Chạy đua “giành” giấy phép xuất khẩu gạo
Còn 2 tháng nữa sẽ đến ngày 1/10/2012, hạn chót để sàng lọc và hạn chế các đầu mối xuất khẩu gạo trong cả nước
Còn 2 tháng nữa sẽ đến ngày 1/10/2012, hạn chót để sàng lọc và hạn chế các đầu mối xuất khẩu gạo trong cả nước, khi đó Việt Nam sẽ chỉ còn lại 100 đầu mối tham gia xuất khẩu với giấy phép 5 năm.
Để có tên trong danh sách 100 đầu mối xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí trong Nghị định 109. Diễn đàn này tạo ra cuộc chạy đua xây dựng cơ sở vật chất giữa các “đại gia” xuất khẩu gạo, còn với các doanh nghiệp nhỏ do tiềm lực yếu tất nhiên bị buộc đứng ngoài cuộc chơi.
Nghị định 109 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu đã có hiệu lực từ 1/1/2011, tuy nhiên đến ngày 1/10/2011, 80 trong tổng số 153 doanh nghiệp vẫn chưa có cơ sở, kho tàng như quy định. Vì vậy, Bộ Công Thương đã đồng ý cấp giấy chứng nhận tạm thời có thời hạn 1 năm, đến hết ngày 30/9/2012.
Nghị định 109/2010 nêu rõ, từ 1/10/2012, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đồng thời, sở hữu ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa và có ít nhất 1 cơ sở xay xát lúa, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn/giờ.
Với khoảng 280 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo thời gian qua, chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu này. Do vậy, không ít doanh nghiệp đang chạy đua xây dựng hệ thống kho chứa mới đạt chuẩn theo Nghị định 109 với hy vọng được cấp giấy phép xuất khẩu gạo thời hạn 5 năm.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, cả nước hiện có trên 150 đầu mối xuất khẩu gạo, bao gồm các doanh nghiệp có giấy phép 1 năm và các doanh nghiệp có giấy phép 5 năm. Đến cuối tháng 9/2012, Chính phủ sẽ khống chế chỉ còn lại 100 đầu mối xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc 50 đầu mối sẽ mặc nhiên bị đào thải.
Như vậy, bài toán đặt ra cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổ điều hành xuất khẩu gạo và các địa phương sẽ phải làm gì để không tạo ra bức xúc lớn cho xã hội. Nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, kinh doanh và Chính phủ đang áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA đã yêu cầu các doanh nghiệp không nên “chạy đua” xây dựng thêm kho chứa mới. Nếu xây dựng mà không sử dụng hết sẽ gây nên khủng hoảng thừa và lãng phí. Nhất là đối với các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao để xây kho, việc đầu tư như vậy là không hiệu quả, dễ dẫn đến thua lỗ.
“Tôi khuyên các doanh nghiệp nên tính toán kỹ lại vấn đề này. Doanh nghiệp không nhất thiết phải xuất khẩu trực tiếp, đôi khi chỉ làm cung ứng mà hiệu quả kinh doanh vẫn tốt hoặc khi có khách hàng thì nên xuất ủy thác”, ông Phong khuyến nghị.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Thành Biên, khi thực hiện Nghị định 109, VFA có đề xuất tiêu chí về kho chứa, công suất xay xát cần tăng lên gấp đôi và các điều kiện khác cũng cao hơn nhằm xây dựng đội ngũ thương nhân xuất khẩu gạo đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
Về chủ trương, Bộ Công Thương hoàn toàn chia sẻ mong muốn của VFA. Bộ đã lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Hiện nay, vẫn chưa có ý kiến chính thức về việc sửa các tiêu chí và sửa đổi Nghị định 109. Ví dụ, VFA đưa ra tiêu chí các hội viên hoặc các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo nếu xuất khẩu không đạt 10 ngàn tấn gạo mỗi năm thì năm sau sẽ bị thu hồi giấy phép.
