Châu Á lần đầu qua mặt Bắc Mỹ về số triệu phú
Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 2011, châu Á đã vượt qua Bắc Mỹ về số triệu phú - theo kết quả một cuộc điều tra
Lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 2011, châu Á đã vượt qua Bắc Mỹ về số triệu phú - kết quả một cuộc điều tra vừa công bố cho biết.
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo World Wealth Report từ hãng nghiên cứu Capgemini và RBC Wealth Management cho hay, năm ngoái, số triệu phú ở Bắc Mỹ giảm nhẹ còn 3,4 triệu người. Trong khi số triệu phú từ châu Á tăng 1,6%, lên mức hơn 3,4 triệu người.
Trên phạm vi toàn cầu, hiện có khoảng 11 triệu cá nhân có tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên (không tính bất động sản là nơi ở chính của các cá nhân).
Xét ở góc độ từng quốc gia, Mỹ vẫn là nước có nhiều triệu phú nhất. Trong năm 2011, quốc gia này có 3,067 triệu triệu phú. Trong khi đó, Bắc Mỹ là khu vực mà tổng tài sản của các triệu phú là lớn nhất thế giới, với 11,4 nghìn tỷ USD, so với mức tổng tài sản 10,7 nghìn tỷ USD của các triệu phú ở khu vực châu Á.
Những khu vực có số triệu phú tăng mạnh nhất thế giới trong năm qua phải kể tới Trung Đông với mức tăng 2,7%, châu Phi với mức tăng 3,9% và Nam Mỹ với mức tăng 5,4%. Mặc dù vậy, Nam Mỹ cũng mới chỉ có 500.000 triệu phú.
Do ảnh hưởng của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu, số triệu phú của thế giới đi ngang trong năm qua. Tổng giá trị tài sản của giới triệu phú toàn cầu giảm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, với mức giảm 1,7%, còn 42 nghìn tỷ USD.
Nếu xét cả yếu tố lạm phát, thì số triệu phú ở Mỹ đã liên tục giảm trong 5 năm qua. Đây thực sự là một “thập kỷ mất mát” đối với tầng lớp triệu phú ở quốc gia này.
Tầng lớp siêu giàu đã “nghèo” đi trông thấy vì khó khăn kinh tế. Số lượng cá nhân với giá trị tài sản từ 30 triệu USD trở lên đã giảm 2,5% trên phạm vi toàn cầu trong năm qua, so với mức giảm 1% ở tầng lớp những người có tài sản từ 5-10 triệu USD. Trong khi đó, số cá nhân có tài sản từ 1-5 triệu USD tăng 1,1% trên toàn cầu.
Sự suy giảm giá trị tài sản này chủ yếu xuất phát từ thị trường chứng khoán xuống dốc và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng dù sao, 11 triệu triệu phú của thế giới vẫn đang kiểm soát số tài sản còn lớn hơn cả tài sản của 99% dân số Mỹ cộng lại.
Theo các nhà phân tích, năm nay sẽ còn là một năm nhiều thách thức đối với các triệu phú của thế giới vì những bất ổn kinh tế và chính trị, trong đó có cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone.
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo World Wealth Report từ hãng nghiên cứu Capgemini và RBC Wealth Management cho hay, năm ngoái, số triệu phú ở Bắc Mỹ giảm nhẹ còn 3,4 triệu người. Trong khi số triệu phú từ châu Á tăng 1,6%, lên mức hơn 3,4 triệu người.
Trên phạm vi toàn cầu, hiện có khoảng 11 triệu cá nhân có tài sản có thể đầu tư từ 1 triệu USD trở lên (không tính bất động sản là nơi ở chính của các cá nhân).
Xét ở góc độ từng quốc gia, Mỹ vẫn là nước có nhiều triệu phú nhất. Trong năm 2011, quốc gia này có 3,067 triệu triệu phú. Trong khi đó, Bắc Mỹ là khu vực mà tổng tài sản của các triệu phú là lớn nhất thế giới, với 11,4 nghìn tỷ USD, so với mức tổng tài sản 10,7 nghìn tỷ USD của các triệu phú ở khu vực châu Á.
Những khu vực có số triệu phú tăng mạnh nhất thế giới trong năm qua phải kể tới Trung Đông với mức tăng 2,7%, châu Phi với mức tăng 3,9% và Nam Mỹ với mức tăng 5,4%. Mặc dù vậy, Nam Mỹ cũng mới chỉ có 500.000 triệu phú.
Do ảnh hưởng của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu, số triệu phú của thế giới đi ngang trong năm qua. Tổng giá trị tài sản của giới triệu phú toàn cầu giảm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, với mức giảm 1,7%, còn 42 nghìn tỷ USD.
Nếu xét cả yếu tố lạm phát, thì số triệu phú ở Mỹ đã liên tục giảm trong 5 năm qua. Đây thực sự là một “thập kỷ mất mát” đối với tầng lớp triệu phú ở quốc gia này.
Tầng lớp siêu giàu đã “nghèo” đi trông thấy vì khó khăn kinh tế. Số lượng cá nhân với giá trị tài sản từ 30 triệu USD trở lên đã giảm 2,5% trên phạm vi toàn cầu trong năm qua, so với mức giảm 1% ở tầng lớp những người có tài sản từ 5-10 triệu USD. Trong khi đó, số cá nhân có tài sản từ 1-5 triệu USD tăng 1,1% trên toàn cầu.
Sự suy giảm giá trị tài sản này chủ yếu xuất phát từ thị trường chứng khoán xuống dốc và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhưng dù sao, 11 triệu triệu phú của thế giới vẫn đang kiểm soát số tài sản còn lớn hơn cả tài sản của 99% dân số Mỹ cộng lại.
Theo các nhà phân tích, năm nay sẽ còn là một năm nhiều thách thức đối với các triệu phú của thế giới vì những bất ổn kinh tế và chính trị, trong đó có cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone.