“Chứng khoán sẽ quay lại xu thế phục hồi”
Đây là niềm tin của phần lớn trong số hơn 27.000 bạn đọc, nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát trực tuyến của VnEconomy
Đây là niềm tin của phần lớn trong số hơn 27.000 bạn đọc, nhà đầu tư tham gia cuộc khảo sát trực tuyến của VnEconomy.
Ngày 20/6, đáy sâu nhất của đợt sụt giảm kéo dài hơn một năm qua của thị trường chứng khoán xác lập ở mốc 366 điểm. Hai tháng sau đó, thị trường chứng kiến sự hồi phục ấn tượng, đặc biệt trong tháng 8 với đỉnh cao nhất 561,85 điểm của ngày 27/8.
Trong hai tháng đầy biến động và phục hồi ấn tượng đó, cuộc khảo sát của VnEconomy với chủ đề dự báo điểm đến của VN-Index cuối năm 2008 đã thu hút 27.511 bạn đọc, nhà đầu tư tham gia (tính từ ngày 21/7 đến 21h45 ngày 8/9).
Đà phục hồi sẽ nối tiếp?
Nhìn lại, trong cuộc khảo sát với chủ đề tương tự do VnEconomy thực hiện đầu năm 2008, khi chỉ số VN-Index còn nằm trong dải 850 - 900 điểm, kết quả cho thấy phần lớn nhà đầu tư tin rằng hàn thử biểu của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ xuống dưới mốc 800 điểm. Trên thực tế, đà giảm đã xuống chỉ còn phân nửa của mốc đó.
Nay, mở đầu tháng 9, thị trường đang định hình một đợt sụt giảm, mốc 550 điểm đã có một khoảng cách ngược khi VN-Index chỉ còn 532,71 điểm, tính đến phiên ngày 8/9. Nhưng theo nhận định của 60% ý kiến của đợt khảo sát lần này (ứng với 16.473 ý kiến, mỗi máy tính chỉ được cập nhật 1 lựa chọn), chỉ số chung của thị trường sẽ vượt mức 550 điểm vào cuối năm nay.
Trong tháng 8, tháng mà thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất thế giới, cũng đã có một số dự báo từ các chuyên gia, tổ chức nước ngoài về khả năng VN-Index sẽ đạt 600 điểm vào cuối năm, thậm chí vươn tới mốc 650 điểm.
Không phải khi nào niềm tin cũng có giá trị thực tế! Với sự biến động mạnh và khó lường của chứng khoán, những dự báo trên, cũng như 60% ý kiến trong kết quả khảo sát, luôn đứng trước rủi ro. Nhưng niềm tin vào đà phục hồi nối tiếp của những dự báo đó cũng không phải không có cơ sở vững chắc.
Trước hết vẫn là sự chuyển biến chung của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm nay theo dự tính của Chính phủ có thể đạt 7%. Lạm phát đã có dấu hiệu giảm tốc, dự báo sẽ có kết quả thuận lợi từ tháng 9 này và cả năm có thể kiềm chế dưới 25%. Mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20 tỷ USD năm nay cũng đang trong tầm kiểm soát. Lãi suất ngân hàng đã và đang định hình xu hướng giảm. Kết quả sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn khả quan, đặc biệt có sự hậu thuẫn từ sự phục hồi của chứng khoán thời gian qua, khi khoảng 80% doanh nghiệp niêm yết có tham gia đầu tư tài chính…
Với thị trường chứng khoán, mặt bằng giá sau kỳ điều chỉnh sâu đã và đang tạo hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Về dài hạn, quyết định đầu tư thời điểm này được gắn với niềm tin kinh tế vĩ mô sẽ khả quan hơn trong năm 2009. Và với sự phục hồi ấn tượng trong tháng 8, những mức chênh lệch lợi nhuận có thể vượt mức 100% mà thị trường vừa tạo ra đang thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, nguồn vốn mới nhập cuộc.
Ở một thuận lợi khác, 60% ý kiến bạn đọc, nhà đầu tư tin vào đà phục hồi nối tiếp cho thấy một phần tâm lý tốt của thị trường hiện nay. Với thị trường chứng khoán Việt Nam, yếu tố tâm lý luôn có ảnh hưởng lớn, cho dù khó đong đếm và cũng khó lường trước.
Thận trọng không thừa
Trong số hơn 27.000 ý kiến tham gia vẫn có một tỷ lệ khá lớn (40%) dự báo VN-Index sẽ ở dưới mốc 550 điểm vào cuối năm; thậm chí dưới 350 điểm.
