Quốc hội chấp nhận hạ chỉ tiêu tăng GDP năm nay
Các đại biểu Quốc hội đã chấp nhận điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 xuống còn 7%
Sau 24 ngày làm việc, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã thảo luận nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, thông qua một số nghị quyết quan trọng - trong đó có nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, 11 dự luật và cho ý kiến về 7 dự án luật khác.
Chiều 3/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về một số vấn đề kinh tế - xã hội 2008 trong tình hình mới (với 95,54% số đại biểu tán thành) và bế mạc kỳ họp.
Theo nghị quyết, “qua 5 tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội đã xuất hiện nhiều khó khăn, yếu kém. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại, lạm phát tiếp tục tăng cao, vượt xa dự báo của cơ quan chức năng. Cùng với đó là thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động và xuất hiện những yếu tố bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, nhất là người có thu nhập thấp”.
Quốc hội cho rằng tình hình trên đã tác động nhất định đến tư tưởng và tâm lý xã hội, tâm lý của nhà đầu tư và các doanh nghiệp về sự ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, sau khi Chính phủ trình phương án điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của năm 2008, các đại biểu Quốc hội đã chấp nhận điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 8,5 - 9% xuống còn 7%.
Về lý do chọn mức tăng trưởng 7% của năm nay, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong bối cảnh lạm phát tăng cao cùng với những khó khăn của thị trường tài chính tiền tệ, bệnh dịch…, mục tiêu tăng 8,5 - 9% là khó có thể đạt được. Bởi vậy, Chính phủ đã giao Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với các tổ chức quốc tế tính toán các khả năng điều chỉnh tốc độ tăng trưởng và kết quả có ba kịch bản: 7,2%, 7,6% và 6,7%. Sau khi nghiên cứu, phân tích kỹ, Chính phủ đã chọn trình Quốc hội phương án 7%.
Ngoài ra, nghị quyết của Quốc hội cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá phục vụ nhân dân; tất cả các bộ ngành, địa phương phải phối hợp đồng bộ và có biện pháp cụ thể trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng, tránh gây biến động thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, đạt bằng được mục tiêu giảm nhập siêu. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, tung tin thất thiệt nhằm gây rối thị trường để trục lợi.
Sau khi các đại biểu biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói trong những tháng còn lại của 2008, Chính phủ và nhân dân phải phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu.
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, Chính phủ cần chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành để thực hiện tốt những mục tiêu đề ra, trong đó tập trung vào 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng còn lại.
Đồng thời, Chính phủ cần cũng cần chủ động và làm tốt hơn nữa công tác dự báo thị trường để có chính sách linh hoạt, phát hiện kịp thời các biến động của kinh tế xã hội để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, thời gian tới Chính phủ và các bộ, ngành cần đẩy mạnh việc cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp để vừa kiềm chế lạm phát, giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng, vừa bảo đảm an sinh xã hội, không gây ách tắc sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương thực hiện cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án đầu tư kém hiệu quả, rà lại và kiểm soát hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bảo đảm đúng định hướng. Các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm chỉnh chấp hành tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.
Chiều 3/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về một số vấn đề kinh tế - xã hội 2008 trong tình hình mới (với 95,54% số đại biểu tán thành) và bế mạc kỳ họp.
Theo nghị quyết, “qua 5 tháng đầu năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội đã xuất hiện nhiều khó khăn, yếu kém. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có biểu hiện chậm lại, lạm phát tiếp tục tăng cao, vượt xa dự báo của cơ quan chức năng. Cùng với đó là thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động và xuất hiện những yếu tố bất lợi, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, nhất là người có thu nhập thấp”.
Quốc hội cho rằng tình hình trên đã tác động nhất định đến tư tưởng và tâm lý xã hội, tâm lý của nhà đầu tư và các doanh nghiệp về sự ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, sau khi Chính phủ trình phương án điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của năm 2008, các đại biểu Quốc hội đã chấp nhận điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 8,5 - 9% xuống còn 7%.
Về lý do chọn mức tăng trưởng 7% của năm nay, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong bối cảnh lạm phát tăng cao cùng với những khó khăn của thị trường tài chính tiền tệ, bệnh dịch…, mục tiêu tăng 8,5 - 9% là khó có thể đạt được. Bởi vậy, Chính phủ đã giao Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phối hợp với các tổ chức quốc tế tính toán các khả năng điều chỉnh tốc độ tăng trưởng và kết quả có ba kịch bản: 7,2%, 7,6% và 6,7%. Sau khi nghiên cứu, phân tích kỹ, Chính phủ đã chọn trình Quốc hội phương án 7%.
Ngoài ra, nghị quyết của Quốc hội cũng nhấn mạnh, trong thời gian tới, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá phục vụ nhân dân; tất cả các bộ ngành, địa phương phải phối hợp đồng bộ và có biện pháp cụ thể trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng, tránh gây biến động thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, đạt bằng được mục tiêu giảm nhập siêu. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, tung tin thất thiệt nhằm gây rối thị trường để trục lợi.
Sau khi các đại biểu biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói trong những tháng còn lại của 2008, Chính phủ và nhân dân phải phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu.
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, Chính phủ cần chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành để thực hiện tốt những mục tiêu đề ra, trong đó tập trung vào 12 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng còn lại.
Đồng thời, Chính phủ cần cũng cần chủ động và làm tốt hơn nữa công tác dự báo thị trường để có chính sách linh hoạt, phát hiện kịp thời các biến động của kinh tế xã hội để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh, thời gian tới Chính phủ và các bộ, ngành cần đẩy mạnh việc cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp để vừa kiềm chế lạm phát, giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng, vừa bảo đảm an sinh xã hội, không gây ách tắc sản xuất, kinh doanh.
Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương thực hiện cắt giảm, đình hoãn những công trình, dự án đầu tư kém hiệu quả, rà lại và kiểm soát hoạt động đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bảo đảm đúng định hướng. Các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm chỉnh chấp hành tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên.