Chưa có quyết định truy thu thuế Honda Việt Nam
Lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nội nói chưa ký quyết định gì về việc truy thu thuế 160 triệu USD đối với công ty Honda Việt Nam
Chiều 30/8, trong cuộc trao đổi với VnEconomy, Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội Nguyễn Văn Trường khẳng định, Cục chưa ký quyết định gì về việc truy thu thuế 160 triệu USD (tương đương 3.340 tỷ đồng) đối với công ty Honda Việt Nam (HVN).
Cục trưởng Nguyễn Văn Trường cho biết, về tình hình thực hiện quy định thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ôtô trong thời gian qua thì từ tháng 5/2010 đến nay, Bộ Tài chính, mà cục thể là Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện ôtô đồng bộ hoặc không đồng bộ khai báo là nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp ôtô đảm bảo các điều kiện trên để được phân loại, tính thuế nhập khẩu theo linh kiện.
Tuy nhiên, qua kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan phát hiện bộ linh kiện nhập khẩu của một số doanh nghiệp có một số linh kiện không bảo đảm mức độ rời rạc của Quyết định số 05/2005/QĐ- BKHCN (không đáp ứng điều kiện để được phân loại và tính thuế theo linh kiên) nên cơ quan hải quan đã quyết định truy thu thuế theo qui định hiện hành (theo mức thuế suất của ôtô nguyên chiếc).
Cụ thể, với trường hợp HVN, ông Trường cho biết, công ty này có hai bộ phận chi tiết có độ rời rạc không phù hợp với Quyết định 05. Thứ nhất là ghế, gồm ghế ở dưới và phần tựa lưng, nếu theo Quyết định 05, hai cái này phải rời rạc nhưng lại lót vào nhau; thứ hai là vành và bánh, đáng lẽ phải tháo ra để phù hợp như theo quy định, thì HVN lại lắp vào.
Sau đó, Cục Hải quan Hà Nội đã yêu cầu doanh nghiệp tự tính ra những linh kiện đó theo mức thuế suất của ôtô nguyên chiếc.
Theo đó, số tiền mà doanh nghiệp tính ra là 160 triệu USD, Hải quan Hà Nội có ghi nhận trong biên bản và yêu cầu HVN ký vào văn bản đó, chứ chưa thu hay cưỡng chế gì mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp cam đoan với cơ quan hải quan, còn sau này cơ quan nhà nước quyết định như thế nào thì sẽ thực hiện như thế.
“Nhưng doanh nghiệp này cứ “nằng nặc” hoãn lại chưa ký kết luận làm việc. Trong kết luận làm việc, theo quy định của kiểm tra sau thông quan thì sau hai ngày kết thúc phải gửi dự thảo, hai ngày sau gửi giải trình và giải trình xong mới kết luận. Trong giải trình, doanh nghiệp đồng ý hay không đồng ý thì phản ánh, lúc đó cơ quan nhà nước thấy không phù hợp thì sẽ điều chỉnh, thế nhưng doanh nghiệp cứ xin hoãn, chưa ký”, ông Trường nói.
Theo Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, Hải quan Hà Nội và HVN chưa có "ký tá" gì về số tiền 160 triệu USD, cũng chưa có một chữ ký, văn bản nào xác định nào giữa Hải quan Hà Nội và HVN về khoản truy thu trên, nó chỉ là một dự thảo kết luận nhưng phía bên HVN chưa ký, và mới chỉ có biên bản ghi nhận có hai loại linh kiện trên dẫn đến số thuế phải như vậy.
Trước câu hỏi, trong công văn gửi lên Chính phủ, HVN cho rằng, quyết định truy thu thuế là do cách hiểu luật khác nhau và không đúng, ông Trường giải thích, đó là do HVN lại chỉ coi những cái rất nhỏ như đinh ốc vít là linh kiện, chứ không coi cái ghế là linh kiện, không coi vành bánh là linh kiện! Còn việc thực hiện của các cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng với qui định hiện hành.
Lãnh đạo Hải quan Hà Nội cũng ghi nhận, trong quá trình thực thi công việc, cũng có thể có những quy định chưa phù hợp với thực tế thì Chính phủ sẽ điều chỉnh, sao cho phù hợp thực tế của Việt Nam trong hội nhập, với các hiệp định Việt Nam cam kết với thế giới.
Còn để rơi vào “trường hợp khó xử” đối với HVN như trên là do sơ suất của cả doanh nghiệp và cũng do cả một số những quy định chưa phù hợp, nhưng nếu doanh nghiệp quan tâm tới Quyết định 05, tháo các linh kiện trên ra vận chuyển thì sẽ không dẫn đến lỗi bị truy thu thuế theo sản phẩm nhập nguyên chiếc.
