Chứng khoán Nga tăng mạnh nhờ thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine
Hưng phấn trước những thông tin khả quan, một số nhà đầu tư đã mạnh tay mua vào tài sản Nga
Thông tin về việc Moscow và Kiev nhất trí tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn ở miền Đông Ukraine đã đưa thị trường chứng khoán Nga và đồng Rúp tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua (3/9). Các thị trường chứng khoán tại khu vực châu Âu cũng đồng loạt “xanh”.
Theo tờ Wall Street Journal, đồng Rúp đã kết thúc ngày giao dịch với mức tăng 1,4%, trong khi chỉ số Micex và RTS của thị trường chứng khoán Moscow đạt mức tăng tương ứng lần lượt là 3,5% và 5,2%. Trước đó, trong tuần này, đồng Rúp đã rớt giá xuống mức thấp chưa từng có so với đồng USD.
Hưng phấn trước những thông tin khả quan, một số nhà đầu tư đã mạnh tay mua vào tài sản Nga, tranh thủ mức giá được cho là hấp dẫn sau khi giá các tài sản này đã lao dốc mạnh trong mấy tháng gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua tuyên bố, ông và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko đang tiến gần tới một thỏa thuận ngừng bắn cho miền Đông Ukraine. Trong đó, Moscow đề xuất phe nổi dậy ngừng phản công và Kiev rút quân khỏi khu vực này.
Trong một tuyên bố riêng, ông Poroshenko nói, ông “ủng hộ việc Nga sẵn sàng thực thi một kế hoạch chung để đi tới giải pháp hòa bình” cho cuộc khủng hoảng, và hy vọng các cuộc đàm phán với quân nổi dậy dự kiến diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần này sẽ dẫn tới sự khởi đầu cho một tiến trình hòa bình.
Theo nhà quản lý danh mục Daniel Wood của quỹ Fischer Francis Trees & Watts, nếu những diễn biến này đúng là một chất xúc tác tích cực mà thị trường chờ đợi bấy lâu nay, thì cơ hội lớn để mua tài sản Nga với mức giá “siêu rẻ” đã xuất hiện.
Không chỉ chứng khoán Nga và các thị trường châu Âu cũng phản ứng tích cực trước các diễn biến mới liên quan tới khủng hoảng Ukraine. Chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Đức đóng cửa với mức tăng 1,3%. Chỉ số CAC của thị trường Pháp tăng 1%, còn chỉ số FTSE 100 của thị trường London tăng 0,7%.
“Tuyên bố của Nga và Ukraine đã xoa dịu mối lo ngại của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, còn quá sớm để nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các tài sản Nga tăng mạnh, bởi cuộc khủng hoảng còn chưa được giải quyết hoàn toàn”, ông Fadi Zaher, trưởng bộ phận trái phiếu và tiền tệ thuộc quỹ Kleinwort Benson, nói.
Một số chuyên gia khác tỏ ra thận trọng hơn. Nhà quản lý danh mục Viktor Szabo thuộc quỹ Aberdeen Asset Management nói: “Đã nhiều lần có tin căng thẳng xuống thang”, nên phải chờ thêm mới biết được có đúng là các bên thực sự đã tìm ra được giải pháp cho khủng hoảng hay chưa.
Lợi suất trái phiếu Ukraine hôm qua giảm mạnh, cho thấy giá tăng mạnh. Giá trái phiếu ngắn hạn Ukraine đáo hạn vào tháng 9/21015 hiện có mức lợi suất gần 15%, thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với mức đóng cửa của ngày thứ Ba. Giá trái phiếu dài hạn của nước này đáo hạn vào tháng 4/2023 có mức lợi suất 9,9%, giảm 0,5 điểm phần trăm.
Lợi suất trái phiếu Nga cũng giảm do giá tăng. Trái phiếu USD đáo hạn tháng 9/2023 của Nga có mức lợi suất 5,05%, giảm khoảng 0,1% so với phiên trước đó.
Tuy vậy, giới phân tích vẫn tỏ ra thận trọng khi cho rằng, bức tranh kinh tế vĩ mô của Nga đang khá u ám. “Các lệnh trừng phạt đối với Nga chưa thể được gỡ bỏ trong tương lai gần, nên áp lực kinh tế Nga vẫn sẽ tiếp tục duy trì”, nhà quản lý quỹ Yerlan Syzdykov thuộc quỹ Pioneer Investments phát biểu.