Ở kết quả trên, một điểm thú vị nhận thấy trong thời gian diễn ra khảo sát, đó là sự chuyển dịch tỷ lệ rõ nét giữa các mốc điểm cao hơn theo chuyển biến thực tế của thị trường.
Nếu ở nửa đầu của đợt khảo sát, khi nhà đầu tư vừa chứng kiến mốc 400 điểm bị xuyên thủng và đáy 366 điểm xác lập, trường dự báo dưới 350 điểm của cuộc khảo sát liên tục tăng tỷ lệ được lựa chọn, từ dưới 5% vọt lên trên 10%. Nhưng ngay sau đó, khi thị trường xuất hiện tín hiệu phục hồi, sức tăng của tỷ lệ này chậm hẳn và chỉ chiếm 12% trong tổng kết quả chung. Đi cùng với chuyển động trên, từ nửa sau của quá trình khảo sát là sự tăng nhanh của tỷ lệ lựa chọn dự báo trên 550 điểm.
Chiếm thiểu số, nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư dự báo cuối năm nay VN-Index sẽ ở dưới mức 500 điểm (chiếm 26%). Có thể kết quả này đi cùng với sự thận trọng của nhà đầu tư trong một năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn; đặc biệt những khó khăn đó dự báo sẽ bắt đầu thể hiện rõ hơn trong kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết. Mặt khác, kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến, nhưng chưa thể nói là tốt như những năm gần đây.
Đứng thứ hai trong kết quả cụ thể các trường lựa chọn là mốc dự báo từ 500 – 549 điểm (3.969 ý kiến, chiếm 14%). Hiện, VN-Index cũng đang giằng co trong dải này; mức 500 điểm đang được xác định là mốc hỗ trợ tâm lý.
Một xu hướng giảm đang định hình từ những phiên cuối tháng 8, nhưng nhận định chung của nhiều nhà đầu tư hiện nay là thị trường khó quay lại đà giảm sâu như thời điểm trước tháng 7.
Theo nhận định của một số công ty chứng khoán và trong phản hồi của nhà đầu tư về VnEconomy, thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán đã đi qua và niềm tin vào sự phục hồi đang khẳng định. Đây cũng là một cơ sở để trường lựa chọn dự báo trên 550 điểm tăng mạnh từ 20% lên 60% trong nửa cuối của quá trình khảo sát.
Ngày 20/6, đáy sâu nhất của đợt sụt giảm kéo dài hơn một năm qua của thị trường chứng khoán xác lập ở mốc 366 điểm. Hai tháng sau đó, thị trường chứng kiến sự hồi phục ấn tượng, đặc biệt trong tháng 8 với đỉnh cao nhất 561,85 điểm của ngày 27/8.
Trong hai tháng đầy biến động và phục hồi ấn tượng đó, cuộc khảo sát của VnEconomy với chủ đề dự báo điểm đến của VN-Index cuối năm 2008 đã thu hút 27.511 bạn đọc, nhà đầu tư tham gia (tính từ ngày 21/7 đến 21h45 ngày 8/9).
Đà phục hồi sẽ nối tiếp?
Nhìn lại, trong cuộc khảo sát với chủ đề tương tự do VnEconomy thực hiện đầu năm 2008, khi chỉ số VN-Index còn nằm trong dải 850 - 900 điểm, kết quả cho thấy phần lớn nhà đầu tư tin rằng hàn thử biểu của thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ xuống dưới mốc 800 điểm. Trên thực tế, đà giảm đã xuống chỉ còn phân nửa của mốc đó.
Nay, mở đầu tháng 9, thị trường đang định hình một đợt sụt giảm, mốc 550 điểm đã có một khoảng cách ngược khi VN-Index chỉ còn 532,71 điểm, tính đến phiên ngày 8/9. Nhưng theo nhận định của 60% ý kiến của đợt khảo sát lần này (ứng với 16.473 ý kiến, mỗi máy tính chỉ được cập nhật 1 lựa chọn), chỉ số chung của thị trường sẽ vượt mức 550 điểm vào cuối năm nay.
Trong tháng 8, tháng mà thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất thế giới, cũng đã có một số dự báo từ các chuyên gia, tổ chức nước ngoài về khả năng VN-Index sẽ đạt 600 điểm vào cuối năm, thậm chí vươn tới mốc 650 điểm.
Không phải khi nào niềm tin cũng có giá trị thực tế! Với sự biến động mạnh và khó lường của chứng khoán, những dự báo trên, cũng như 60% ý kiến trong kết quả khảo sát, luôn đứng trước rủi ro. Nhưng niềm tin vào đà phục hồi nối tiếp của những dự báo đó cũng không phải không có cơ sở vững chắc.
