Chủ tịch FED gửi thông điệp cứng rắn đến Tổng thống Trump
Giới chuyên gia cho rằng thông điệp này có thể ảnh hưởng xấu đến cơ hội có thêm một nhiệm kỳ nữa của bà Yellen
Trong bài phát biểu tại hội nghị ngân hàng trung ương thường niên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Jackson Hole vào ngày thứ Sáu, Chủ tịch FED Janet Yellen đã gửi một thông điệp cứng rắn đến Tổng thống Donald Trump.
Theo hãng tin Bloomberg, bằng cách bảo vệ những quy chế giám sát tài chính chặt chẽ được áp dụng suốt gần 1 thập kỷ qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bà Yellen tự “cách ly” khỏi lời kêu gọi nới lỏng quy chế của ông Trump - người sẽ quyết định bà có tiếp tục nắm giữ thêm một nhiệm kỳ Chủ tịch FED nữa hay không.
Trong bài phát biểu thu hút sự chú ý lớn của giới tài chính toàn cầu, bà Yellen, người sẽ hết nhiệm kỳ Chủ tịch FED đầu tiên vào tháng 2/2018, lập luận rằng các quy chế giám sát tài chính hậu khủng hoảng đã làm cho hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, bất kỳ hành động nào nhằm nới lỏng những quy chế này cũng chỉ nên ở mức “khiêm tốn”, bà Yellen nói.
“Có vẻ bà Yellen gửi đi một thông điệp rằng nếu ông Trump muốn tái bổ nhiệm bà vào ghế Chủ tịch FED, thì ông ấy cần biết rằng điều đó đồng nghĩa với lựa chọn một người không đồng tình với quan điểm của ông về quy chế giám sát ngành tài chính”, ông Ian Katz, nhà phân tích thuộc Capital Alpha Partners, nhận định. “Nói cách khác là: ‘Nếu ông cần tôi, thì đây là thứ mà ông nhận được’”.
Ông Trump từng nói sẽ xem xét tái bổ nhiệm bà Yellen, 71 tuổi, vào vị trí đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế được hãng tin Bloomberg khảo sát ý kiến không cho rằng điều này sẽ xảy ra. Hồi tháng 7, ông Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng cố vấn kinh tế cấp cao của ông là ông Gary Cohn cùng với 2-3 nhân vật khác cũng sẽ chạy đua vào ghế Chủ tịch FED.
Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống vào năm 2016, ông Trump đã liên tục chỉ trích hệ thống quy chế giám sát được thông qua vào năm 2010 trong đạo luật mang tên Dodd-Frank Act. Ông cho rằng những quy chế này gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế Mỹ bởi khiến các ngân hàng ngần ngại cấp vốn vay cho những khách hàng đáng tin cậy.
“Chúng tôi sẽ chống lại tất cả các phương diện của Dodd-Frank”, ông Cohn - người hiện là Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng và từng là một Chủ tịch của ngân hàng Goldman Sachs - nói với Bloomberg.
Dù không đề cập đến tên của đạo luật trên, bà Yellen nói nhiều thay đổi mà đạo luật này khởi xướng đã giúp hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn. “Các nghiên cứu cho thấy rằng những cải cách then chốt mà chúng ta theo đuổi đã thúc đẩy mạnh mẽ sự vững vàng của hệ thống mà không hề hạn chế sự sẵn có của nguồn vốn tín dụng hay tăng trưởng kinh tế”, bà nói.
Bà Yellen cũng thừa nhận rằng các quy chế giám sát chặt chẽ đã cản trở việc cấp vốn tín dụng cho một số người mua nhà và các doanh nghiệp nhỏ, cũng như ảnh hưởng bất lợi đến tính thanh khoản trên thị trường tài chính. Bà tuyên bố sẵn sàng cải cách những quy định còn hạn chế để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Tuy vậy, bà bác bỏ quan điểm nới lỏng quy chế trên diện rộng mà ông Trump có vẻ theo đuổi. “Bất kỳ sự điều chỉnh quy chế nào cũng cần phải khiêm tốn và củng cố được sự vững vàng của các ngân hàng lớn - sự vững vàng đã có được nhờ cải cách trong những năm qua”, bà nói.
Quan điểm này của bà Yellen nhận được sự ủng hộ của ông Robert Nichols, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà ngân hàng Mỹ. “Yellen nói đúng. Chúng ta không nên làm tổn hại đến những thành quả đã đạt được, nhưng chúng ta cũng nên sẵn sàng khắc phục những điểm không mang lại hiệu quả”, ông Nichols viết trên mạng xã hội Twitter.
“FED đang gửi đi một thông điệp rộng rãi, có mục đích và mạnh mẽ rằng họ gần như chẳng đồng tình với điểm nào mà chính quyền [Tổng thống Trump] mong muốn” về nới lỏng quy chế giám sát tài chính - ông Karen Shaw Petrou, nhà phân tích thuộc Federal Finacial Analytics, nhận xét.
Giới chuyên gia cho rằng thông điệp này có thể ảnh hưởng xấu đến cơ hội có thêm một nhiệm kỳ nữa của bà Yellen.
