Chỉ số giá tiêu dùng hạ nhiệt
Sau khi tăng vọt trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 này đã hạ nhiệt với mức giảm nhẹ
Sau khi tăng vọt trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 này đã hạ nhiệt với mức giảm nhẹ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố chiều 22/3, CPI tháng 3 đã giảm 0,22% so với tháng trước, đưa mức tăng chung của cả quý I/2007 giảm xuống còn 3,02% - một diễn biến nằm trong dự báo trước đó..
Có 6/10 nhóm hàng tính chỉ số CPI đã giảm giá trong tháng này; 4 nhóm hàng còn lại chỉ tăng nhẹ dưới 0,6%.
Cụ thể, giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,42%, Đồ uống và thuốc lá giảm 0,72%, Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,1%...
Điểm nổi bật trong diễn biến giá tiêu dùng tháng này là giá nhóm hàng Phương tiện đi lại và bưu điện tăng mạnh nhất (0,57%). Nguyên nhân chính là do giá bán lẻ xăng trong nước vừa được điều chỉnh vào đầu tháng. Các nhóm hàng còn lại như Dược phẩm - y tế, Giáo dục, Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ, từ 0,06% đến 0,29%.
Những diễn biến trên đều nằm trong dự báo của cơ quan quản lý thị trường trước đó. Mức tăng vọt trong tháng 2 do mùa tiêu dùng Tết Nguyên đán đã chững lại, đặc biệt là nhiều mặt hàng đã bắt đầu giảm giá do giảm thuế theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong tháng này, xu hướng giảm giá của đồng USD so với VND tiếp tục thể hiện khi giảm 0,1%. Ngược lại, giá vàng đã tăng đáng kể trong tháng này, tăng 2,59%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố chiều 22/3, CPI tháng 3 đã giảm 0,22% so với tháng trước, đưa mức tăng chung của cả quý I/2007 giảm xuống còn 3,02% - một diễn biến nằm trong dự báo trước đó..
Có 6/10 nhóm hàng tính chỉ số CPI đã giảm giá trong tháng này; 4 nhóm hàng còn lại chỉ tăng nhẹ dưới 0,6%.
Cụ thể, giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,42%, Đồ uống và thuốc lá giảm 0,72%, Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,1%...
Điểm nổi bật trong diễn biến giá tiêu dùng tháng này là giá nhóm hàng Phương tiện đi lại và bưu điện tăng mạnh nhất (0,57%). Nguyên nhân chính là do giá bán lẻ xăng trong nước vừa được điều chỉnh vào đầu tháng. Các nhóm hàng còn lại như Dược phẩm - y tế, Giáo dục, Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ, từ 0,06% đến 0,29%.
Những diễn biến trên đều nằm trong dự báo của cơ quan quản lý thị trường trước đó. Mức tăng vọt trong tháng 2 do mùa tiêu dùng Tết Nguyên đán đã chững lại, đặc biệt là nhiều mặt hàng đã bắt đầu giảm giá do giảm thuế theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong tháng này, xu hướng giảm giá của đồng USD so với VND tiếp tục thể hiện khi giảm 0,1%. Ngược lại, giá vàng đã tăng đáng kể trong tháng này, tăng 2,59%.