Chính phủ kiến tạo, khi “Nhà nước như một doanh nghiệp”
“Chính phủ kiến tạo” là cụm từ được nhắc đến dày đặc từ đầu đến cuối một buổi toạ đàm chiều 12/1
Chính phủ mới đã bắt đầu tạo lập được niềm tin với thông điệp và nỗ lực cải cách, đã xắn tay áo vào một số việc, nhưng khoảng cách để thành Chính phủ kiến tạo thì còn khá xa.
Nhận định này được TS. Võ Trí Thành đưa ra tại buổi toạ đàm “Kinh tế 2017 và sinh khí mới từ Chính phủ kiến tạo”, diễn ra tại Thời báo Kinh tế Việt Nam chiều 12/1.
4 chiều cạnh quan trọng
“Chính phủ kiến tạo” là cụm từ được nhắc đến dày đặc từ đầu đến cuối buổi toạ đàm.
Một trong ba vị đồng chủ trì - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc - nhấn mạnh những từ khoá mà theo ông là quan trọng của năm 2016: Chính phủ kiến tạo, quốc gia khởi nghiệp.
Ông Võ Trí Thành nói, khái niệm kiến tạo không mới và thực ra cũng không phải Chính phủ mới là người đầu tiên nêu ra, mà trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã nói, nhưng bây giờ nhấn mạnh nhiều hơn.
Ông Thành cũng cho rằng nếu hiểu kiến tạo là tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân từ khởi sự đến làm ăn thuận lợi, thì có lẽ chưa đầy đủ.
Mà, nội hàm kiến tạo có nhiều chiều cạnh. Đầu tiên, Chính phủ kiến tạo thì bản thân phải đủ năng lực, đủ minh bạch, đủ khả năng giải trình. Hai là có đủ khả năng tạo ra tầm nhìn tốt và chính sách tốt. Chính sách tốt gồm từ tư duy, tầm nhìn, thiết kế thực thi, và như vậy phải rất chuyên nghiệp.
“Việt Nam nói về ý tưởng thì nhiều nhưng thiết kế chưa chuyên nghiệp, phải nói rất thật như vậy”, ông Thành nhận xét.
Thứ ba, một Chính phủ kiến tạo theo ông Thành là Chính phủ tương tác thân thiện với xã hội, người dân, với thị tường và doanh nghiêp với sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Cuối cùng, Chính phủ kiến tạo là biết tạo ra và chia sẻ sự phát triển.
Đó là 4 chiều cạnh quan trọng nhất của Chính phủ kiến tạo, ông Thành khái quát.
Nếu nhìn vào các chiều cạnh như trên, TS. Võ Trí Thành cho rằng, đã có những điều có thể rất hài lòng với Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng còn nhiều điều vẫn ở trong kỳ vọng.
Ông nhận xét: “Chính phủ mới cần thời gian để hoàn thiện mình, để thử thách, trải nghiệm và tương tác với xung quanh, nhưng đã bắt đầu tạo lập được niềm tin với thông điệp về cải cách và nỗ lực cải cách, đã xắn tay áo vào một số việc, dù nhìn tổng thể vào 4 chiều cạnh như đã nói trên thì khoảng cách để được một Chính phủ kiến tạo - dù tương đối - còn khá xa”.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc bình luận, khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu trong bài viết ngày 1/1/ 2014. Sau này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Chính phủ kiến tạo có lẽ là muốn nhấn mạnh ở khâu điều hành. Một số vị chuyên gia cũng đồng tình với ông Lộc.
Tiếp nhận không dễ
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói, khái niệm “nhà nước kiến tạo” thì trên thế giới không có gì mới, nhưng còn ở Việt Nam, về mặt chính danh thì đúng như ông Lộc nói, là lần đầu tiên được nêu trong thông điệp đầu năm 2014 của người đứng đầu Chính phủ khi đó.