“Quyết định của bà Yellen về bảo vệ các quy chế giám sát sẽ làm lợi cho những người trong chính quyền Trump không muốn bà ấy được tái bổ nhiệm”, bà Krishna Guha, Phó chủ tịch của Evercore ISI, nhận định. “Trump không có mâu thuẫn gì với bà Yellen, ít nhất là đến lúc này, về chính sách tiền tệ, nhưng hai người họ có quan điểm rất khác nhau về quy chế giám sát”.
Theo hãng tin Bloomberg, bằng cách bảo vệ những quy chế giám sát tài chính chặt chẽ được áp dụng suốt gần 1 thập kỷ qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bà Yellen tự “cách ly” khỏi lời kêu gọi nới lỏng quy chế của ông Trump - người sẽ quyết định bà có tiếp tục nắm giữ thêm một nhiệm kỳ Chủ tịch FED nữa hay không.
Trong bài phát biểu thu hút sự chú ý lớn của giới tài chính toàn cầu, bà Yellen, người sẽ hết nhiệm kỳ Chủ tịch FED đầu tiên vào tháng 2/2018, lập luận rằng các quy chế giám sát tài chính hậu khủng hoảng đã làm cho hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn mà không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bởi vậy, bất kỳ hành động nào nhằm nới lỏng những quy chế này cũng chỉ nên ở mức “khiêm tốn”, bà Yellen nói.
“Có vẻ bà Yellen gửi đi một thông điệp rằng nếu ông Trump muốn tái bổ nhiệm bà vào ghế Chủ tịch FED, thì ông ấy cần biết rằng điều đó đồng nghĩa với lựa chọn một người không đồng tình với quan điểm của ông về quy chế giám sát ngành tài chính”, ông Ian Katz, nhà phân tích thuộc Capital Alpha Partners, nhận định. “Nói cách khác là: ‘Nếu ông cần tôi, thì đây là thứ mà ông nhận được’”.
Ông Trump từng nói sẽ xem xét tái bổ nhiệm bà Yellen, 71 tuổi, vào vị trí đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế được hãng tin Bloomberg khảo sát ý kiến không cho rằng điều này sẽ xảy ra. Hồi tháng 7, ông Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng cố vấn kinh tế cấp cao của ông là ông Gary Cohn cùng với 2-3 nhân vật khác cũng sẽ chạy đua vào ghế Chủ tịch FED.
Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống vào năm 2016, ông Trump đã liên tục chỉ trích hệ thống quy chế giám sát được thông qua vào năm 2010 trong đạo luật mang tên Dodd-Frank Act. Ông cho rằng những quy chế này gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế Mỹ bởi khiến các ngân hàng ngần ngại cấp vốn vay cho những khách hàng đáng tin cậy.
“Chúng tôi sẽ chống lại tất cả các phương diện của Dodd-Frank”, ông Cohn - người hiện là Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng và từng là một Chủ tịch của ngân hàng Goldman Sachs - nói với Bloomberg.
Dù không đề cập đến tên của đạo luật trên, bà Yellen nói nhiều thay đổi mà đạo luật này khởi xướng đã giúp hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn. “Các nghiên cứu cho thấy rằng những cải cách then chốt mà chúng ta theo đuổi đã thúc đẩy mạnh mẽ sự vững vàng của hệ thống mà không hề hạn chế sự sẵn có của nguồn vốn tín dụng hay tăng trưởng kinh tế”, bà nói.
Bà Yellen cũng thừa nhận rằng các quy chế giám sát chặt chẽ đã cản trở việc cấp vốn tín dụng cho một số người mua nhà và các doanh nghiệp nhỏ, cũng như ảnh hưởng bất lợi đến tính thanh khoản trên thị trường tài chính. Bà tuyên bố sẵn sàng cải cách những quy định còn hạn chế để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Tuy vậy, bà bác bỏ quan điểm nới lỏng quy chế trên diện rộng mà ông Trump có vẻ theo đuổi. “Bất kỳ sự điều chỉnh quy chế nào cũng cần phải khiêm tốn và củng cố được sự vững vàng của các ngân hàng lớn - sự vững vàng đã có được nhờ cải cách trong những năm qua”, bà nói.
Quan điểm này của bà Yellen nhận được sự ủng hộ của ông Robert Nichols, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà ngân hàng Mỹ. “Yellen nói đúng. Chúng ta không nên làm tổn hại đến những thành quả đã đạt được, nhưng chúng ta cũng nên sẵn sàng khắc phục những điểm không mang lại hiệu quả”, ông Nichols viết trên mạng xã hội Twitter.
“FED đang gửi đi một thông điệp rộng rãi, có mục đích và mạnh mẽ rằng họ gần như chẳng đồng tình với điểm nào mà chính quyền [Tổng thống Trump] mong muốn” về nới lỏng quy chế giám sát tài chính - ông Karen Shaw Petrou, nhà phân tích thuộc Federal Finacial Analytics, nhận xét.
Giới chuyên gia cho rằng thông điệp này có thể ảnh hưởng xấu đến cơ hội có thêm một nhiệm kỳ nữa của bà Yellen.
“Quyết định của bà Yellen về bảo vệ các quy chế giám sát sẽ làm lợi cho những người trong chính quyền Trump không muốn bà ấy được tái bổ nhiệm”, bà Krishna Guha, Phó chủ tịch của Evercore ISI, nhận định. “Trump không có mâu thuẫn gì với bà Yellen, ít nhất là đến lúc này, về chính sách tiền tệ, nhưng hai người họ có quan điểm rất khác nhau về quy chế giám sát”.