Chính phủ có thể trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng
Ngày 30/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định GDP cả nước nhiều khả năng chỉ tăng 5% trong năm 2009
Ngày 30/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định GDP cả nước nhiều khả năng chỉ tăng 5% trong năm 2009.
Do đó, có thể Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 6,5 % xuống 5%, và điều chỉnh mức bội chi ngân sách từ 4,8% lên khoảng 8% GDP.
Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2009 khai mạc sáng 30/3 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng lần đầu tiên đã thực hiện nối mạng truyền hình trực tuyến với chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp này, theo đánh giá của Chính phủ, trong 3 tháng đầu năm nhiều chỉ tiêu về công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch đều giảm so với kế hoạch do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới. Tăng trưởng GDP trong quý I là 3,1 %, thấp nhất trong nhiều năm qua.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, do thực hiện các biện pháp an sinh xã hội và kích cầu tiêu dùng, nên thu ngân sách trong quý I chỉ bằng 88% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách tăng 4,1%. Nếu GDP năm nay đạt 5% thì giảm thu ngân sách sẽ là 12.000 tỷ đồng - ông Ninh nói.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng, nếu Việt Nam đạt mức tăng 5% trong năm 2009 là đã quá tốt. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tuy không có nhiều ý nghĩa về lý thuyết nhưng sẽ có tác dụng tích cực đối với dự toán ngân sách, chi tiêu của Chính phủ...
Ông cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ tất cả các khoản vay đầu tư kinh doanh từ nay đến hết 2010, thậm chí hỗ trợ dài hơi trong 2 năm. Ngoài ra, với mức lạm phát thực tế thấp hơn dự đoán, đề nghị hạ mức lãi suất cho vay từ 8% hiện nay xuống 6% tạo động lực cho các thành phần kinh tế.
Đề cập tới những giải pháp vực dậy nền kinh tế trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh kiến nghị tăng thu ngân sách bằng cách giãn và dừng các dự án kém hiệu quả, giảm hội họp, mua sắm tài sản. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, như giảm thuế VAT cho ngành sợi, vải, may mặc, vật liệu xây dựng, ôtô xe máy; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa, miễn nộp thuế thu nhập cá nhân cho người thu nhập thấp.
Theo ông Ninh, sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 9 tháng cho những đơn vị có vốn dưới 10 tỷ đồng hoặc số lao động dưới 300 người, giảm 30% thuế cho doanh nghiệp dệt may, da giày, cơ khí... hoặc giãn thời gian hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Do đó, có thể Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 6,5 % xuống 5%, và điều chỉnh mức bội chi ngân sách từ 4,8% lên khoảng 8% GDP.
Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2009 khai mạc sáng 30/3 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các phó thủ tướng lần đầu tiên đã thực hiện nối mạng truyền hình trực tuyến với chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp này, theo đánh giá của Chính phủ, trong 3 tháng đầu năm nhiều chỉ tiêu về công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch đều giảm so với kế hoạch do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới. Tăng trưởng GDP trong quý I là 3,1 %, thấp nhất trong nhiều năm qua.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, do thực hiện các biện pháp an sinh xã hội và kích cầu tiêu dùng, nên thu ngân sách trong quý I chỉ bằng 88% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách tăng 4,1%. Nếu GDP năm nay đạt 5% thì giảm thu ngân sách sẽ là 12.000 tỷ đồng - ông Ninh nói.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng, nếu Việt Nam đạt mức tăng 5% trong năm 2009 là đã quá tốt. Việc điều chỉnh chỉ tiêu tuy không có nhiều ý nghĩa về lý thuyết nhưng sẽ có tác dụng tích cực đối với dự toán ngân sách, chi tiêu của Chính phủ...
Ông cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ tất cả các khoản vay đầu tư kinh doanh từ nay đến hết 2010, thậm chí hỗ trợ dài hơi trong 2 năm. Ngoài ra, với mức lạm phát thực tế thấp hơn dự đoán, đề nghị hạ mức lãi suất cho vay từ 8% hiện nay xuống 6% tạo động lực cho các thành phần kinh tế.
Đề cập tới những giải pháp vực dậy nền kinh tế trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh kiến nghị tăng thu ngân sách bằng cách giãn và dừng các dự án kém hiệu quả, giảm hội họp, mua sắm tài sản. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, như giảm thuế VAT cho ngành sợi, vải, may mặc, vật liệu xây dựng, ôtô xe máy; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa, miễn nộp thuế thu nhập cá nhân cho người thu nhập thấp.
Theo ông Ninh, sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 9 tháng cho những đơn vị có vốn dưới 10 tỷ đồng hoặc số lao động dưới 300 người, giảm 30% thuế cho doanh nghiệp dệt may, da giày, cơ khí... hoặc giãn thời gian hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho doanh nghiệp nhập khẩu.