Chấm dứt hợp đồng đầu tư cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
Bộ Giao thông Vận tải giao các cơ quan kiểm tra, xác nhận khối lượng mà nhà đầu tư đã thực hiện, để làm cơ sở bồi thường cho doanh nghiệp
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường vừa có văn bản thông báo tới liên danh nhà đầu tư về việc sẽ chấm dứt hợp đồng dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do vi phạm hợp đồng về huy động vốn chủ sở hữu, vốn vay...
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải giao các cơ quan kiểm tra, xác nhận khối lượng mà nhà đầu tư đã thực hiện, để làm cơ sở bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định.
Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có chiều dài 64 km, quy mô 4 làn xe và nâng cấp 110 km mặt quốc lộ 1 hiện hữu; có tổng đầu tư 12.180 tỷ đồng theo hình thức BOT.
Nhà đầu tư là liên danh 5 doanh nghiệp gồm Liên danh Công ty Đầu tư UDIC - Công ty Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty Đầu tư 468 - Công ty Giao thông xây dựng số 1 - Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà. Liên danh này do Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC đứng đầu.
Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải đã đánh giá năng lực nhà đầu tư dựa trên báo cáo tài chính được kiểm toán. Nhà đầu tư có cam kết cung cấp tín dụng của các ngân hàng: BIDV, Tienphongbank, Vietinbank.
Tuy nhiên, khi triển khai dự án, nhà đầu tư đã vi phạm hợp đồng dự án. Cụ thể, không cung cấp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, không huy động đủ vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp dự án, và không huy động được vốn vay cho dự án.
Bộ Giao thông Vận tải đã nhiều lần kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ nhà đầu tư theo quy định, tuy nhiên đến nay nhà đầu tư vẫn không thể khắc phục. Do vậy, Bộ có 2 văn bản thông báo vi phạm hợp đồng đối với nhà đầu tư.
Về nguồn kinh phí hoàn trả cho nhà đầu tư bị chấm dứt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai thủ tục chấm dứt hợp đồng và xác định chi phí hoàn trả đối với nhà đầu tư hiện nay. Chi phí thanh toán kiến nghị đưa vào phương án tài chính của dự án và do nhà đầu tư mới được lựa chọn thanh toán.
Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư mới, do hiện nay chưa có hướng dẫn xử lý tình huống thay thế nhà đầu tư sau khi chấm dứt hợp đồng dự án. Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn thủ tục lựa chọn nhà đầu tư trong tình huống này.
Mới đây, liên danh nhà đầu tư này đề xuất chuyển nhượng dự án cho Công ty Xuất nhập Khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) thực hiện. Tuy nhiên, Geleximco cũng chỉ cam kết thu xếp được khoảng 5.800 tỷ đồng/12.180 tỷ đồng tổng vốn đầu tư dự án.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải giao các cơ quan kiểm tra, xác nhận khối lượng mà nhà đầu tư đã thực hiện, để làm cơ sở bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định.
Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có chiều dài 64 km, quy mô 4 làn xe và nâng cấp 110 km mặt quốc lộ 1 hiện hữu; có tổng đầu tư 12.180 tỷ đồng theo hình thức BOT.
Nhà đầu tư là liên danh 5 doanh nghiệp gồm Liên danh Công ty Đầu tư UDIC - Công ty Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty Đầu tư 468 - Công ty Giao thông xây dựng số 1 - Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà. Liên danh này do Công ty Cổ phần Đầu tư UDIC đứng đầu.
Trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải đã đánh giá năng lực nhà đầu tư dựa trên báo cáo tài chính được kiểm toán. Nhà đầu tư có cam kết cung cấp tín dụng của các ngân hàng: BIDV, Tienphongbank, Vietinbank.
Tuy nhiên, khi triển khai dự án, nhà đầu tư đã vi phạm hợp đồng dự án. Cụ thể, không cung cấp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, không huy động đủ vốn chủ sở hữu vào doanh nghiệp dự án, và không huy động được vốn vay cho dự án.
Bộ Giao thông Vận tải đã nhiều lần kiểm tra, đôn đốc và hỗ trợ nhà đầu tư theo quy định, tuy nhiên đến nay nhà đầu tư vẫn không thể khắc phục. Do vậy, Bộ có 2 văn bản thông báo vi phạm hợp đồng đối với nhà đầu tư.
Về nguồn kinh phí hoàn trả cho nhà đầu tư bị chấm dứt, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai thủ tục chấm dứt hợp đồng và xác định chi phí hoàn trả đối với nhà đầu tư hiện nay. Chi phí thanh toán kiến nghị đưa vào phương án tài chính của dự án và do nhà đầu tư mới được lựa chọn thanh toán.
Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư mới, do hiện nay chưa có hướng dẫn xử lý tình huống thay thế nhà đầu tư sau khi chấm dứt hợp đồng dự án. Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn thủ tục lựa chọn nhà đầu tư trong tình huống này.
Mới đây, liên danh nhà đầu tư này đề xuất chuyển nhượng dự án cho Công ty Xuất nhập Khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) thực hiện. Tuy nhiên, Geleximco cũng chỉ cam kết thu xếp được khoảng 5.800 tỷ đồng/12.180 tỷ đồng tổng vốn đầu tư dự án.