Ông Tuyển nói thêm, thế giới hiện đang chuyển đổi khái niệm từ nhà nước chỉ huy sang nhà nước kiến tạo. “Tôi nói thật, Việt Nam tiếp nhận được cụm từ này không dễ. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể với tôi là khi chuẩn bị báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ 11, ông có dùng “nhà nước kiến tạo” nhưng chưa được đồng ý nên đã đổi thành “nhà nước tạo dựng”. Quá trình tiếp nhận ở Việt Nam không dễ dàng gì”, ông Tuyển chia sẻ.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung cho biết, đã từng được nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh giao nghiên cứu về Chính phủ kiến tạo.
Ông kể: “Tìm thuật ngữ tiếng Anh chuyển tải đủ nghĩa thì rất khó, nhưng tôi nghiên cứu thì tôi thấy cần phải thay đổi triết lý quản lý Nhà nước. Nhà nước như một doanh nghiệp, khi đó tất cả dịch vụ của Nhà nước là hàng hoá, và anh phải cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp tốt nhất. Đó là nguyên tắc áp dụng quản lý doanh nghiệp vào điều hành Chính phủ”.
“Tôi nghĩ, chúng ta phải tương kế tựu kế, từ một thông điệp chính trị phù hợp cần giải nghĩa để áp dụng vào Việt Nam được. Tôi muốn giải nghĩa thế này: quản lý Nhà nước phải vì phát triển, phục vụ phát triển và đáp ứng yêu cầu phát triển, chứ không phải Nhà nước có năng lực đến đâu thì quản đến đó, nếu được như vậy thì có thể những điểm nghẽn lại thành cơ hội phát triển”, ông Cung bày tỏ.
Tiếp tục giải nghĩa, Viện trưởng CIEM nói, khi nhìn vào doanh nghiệp thì mọi sự dựa trên kết quả chứ không phải dựa trên đầu vào, như vậy mọi công việc của Nhà nước phải đánh giá trên hiệu quả.
Tiếp theo, dịch vụ hành chính, những thứ “hành là chính” phải thay đổi. Khi Nhà nước coi doanh nghiệp là đối tác đồng hành thì một vân đề xuất hiện thì nhà nước phải đến ngay xem nó là cái gì để cùng doanh nghiệp và các bên tháo gỡ.
“Tôi muốn giải nghĩa như thế, để tháo bỏ ách tắc trong quản lý Nhà nước hiện nay, hơn là bàn lý thuyết”, ông Cung nói.
Nhận định này được TS. Võ Trí Thành đưa ra tại buổi toạ đàm “Kinh tế 2017 và sinh khí mới từ Chính phủ kiến tạo”, diễn ra tại Thời báo Kinh tế Việt Nam chiều 12/1.
4 chiều cạnh quan trọng
“Chính phủ kiến tạo” là cụm từ được nhắc đến dày đặc từ đầu đến cuối buổi toạ đàm.
Một trong ba vị đồng chủ trì - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc - nhấn mạnh những từ khoá mà theo ông là quan trọng của năm 2016: Chính phủ kiến tạo, quốc gia khởi nghiệp.
Ông Võ Trí Thành nói, khái niệm kiến tạo không mới và thực ra cũng không phải Chính phủ mới là người đầu tiên nêu ra, mà trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã nói, nhưng bây giờ nhấn mạnh nhiều hơn.
Ông Thành cũng cho rằng nếu hiểu kiến tạo là tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân từ khởi sự đến làm ăn thuận lợi, thì có lẽ chưa đầy đủ.
Mà, nội hàm kiến tạo có nhiều chiều cạnh. Đầu tiên, Chính phủ kiến tạo thì bản thân phải đủ năng lực, đủ minh bạch, đủ khả năng giải trình. Hai là có đủ khả năng tạo ra tầm nhìn tốt và chính sách tốt. Chính sách tốt gồm từ tư duy, tầm nhìn, thiết kế thực thi, và như vậy phải rất chuyên nghiệp.
“Việt Nam nói về ý tưởng thì nhiều nhưng thiết kế chưa chuyên nghiệp, phải nói rất thật như vậy”, ông Thành nhận xét.