Theo tờ Wall Street Journal, đồng Rúp đã kết thúc ngày giao dịch với mức tăng 1,4%, trong khi chỉ số Micex và RTS của thị trường chứng khoán Moscow đạt mức tăng tương ứng lần lượt là 3,5% và 5,2%. Trước đó, trong tuần này, đồng Rúp đã rớt giá xuống mức thấp chưa từng có so với đồng USD.
Hưng phấn trước những thông tin khả quan, một số nhà đầu tư đã mạnh tay mua vào tài sản Nga, tranh thủ mức giá được cho là hấp dẫn sau khi giá các tài sản này đã lao dốc mạnh trong mấy tháng gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua tuyên bố, ông và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko đang tiến gần tới một thỏa thuận ngừng bắn cho miền Đông Ukraine. Trong đó, Moscow đề xuất phe nổi dậy ngừng phản công và Kiev rút quân khỏi khu vực này.
Trong một tuyên bố riêng, ông Poroshenko nói, ông “ủng hộ việc Nga sẵn sàng thực thi một kế hoạch chung để đi tới giải pháp hòa bình” cho cuộc khủng hoảng, và hy vọng các cuộc đàm phán với quân nổi dậy dự kiến diễn ra vào ngày thứ Sáu tuần này sẽ dẫn tới sự khởi đầu cho một tiến trình hòa bình.
Theo nhà quản lý danh mục Daniel Wood của quỹ Fischer Francis Trees & Watts, nếu những diễn biến này đúng là một chất xúc tác tích cực mà thị trường chờ đợi bấy lâu nay, thì cơ hội lớn để mua tài sản Nga với mức giá “siêu rẻ” đã xuất hiện.
Không chỉ chứng khoán Nga và các thị trường châu Âu cũng phản ứng tích cực trước các diễn biến mới liên quan tới khủng hoảng Ukraine. Chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Đức đóng cửa với mức tăng 1,3%. Chỉ số CAC của thị trường Pháp tăng 1%, còn chỉ số FTSE 100 của thị trường London tăng 0,7%.
“Tuyên bố của Nga và Ukraine đã xoa dịu mối lo ngại của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, còn quá sớm để nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các tài sản Nga tăng mạnh, bởi cuộc khủng hoảng còn chưa được giải quyết hoàn toàn”, ông Fadi Zaher, trưởng bộ phận trái phiếu và tiền tệ thuộc quỹ Kleinwort Benson, nói.
Một số chuyên gia khác tỏ ra thận trọng hơn. Nhà quản lý danh mục Viktor Szabo thuộc quỹ Aberdeen Asset Management nói: “Đã nhiều lần có tin căng thẳng xuống thang”, nên phải chờ thêm mới biết được có đúng là các bên thực sự đã tìm ra được giải pháp cho khủng hoảng hay chưa.
Lợi suất trái phiếu Ukraine hôm qua giảm mạnh, cho thấy giá tăng mạnh. Giá trái phiếu ngắn hạn Ukraine đáo hạn vào tháng 9/21015 hiện có mức lợi suất gần 15%, thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với mức đóng cửa của ngày thứ Ba. Giá trái phiếu dài hạn của nước này đáo hạn vào tháng 4/2023 có mức lợi suất 9,9%, giảm 0,5 điểm phần trăm.
Lợi suất trái phiếu Nga cũng giảm do giá tăng. Trái phiếu USD đáo hạn tháng 9/2023 của Nga có mức lợi suất 5,05%, giảm khoảng 0,1% so với phiên trước đó.
Tuy vậy, giới phân tích vẫn tỏ ra thận trọng khi cho rằng, bức tranh kinh tế vĩ mô của Nga đang khá u ám. “Các lệnh trừng phạt đối với Nga chưa thể được gỡ bỏ trong tương lai gần, nên áp lực kinh tế Nga vẫn sẽ tiếp tục duy trì”, nhà quản lý quỹ Yerlan Syzdykov thuộc quỹ Pioneer Investments phát biểu.