“Tiêu chí này có thể áp dụng đối với đại đa số hội viên cũ nhưng với những hội viên mới tham gia thị trường, đây là một áp lực rất lớn. Đầu ra hiện nay là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp chứ không nên chủ quan sản xuất ra nhiều gạo, làm thật nhiều kho và nhiều cơ sở xay xát mà không thể xuất khẩu thì rất khó cho doanh nghiệp. Để giải quyết bài toán giữa đầu tư với nhu cầu thị trường, không nên đưa ra tiêu chí quá cao dễ dẫn đến đầu tư tràn lan. Nếu không, sẽ gây lãng phí và tạo gánh nặng trong xã hội”, ông Biên nói.
Ông Biên đề nghị, VFA và các địa phương nên rà soát lại, từ thời điểm ban hành Nghị định 109 đến nay đã xây dựng thêm được bao nhiêu kho và công suất dự trữ lúa gạo tăng lên bao nhiêu? Từ ngày thực hiện giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, lượng kho đã tăng lên có đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về việc xây dựng 4 triệu tấn kho dự trữ lúa gạo?
Ngoài ra, phải rà soát lại các cơ sở xay xát, sấy lúa và các điều kiện khác theo Quyết định 560 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kể từ khi Nghị định 109 ra đời, các cơ sở xây xát tăng công suất bao nhiêu?
Sự phân bổ theo địa phương, các vùng nguyên liệu có phù hợp? Khuyến nghị của các địa phương với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết bài toán này thế nào để vừa đảm bảo năng lực chế biến, năng lực trữ lúa gạo nhưng không để tình trạng đầu tư tràn lan, lãng phí.
“Có doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho để cung ứng và tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị gia tăng hạt gạo còn đa số các doanh nghiệp đầu tư là để có giấy phép 5 năm. Đây là bài toán VFA phải chủ trì để giải quyết một cách bài bản. Bộ Công Thương đã gửi cho các bộ, ngành và địa phương tham gia dự thảo thông tư hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ trong việc duy trì chỉ có 100 đầu mối xuất khẩu gạo trong 5 năm tới”, ông Biên cho biết thêm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Để có tên trong danh sách 100 đầu mối xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí trong Nghị định 109. Diễn đàn này tạo ra cuộc chạy đua xây dựng cơ sở vật chất giữa các “đại gia” xuất khẩu gạo, còn với các doanh nghiệp nhỏ do tiềm lực yếu tất nhiên bị buộc đứng ngoài cuộc chơi.
Nghị định 109 về điều kiện kinh doanh xuất khẩu đã có hiệu lực từ 1/1/2011, tuy nhiên đến ngày 1/10/2011, 80 trong tổng số 153 doanh nghiệp vẫn chưa có cơ sở, kho tàng như quy định. Vì vậy, Bộ Công Thương đã đồng ý cấp giấy chứng nhận tạm thời có thời hạn 1 năm, đến hết ngày 30/9/2012.
Nghị định 109/2010 nêu rõ, từ 1/10/2012, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đồng thời, sở hữu ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn lúa và có ít nhất 1 cơ sở xay xát lúa, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn/giờ.
Với khoảng 280 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu gạo thời gian qua, chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu này. Do vậy, không ít doanh nghiệp đang chạy đua xây dựng hệ thống kho chứa mới đạt chuẩn theo Nghị định 109 với hy vọng được cấp giấy phép xuất khẩu gạo thời hạn 5 năm.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, cả nước hiện có trên 150 đầu mối xuất khẩu gạo, bao gồm các doanh nghiệp có giấy phép 1 năm và các doanh nghiệp có giấy phép 5 năm. Đến cuối tháng 9/2012, Chính phủ sẽ khống chế chỉ còn lại 100 đầu mối xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc 50 đầu mối sẽ mặc nhiên bị đào thải.
