Chính phủ “sợ” Quốc hội là “rất may”!
Nhận xét của Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ
Chia sẻ với phóng viên nghị trường tại cuộc tọa đàm “Trách nhiệm của báo chí với xã hội thông qua phản ánh hoạt động của Quốc hội”, TS. Nguyễn Sỹ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội hóm hỉnh nhận xét: Chính phủ mình rất “sợ” Quốc hội.
Và, theo ông thì đây là điều “rất may”, bởi hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội thông thường được đo chính bằng mức độ “sợ” Quốc hội của Chính phủ.
Bàn sâu hơn về chức năng giám sát của Quốc hội, ông Dũng phân tích, bản chất của giám sát là áp đặt chế độ trách nhiệm và quan trọng là kiểm soát quyền lực hành pháp, bởi “Quốc hội không thể phạt tiền hay bỏ tù ai được”.
“Nhiều ý kiến chê hoạt động giám sát ở Việt Nam, nhưng cá nhân tôi thấy giám sát của Quốc hội rất hiệu quả, Chính phủ luôn cân nhắc nên hành động thế nào, bởi không khéo thì sẽ bị Quốc hội “choảng” cho. Nhiều bộ trưởng cũng sợ không khéo ra Quốc hội người ta chất vấn”, ông Dũng bày tỏ quan điểm.
Liên quan đến chủ đề của cuộc tọa đàm, câu hỏi được đặt ra là phóng viên nên phản ánh hoạt động của Quốc hội như thế nào cho hiệu quả hơn, trong bối cảnh việc lấy ý kiến nhân dân và báo chí vào các dự thảo luật còn khá hình thức. Thậm chí, ngay cả việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội khi hoàn thiện dự án luật cũng còn ý kiến nhiều chiều.
Khẳng định ở Việt Nam, tất cả các thay đổi chính sách đều bị tác động nhiều nhất bởi truyền thông, ông Dũng nêu ví dụ: cách đây không lâu có khoảng 10 ngàn công nhân biểu tình về điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội, dù quy định tại điều này là nhằm đảm bảo an sinh tốt hơn cho người lao động.
Nhưng ngay sau khi báo chí đưa tin thì lãnh đạo cơ quan chức năng đã có ý định đề nghị sửa điều 60 này, dù luật còn chưa có hiệu lực, đó chính là do tác động của truyền thông,
Vì thế, việc đưa tin như thế nào, sử dụng quyền lực thứ tư như thế nào để xã hội tốt đẹp hơn, phụ thuộc vào trình độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của nhà báo nghị trường rất nhiều, ông Dũng nói.
Và, theo ông thì đây là điều “rất may”, bởi hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội thông thường được đo chính bằng mức độ “sợ” Quốc hội của Chính phủ.
Bàn sâu hơn về chức năng giám sát của Quốc hội, ông Dũng phân tích, bản chất của giám sát là áp đặt chế độ trách nhiệm và quan trọng là kiểm soát quyền lực hành pháp, bởi “Quốc hội không thể phạt tiền hay bỏ tù ai được”.
“Nhiều ý kiến chê hoạt động giám sát ở Việt Nam, nhưng cá nhân tôi thấy giám sát của Quốc hội rất hiệu quả, Chính phủ luôn cân nhắc nên hành động thế nào, bởi không khéo thì sẽ bị Quốc hội “choảng” cho. Nhiều bộ trưởng cũng sợ không khéo ra Quốc hội người ta chất vấn”, ông Dũng bày tỏ quan điểm.
Liên quan đến chủ đề của cuộc tọa đàm, câu hỏi được đặt ra là phóng viên nên phản ánh hoạt động của Quốc hội như thế nào cho hiệu quả hơn, trong bối cảnh việc lấy ý kiến nhân dân và báo chí vào các dự thảo luật còn khá hình thức. Thậm chí, ngay cả việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội khi hoàn thiện dự án luật cũng còn ý kiến nhiều chiều.
Khẳng định ở Việt Nam, tất cả các thay đổi chính sách đều bị tác động nhiều nhất bởi truyền thông, ông Dũng nêu ví dụ: cách đây không lâu có khoảng 10 ngàn công nhân biểu tình về điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội, dù quy định tại điều này là nhằm đảm bảo an sinh tốt hơn cho người lao động.
Nhưng ngay sau khi báo chí đưa tin thì lãnh đạo cơ quan chức năng đã có ý định đề nghị sửa điều 60 này, dù luật còn chưa có hiệu lực, đó chính là do tác động của truyền thông,
Vì thế, việc đưa tin như thế nào, sử dụng quyền lực thứ tư như thế nào để xã hội tốt đẹp hơn, phụ thuộc vào trình độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của nhà báo nghị trường rất nhiều, ông Dũng nói.