“Nhưng tôi tin Chính phủ sẽ có những điều chỉnh để giải quyết phù hợp, không có chuyện thu tới 3.340 tỷ đồng, mặc dù con số sau thông quan đúng là như thế”, ông Trường nói.
Cục trưởng Nguyễn Văn Trường cho biết, về tình hình thực hiện quy định thuế nhập khẩu đối với linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ôtô trong thời gian qua thì từ tháng 5/2010 đến nay, Bộ Tài chính, mà cục thể là Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện ôtô đồng bộ hoặc không đồng bộ khai báo là nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp ôtô đảm bảo các điều kiện trên để được phân loại, tính thuế nhập khẩu theo linh kiện.
Tuy nhiên, qua kiểm tra sau thông quan, cơ quan hải quan phát hiện bộ linh kiện nhập khẩu của một số doanh nghiệp có một số linh kiện không bảo đảm mức độ rời rạc của Quyết định số 05/2005/QĐ- BKHCN (không đáp ứng điều kiện để được phân loại và tính thuế theo linh kiên) nên cơ quan hải quan đã quyết định truy thu thuế theo qui định hiện hành (theo mức thuế suất của ôtô nguyên chiếc).
Cụ thể, với trường hợp HVN, ông Trường cho biết, công ty này có hai bộ phận chi tiết có độ rời rạc không phù hợp với Quyết định 05. Thứ nhất là ghế, gồm ghế ở dưới và phần tựa lưng, nếu theo Quyết định 05, hai cái này phải rời rạc nhưng lại lót vào nhau; thứ hai là vành và bánh, đáng lẽ phải tháo ra để phù hợp như theo quy định, thì HVN lại lắp vào.
Sau đó, Cục Hải quan Hà Nội đã yêu cầu doanh nghiệp tự tính ra những linh kiện đó theo mức thuế suất của ôtô nguyên chiếc.
Theo đó, số tiền mà doanh nghiệp tính ra là 160 triệu USD, Hải quan Hà Nội có ghi nhận trong biên bản và yêu cầu HVN ký vào văn bản đó, chứ chưa thu hay cưỡng chế gì mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp cam đoan với cơ quan hải quan, còn sau này cơ quan nhà nước quyết định như thế nào thì sẽ thực hiện như thế.
“Nhưng doanh nghiệp này cứ “nằng nặc” hoãn lại chưa ký kết luận làm việc. Trong kết luận làm việc, theo quy định của kiểm tra sau thông quan thì sau hai ngày kết thúc phải gửi dự thảo, hai ngày sau gửi giải trình và giải trình xong mới kết luận. Trong giải trình, doanh nghiệp đồng ý hay không đồng ý thì phản ánh, lúc đó cơ quan nhà nước thấy không phù hợp thì sẽ điều chỉnh, thế nhưng doanh nghiệp cứ xin hoãn, chưa ký”, ông Trường nói.
Theo Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, Hải quan Hà Nội và HVN chưa có "ký tá" gì về số tiền 160 triệu USD, cũng chưa có một chữ ký, văn bản nào xác định nào giữa Hải quan Hà Nội và HVN về khoản truy thu trên, nó chỉ là một dự thảo kết luận nhưng phía bên HVN chưa ký, và mới chỉ có biên bản ghi nhận có hai loại linh kiện trên dẫn đến số thuế phải như vậy.
Trước câu hỏi, trong công văn gửi lên Chính phủ, HVN cho rằng, quyết định truy thu thuế là do cách hiểu luật khác nhau và không đúng, ông Trường giải thích, đó là do HVN lại chỉ coi những cái rất nhỏ như đinh ốc vít là linh kiện, chứ không coi cái ghế là linh kiện, không coi vành bánh là linh kiện! Còn việc thực hiện của các cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng với qui định hiện hành.
Lãnh đạo Hải quan Hà Nội cũng ghi nhận, trong quá trình thực thi công việc, cũng có thể có những quy định chưa phù hợp với thực tế thì Chính phủ sẽ điều chỉnh, sao cho phù hợp thực tế của Việt Nam trong hội nhập, với các hiệp định Việt Nam cam kết với thế giới.
Còn để rơi vào “trường hợp khó xử” đối với HVN như trên là do sơ suất của cả doanh nghiệp và cũng do cả một số những quy định chưa phù hợp, nhưng nếu doanh nghiệp quan tâm tới Quyết định 05, tháo các linh kiện trên ra vận chuyển thì sẽ không dẫn đến lỗi bị truy thu thuế theo sản phẩm nhập nguyên chiếc.
“Nhưng tôi tin Chính phủ sẽ có những điều chỉnh để giải quyết phù hợp, không có chuyện thu tới 3.340 tỷ đồng, mặc dù con số sau thông quan đúng là như thế”, ông Trường nói.