Như vậy, bài toán đặt ra cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổ điều hành xuất khẩu gạo và các địa phương sẽ phải làm gì để không tạo ra bức xúc lớn cho xã hội. Nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, kinh doanh và Chính phủ đang áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA đã yêu cầu các doanh nghiệp không nên “chạy đua” xây dựng thêm kho chứa mới. Nếu xây dựng mà không sử dụng hết sẽ gây nên khủng hoảng thừa và lãng phí. Nhất là đối với các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao để xây kho, việc đầu tư như vậy là không hiệu quả, dễ dẫn đến thua lỗ.
“Tôi khuyên các doanh nghiệp nên tính toán kỹ lại vấn đề này. Doanh nghiệp không nhất thiết phải xuất khẩu trực tiếp, đôi khi chỉ làm cung ứng mà hiệu quả kinh doanh vẫn tốt hoặc khi có khách hàng thì nên xuất ủy thác”, ông Phong khuyến nghị.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Thành Biên, khi thực hiện Nghị định 109, VFA có đề xuất tiêu chí về kho chứa, công suất xay xát cần tăng lên gấp đôi và các điều kiện khác cũng cao hơn nhằm xây dựng đội ngũ thương nhân xuất khẩu gạo đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.
Về chủ trương, Bộ Công Thương hoàn toàn chia sẻ mong muốn của VFA. Bộ đã lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này. Hiện nay, vẫn chưa có ý kiến chính thức về việc sửa các tiêu chí và sửa đổi Nghị định 109. Ví dụ, VFA đưa ra tiêu chí các hội viên hoặc các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo nếu xuất khẩu không đạt 10 ngàn tấn gạo mỗi năm thì năm sau sẽ bị thu hồi giấy phép.
“Tiêu chí này có thể áp dụng đối với đại đa số hội viên cũ nhưng với những hội viên mới tham gia thị trường, đây là một áp lực rất lớn. Đầu ra hiện nay là yếu tố quyết định thành bại của doanh nghiệp chứ không nên chủ quan sản xuất ra nhiều gạo, làm thật nhiều kho và nhiều cơ sở xay xát mà không thể xuất khẩu thì rất khó cho doanh nghiệp. Để giải quyết bài toán giữa đầu tư với nhu cầu thị trường, không nên đưa ra tiêu chí quá cao dễ dẫn đến đầu tư tràn lan. Nếu không, sẽ gây lãng phí và tạo gánh nặng trong xã hội”, ông Biên nói.
Ông Biên đề nghị, VFA và các địa phương nên rà soát lại, từ thời điểm ban hành Nghị định 109 đến nay đã xây dựng thêm được bao nhiêu kho và công suất dự trữ lúa gạo tăng lên bao nhiêu? Từ ngày thực hiện giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo, lượng kho đã tăng lên có đáp ứng yêu cầu của Chính phủ về việc xây dựng 4 triệu tấn kho dự trữ lúa gạo?
Ngoài ra, phải rà soát lại các cơ sở xay xát, sấy lúa và các điều kiện khác theo Quyết định 560 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kể từ khi Nghị định 109 ra đời, các cơ sở xây xát tăng công suất bao nhiêu?
Sự phân bổ theo địa phương, các vùng nguyên liệu có phù hợp? Khuyến nghị của các địa phương với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết bài toán này thế nào để vừa đảm bảo năng lực chế biến, năng lực trữ lúa gạo nhưng không để tình trạng đầu tư tràn lan, lãng phí.
“Có doanh nghiệp đầu tư xây dựng kho để cung ứng và tham gia vào chuỗi sản xuất giá trị gia tăng hạt gạo còn đa số các doanh nghiệp đầu tư là để có giấy phép 5 năm. Đây là bài toán VFA phải chủ trì để giải quyết một cách bài bản. Bộ Công Thương đã gửi cho các bộ, ngành và địa phương tham gia dự thảo thông tư hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ trong việc duy trì chỉ có 100 đầu mối xuất khẩu gạo trong 5 năm tới”, ông Biên cho biết thêm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)