Trước hết vẫn là sự chuyển biến chung của nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm nay theo dự tính của Chính phủ có thể đạt 7%. Lạm phát đã có dấu hiệu giảm tốc, dự báo sẽ có kết quả thuận lợi từ tháng 9 này và cả năm có thể kiềm chế dưới 25%. Mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20 tỷ USD năm nay cũng đang trong tầm kiểm soát. Lãi suất ngân hàng đã và đang định hình xu hướng giảm. Kết quả sản xuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn khả quan, đặc biệt có sự hậu thuẫn từ sự phục hồi của chứng khoán thời gian qua, khi khoảng 80% doanh nghiệp niêm yết có tham gia đầu tư tài chính…
Với thị trường chứng khoán, mặt bằng giá sau kỳ điều chỉnh sâu đã và đang tạo hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Về dài hạn, quyết định đầu tư thời điểm này được gắn với niềm tin kinh tế vĩ mô sẽ khả quan hơn trong năm 2009. Và với sự phục hồi ấn tượng trong tháng 8, những mức chênh lệch lợi nhuận có thể vượt mức 100% mà thị trường vừa tạo ra đang thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, nguồn vốn mới nhập cuộc.
Ở một thuận lợi khác, 60% ý kiến bạn đọc, nhà đầu tư tin vào đà phục hồi nối tiếp cho thấy một phần tâm lý tốt của thị trường hiện nay. Với thị trường chứng khoán Việt Nam, yếu tố tâm lý luôn có ảnh hưởng lớn, cho dù khó đong đếm và cũng khó lường trước.
Thận trọng không thừa
Trong số hơn 27.000 ý kiến tham gia vẫn có một tỷ lệ khá lớn (40%) dự báo VN-Index sẽ ở dưới mốc 550 điểm vào cuối năm; thậm chí dưới 350 điểm.
Ở kết quả trên, một điểm thú vị nhận thấy trong thời gian diễn ra khảo sát, đó là sự chuyển dịch tỷ lệ rõ nét giữa các mốc điểm cao hơn theo chuyển biến thực tế của thị trường.
Nếu ở nửa đầu của đợt khảo sát, khi nhà đầu tư vừa chứng kiến mốc 400 điểm bị xuyên thủng và đáy 366 điểm xác lập, trường dự báo dưới 350 điểm của cuộc khảo sát liên tục tăng tỷ lệ được lựa chọn, từ dưới 5% vọt lên trên 10%. Nhưng ngay sau đó, khi thị trường xuất hiện tín hiệu phục hồi, sức tăng của tỷ lệ này chậm hẳn và chỉ chiếm 12% trong tổng kết quả chung. Đi cùng với chuyển động trên, từ nửa sau của quá trình khảo sát là sự tăng nhanh của tỷ lệ lựa chọn dự báo trên 550 điểm.
Chiếm thiểu số, nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư dự báo cuối năm nay VN-Index sẽ ở dưới mức 500 điểm (chiếm 26%). Có thể kết quả này đi cùng với sự thận trọng của nhà đầu tư trong một năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn; đặc biệt những khó khăn đó dự báo sẽ bắt đầu thể hiện rõ hơn trong kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết. Mặt khác, kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến, nhưng chưa thể nói là tốt như những năm gần đây.
Đứng thứ hai trong kết quả cụ thể các trường lựa chọn là mốc dự báo từ 500 – 549 điểm (3.969 ý kiến, chiếm 14%). Hiện, VN-Index cũng đang giằng co trong dải này; mức 500 điểm đang được xác định là mốc hỗ trợ tâm lý.
Một xu hướng giảm đang định hình từ những phiên cuối tháng 8, nhưng nhận định chung của nhiều nhà đầu tư hiện nay là thị trường khó quay lại đà giảm sâu như thời điểm trước tháng 7.
Theo nhận định của một số công ty chứng khoán và trong phản hồi của nhà đầu tư về VnEconomy, thời điểm khó khăn nhất của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán đã đi qua và niềm tin vào sự phục hồi đang khẳng định. Đây cũng là một cơ sở để trường lựa chọn dự báo trên 550 điểm tăng mạnh từ 20% lên 60% trong nửa cuối của quá trình khảo sát.
* Kết quả khảo sát "Theo bạn, VN-Index cuối năm 2008 sẽ ở ngưỡng nào?" tính đến 21h45 ngày 8/9/2008: | ||||||||||||||||||||||||
|