân hàng này làm ăn có lãi trở lại. Ông đồng thời cũng từ chối nhận bất kỳ một đồng tiền thưởng nào kể từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra.
Mặc dù Citigroup đã đạt lợi nhuận trong vòng 2 quý trở lại đây, ông Pandit vẫn từ chối đề nghị của Hội đồng quản trị tăng lương và thưởng cho ông trong năm 2010.
Trong một tuyên bố phát đi cuối tuần qua, Chủ tịch Citigroup, ông Dick Parsons, cho biết, Hội đồng quản trị hài lòng với những tiến bộ mà ban lãnh đạo Citigroup đã thực hiện để đưa lợi nhuận trở lại với ngân hàng. Ông Parsons gọi quyết định tăng lương và thưởng của ông Pandit là “đáng ngưỡng mộ”, tuy nhiên, cũng khẳng định “từ năm 2011, Hội đồng quản trị dự định sẽ trả thù lao cho Vikram tương xứng với vai trò CEO của Citigroup”.
Năm nay, 25 quan chức hàng đầu của Citigroup dưới quyền của Vikram sẽ được hưởng mức thù lao cao hơn sếp lớn. Theo ước tính của CNBC, thưởng chứng quyền cộng với 500.000 USD lương tiền mặt và các khoản thưởng khác có thể đưa tổng mức thù lao của nhóm quan chức này lên mức từ xấp xỉ 7 triệu USD đối với Giám đốc tài chính (CFO) John Gerspach tới 14,5 triệu USD đối với John Havens, CEO mảng khách hàng tổ chức.
Theo tài liệu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), 5 quan chức của Citigroup bị đưa vào diện giám sát lương thưởng gồm CFO Gerspach; Phó chủ tịch Ned Kelly; CEO mảng khách hàng tổ chức Havens; Manuel Medina-Mora, CEO bộ phận ngân hàng tiêu dùng thị trường Mỹ; Alberto Verme, CEO Citigroup khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Gói thù lao dành cho 5 người này sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh tùy theo giá cổ phiếu của Citigroup ở thời điểm họ chuyển đổi cổ phiếu trong gói thù lao thành tiền mặt.
Nhiều chuyên gia cho rằng, một khi Chính phủ Mỹ hoàn thành việc bán ra cổ phiếu Citigroup, cổ phiếu này sẽ tăng giá mạnh trở lại. Trong vòng 3 năm qua, cổ phiếu Citigroup mất giá 91%.
Tiếp tục tuân thủ chương trình giám sát lương thưởng trong ngành tài chính mà Washington đề ra, kế hoạch lương thưởng của Citigroup năm nay xem nhẹ việc trả lương tiền mặt và nhấn mạnh việc trả thù lao bằng cổ phiếu nhằm tăng cường tính trách nhiệm của lãnh đạo và nhân viên.
Citigroup đã trả được 20 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ nên không bắt buộc phải tuân theo mọi quy định về lương thưởng. Tuy nhiên, do Washington vẫn nắm giữ cổ phần khoảng 18% trong Citigroup nên ngân hàng này vẫn phải thực hiện một số quy định nhất định về trả thù lao, trong đó, lương hoặc thưởng tiền mặt không được phép vượt quá 1/3 tổng gói thù lao của lãnh đạo ngân hàng.
Citigroup có thể thoát khỏi quy định này vào năm tới, vì Chính phủ Mỹ được cho là sẽ bán hết cổ phần trong tập đoàn vào cuối năm nay.
Theo hãng tin CNBC, ông Pandit, người giữ chức CEO Citigroup từ năm 2007, đã cam kết nhận mức lương 1 USD/năm, cho tới khi nào ngân hàng này làm ăn có lãi trở lại. Ông đồng thời cũng từ chối nhận bất kỳ một đồng tiền thưởng nào kể từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra.
Mặc dù Citigroup đã đạt lợi nhuận trong vòng 2 quý trở lại đây, ông Pandit vẫn từ chối đề nghị của Hội đồng quản trị tăng lương và thưởng cho ông trong năm 2010.
Trong một tuyên bố phát đi cuối tuần qua, Chủ tịch Citigroup, ông Dick Parsons, cho biết, Hội đồng quản trị hài lòng với những tiến bộ mà ban lãnh đạo Citigroup đã thực hiện để đưa lợi nhuận trở lại với ngân hàng. Ông Parsons gọi quyết định tăng lương và thưởng của ông Pandit là “đáng ngưỡng mộ”, tuy nhiên, cũng khẳng định “từ năm 2011, Hội đồng quản trị dự định sẽ trả thù lao cho Vikram tương xứng với vai trò CEO của Citigroup”.
Năm nay, 25 quan chức hàng đầu của Citigroup dưới quyền của Vikram sẽ được hưởng mức thù lao cao hơn sếp lớn. Theo ước tính của CNBC, thưởng chứng quyền cộng với 500.000 USD lương tiền mặt và các khoản thưởng khác có thể đưa tổng mức thù lao của nhóm quan chức này lên mức từ xấp xỉ 7 triệu USD đối với Giám đốc tài chính (CFO) John Gerspach tới 14,5 triệu USD đối với John Havens, CEO mảng khách hàng tổ chức.
Theo tài liệu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), 5 quan chức của Citigroup bị đưa vào diện giám sát lương thưởng gồm CFO Gerspach; Phó chủ tịch Ned Kelly; CEO mảng khách hàng tổ chức Havens; Manuel Medina-Mora, CEO bộ phận ngân hàng tiêu dùng thị trường Mỹ; Alberto Verme, CEO Citigroup khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Gói thù lao dành cho 5 người này sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh tùy theo giá cổ phiếu của Citigroup ở thời điểm họ chuyển đổi cổ phiếu trong gói thù lao thành tiền mặt.
Nhiều chuyên gia cho rằng, một khi Chính phủ Mỹ hoàn thành việc bán ra cổ phiếu Citigroup, cổ phiếu này sẽ tăng giá mạnh trở lại. Trong vòng 3 năm qua, cổ phiếu Citigroup mất giá 91%.
Tiếp tục tuân thủ chương trình giám sát lương thưởng trong ngành tài chính mà Washington đề ra, kế hoạch lương thưởng của Citigroup năm nay xem nhẹ việc trả lương tiền mặt và nhấn mạnh việc trả thù lao bằng cổ phiếu nhằm tăng cường tính trách nhiệm của lãnh đạo và nhân viên.
Citigroup đã trả được 20 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ nên không bắt buộc phải tuân theo mọi quy định về lương thưởng. Tuy nhiên, do Washington vẫn nắm giữ cổ phần khoảng 18% trong Citigroup nên ngân hàng này vẫn phải thực hiện một số quy định nhất định về trả thù lao, trong đó, lương hoặc thưởng tiền mặt không được phép vượt quá 1/3 tổng gói thù lao của lãnh đạo ngân hàng.
Citigroup có thể thoát khỏi quy định này vào năm tới, vì Chính phủ Mỹ được cho là sẽ bán hết cổ phần trong tập đoàn vào cuối năm nay.