Chứng khoán đầu tuần: Niềm tin nghìn điểm
Thị trường chứng khoán mở đầu một tuần mới bằng một phiên phục hồi ấn tượng và niềm tin mang tên 1.000 điểm
Thị trường chứng khoán mở đầu một tuần mới bằng một phiên phục hồi ấn tượng và niềm tin mang tên 1.000 điểm.
Cộng thêm 36,43 điểm (3,85%), chỉ số VN-Index đã có một mức tăng mạnh, mang tính đột phá sau 4 phiên gom điểm trước đó. Với mức hiện tại, 983,62 điểm, VN-Index đã có một khoảng cách khá an toàn so với đáy 900 điểm mà nhiều nhà đầu tư lo ngại trước đó. Quan trọng hơn, mốc 1.000 điểm đã rất gần kề.
Diễn biến của phiên này (ngày 7/5) là một chốt chặn cần thiết cho tâm lý thoái trào và là cú hích đáng kể cho kỳ vọng phục hồi. Đà tăng đã phổ biến và mạnh mẽ hơn, trong khi sự sụt giảm diễn ra yếu ớt ở cả số lượng và giá trị.
Trong phiên này, những tên tuổi lớn đã gợi lại không khí của một thời sôi nổi với những mức tăng quen thuộc. Đó là BMC tăng 25.000 đồng/cổ phiếu, FPT tăng 23.000 đồng/cổ phiếu; REE, DHG, SJS lần lượt tăng thêm 11.000, 12.000 và 13.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý là sau “cơn lốc” bán tháo và sụt giá những phiên trước, chứng chỉ quỹ VFMVF1 cũng đã lấy lại điểm trong phiên này, tăng gần kịch trần với +1.500 đồng/đơn vị quỹ (4,89%).
Diễn biến trên cho thấy thị trường đã có phản ứng khá tích cực về quyết định tích cực của VFM vào cuối ngày thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên, xung quanh “sự cố VF1” vẫn còn nhiều bất bình trong giới đầu tư; và đến thời điểm này, Ủy ban Chứng khoán vẫn chưa có thông điệp chính thức về sự kiện.
Ở diễn biến ngược chiều, 9 mã giảm trên sàn Tp.HCM trong phiên lại diễn ra khá yếu ớt, mức giảm chỉ giới hạn phổ biến dưới 1.000 đồng/cổ phiếu, cá biệt có LGC giảm 3.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài một màu xanh triển vọng tràn ngập trên sàn, cơ sở cho niềm tin 1.000 điểm còn là khối lượng giao dịch tăng mạnh, dù chưa thực sự đột biến nhưng đã tạo khác biệt đáng kể so với những phiên gần đây. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đã đạt trên 650 tỷ đồng, thay vì dưới 600 tỷ đồng phổ biến ở những phiên trước.
Tại sàn Hà Nội, sự phục hồi cũng khá ấn tượng. Sau những phiên ngược chiều với VN-Index, chỉ số HASTC-Index phiên này đã tăng trở lại thêm 7,78 điểm, lên 327,15 điểm. Mức tăng giá chưa thực sự mạnh nhưng đã phổ biến ở 56 mã; 21 mã giảm và 9 mã còn lại đứng giá.
Dấu ấn của sàn Hà Nội phiên này còn được xác định ở sự phục hồi của giá trị giao dịch toàn thị trường. Thay cho những mức thấp kỷ lục trong tuần trước (dưới 80 tỷ đồng), tổng giá trị giao dịch phiên này đã đạt gần 150 tỷ đồng.
Cộng thêm 36,43 điểm (3,85%), chỉ số VN-Index đã có một mức tăng mạnh, mang tính đột phá sau 4 phiên gom điểm trước đó. Với mức hiện tại, 983,62 điểm, VN-Index đã có một khoảng cách khá an toàn so với đáy 900 điểm mà nhiều nhà đầu tư lo ngại trước đó. Quan trọng hơn, mốc 1.000 điểm đã rất gần kề.
Diễn biến của phiên này (ngày 7/5) là một chốt chặn cần thiết cho tâm lý thoái trào và là cú hích đáng kể cho kỳ vọng phục hồi. Đà tăng đã phổ biến và mạnh mẽ hơn, trong khi sự sụt giảm diễn ra yếu ớt ở cả số lượng và giá trị.
Trong phiên này, những tên tuổi lớn đã gợi lại không khí của một thời sôi nổi với những mức tăng quen thuộc. Đó là BMC tăng 25.000 đồng/cổ phiếu, FPT tăng 23.000 đồng/cổ phiếu; REE, DHG, SJS lần lượt tăng thêm 11.000, 12.000 và 13.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý là sau “cơn lốc” bán tháo và sụt giá những phiên trước, chứng chỉ quỹ VFMVF1 cũng đã lấy lại điểm trong phiên này, tăng gần kịch trần với +1.500 đồng/đơn vị quỹ (4,89%).
Diễn biến trên cho thấy thị trường đã có phản ứng khá tích cực về quyết định tích cực của VFM vào cuối ngày thứ Sáu tuần trước. Tuy nhiên, xung quanh “sự cố VF1” vẫn còn nhiều bất bình trong giới đầu tư; và đến thời điểm này, Ủy ban Chứng khoán vẫn chưa có thông điệp chính thức về sự kiện.
Ở diễn biến ngược chiều, 9 mã giảm trên sàn Tp.HCM trong phiên lại diễn ra khá yếu ớt, mức giảm chỉ giới hạn phổ biến dưới 1.000 đồng/cổ phiếu, cá biệt có LGC giảm 3.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài một màu xanh triển vọng tràn ngập trên sàn, cơ sở cho niềm tin 1.000 điểm còn là khối lượng giao dịch tăng mạnh, dù chưa thực sự đột biến nhưng đã tạo khác biệt đáng kể so với những phiên gần đây. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đã đạt trên 650 tỷ đồng, thay vì dưới 600 tỷ đồng phổ biến ở những phiên trước.
Tại sàn Hà Nội, sự phục hồi cũng khá ấn tượng. Sau những phiên ngược chiều với VN-Index, chỉ số HASTC-Index phiên này đã tăng trở lại thêm 7,78 điểm, lên 327,15 điểm. Mức tăng giá chưa thực sự mạnh nhưng đã phổ biến ở 56 mã; 21 mã giảm và 9 mã còn lại đứng giá.
Dấu ấn của sàn Hà Nội phiên này còn được xác định ở sự phục hồi của giá trị giao dịch toàn thị trường. Thay cho những mức thấp kỷ lục trong tuần trước (dưới 80 tỷ đồng), tổng giá trị giao dịch phiên này đã đạt gần 150 tỷ đồng.