Thứ ba, một Chính phủ kiến tạo theo ông Thành là Chính phủ tương tác thân thiện với xã hội, người dân, với thị tường và doanh nghiêp với sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Cuối cùng, Chính phủ kiến tạo là biết tạo ra và chia sẻ sự phát triển.
Đó là 4 chiều cạnh quan trọng nhất của Chính phủ kiến tạo, ông Thành khái quát.
Nếu nhìn vào các chiều cạnh như trên, TS. Võ Trí Thành cho rằng, đã có những điều có thể rất hài lòng với Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng còn nhiều điều vẫn ở trong kỳ vọng.
Ông nhận xét: “Chính phủ mới cần thời gian để hoàn thiện mình, để thử thách, trải nghiệm và tương tác với xung quanh, nhưng đã bắt đầu tạo lập được niềm tin với thông điệp về cải cách và nỗ lực cải cách, đã xắn tay áo vào một số việc, dù nhìn tổng thể vào 4 chiều cạnh như đã nói trên thì khoảng cách để được một Chính phủ kiến tạo - dù tương đối - còn khá xa”.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc bình luận, khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” đã được nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu trong bài viết ngày 1/1/ 2014. Sau này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói Chính phủ kiến tạo có lẽ là muốn nhấn mạnh ở khâu điều hành. Một số vị chuyên gia cũng đồng tình với ông Lộc.
Tiếp nhận không dễ
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói, khái niệm “nhà nước kiến tạo” thì trên thế giới không có gì mới, nhưng còn ở Việt Nam, về mặt chính danh thì đúng như ông Lộc nói, là lần đầu tiên được nêu trong thông điệp đầu năm 2014 của người đứng đầu Chính phủ khi đó.
Ông Tuyển nói thêm, thế giới hiện đang chuyển đổi khái niệm từ nhà nước chỉ huy sang nhà nước kiến tạo. “Tôi nói thật, Việt Nam tiếp nhận được cụm từ này không dễ. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể với tôi là khi chuẩn bị báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ 11, ông có dùng “nhà nước kiến tạo” nhưng chưa được đồng ý nên đã đổi thành “nhà nước tạo dựng”. Quá trình tiếp nhận ở Việt Nam không dễ dàng gì”, ông Tuyển chia sẻ.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung cho biết, đã từng được nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh giao nghiên cứu về Chính phủ kiến tạo.
Ông kể: “Tìm thuật ngữ tiếng Anh chuyển tải đủ nghĩa thì rất khó, nhưng tôi nghiên cứu thì tôi thấy cần phải thay đổi triết lý quản lý Nhà nước. Nhà nước như một doanh nghiệp, khi đó tất cả dịch vụ của Nhà nước là hàng hoá, và anh phải cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp tốt nhất. Đó là nguyên tắc áp dụng quản lý doanh nghiệp vào điều hành Chính phủ”.
“Tôi nghĩ, chúng ta phải tương kế tựu kế, từ một thông điệp chính trị phù hợp cần giải nghĩa để áp dụng vào Việt Nam được. Tôi muốn giải nghĩa thế này: quản lý Nhà nước phải vì phát triển, phục vụ phát triển và đáp ứng yêu cầu phát triển, chứ không phải Nhà nước có năng lực đến đâu thì quản đến đó, nếu được như vậy thì có thể những điểm nghẽn lại thành cơ hội phát triển”, ông Cung bày tỏ.
Tiếp tục giải nghĩa, Viện trưởng CIEM nói, khi nhìn vào doanh nghiệp thì mọi sự dựa trên kết quả chứ không phải dựa trên đầu vào, như vậy mọi công việc của Nhà nước phải đánh giá trên hiệu quả.
Tiếp theo, dịch vụ hành chính, những thứ “hành là chính” phải thay đổi. Khi Nhà nước coi doanh nghiệp là đối tác đồng hành thì một vân đề xuất hiện thì nhà nước phải đến ngay xem nó là cái gì để cùng doanh nghiệp và các bên tháo gỡ.
“Tôi muốn giải nghĩa như thế, để tháo bỏ ách tắc trong quản lý Nhà nước hiện nay, hơn là bàn lý thuyết”, ông Cung nói.