Chứng khoán tuần qua: Số phiên ít, lượng giao dịch tăng
Tuần qua, do nghỉ bù ngày lễ 2/9 nên thị trường chỉ giao dịch có 4 phiên, nhưng khối lượng giao dịch lại tăng mạnh so với tuần trước
Tuần qua, do nghỉ bù ngày lễ 2/9 nên thị trường chỉ giao dịch có 4 phiên, nhưng khối lượng giao dịch lại tăng mạnh so với tuần trước.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 2 lần bán ra, tại sàn Hà Nội, lượng mua bán của nhà đầu tư nước ngoài tương đối cân bằng. Qua 4 phiên, VN-Index tăng 25,76 điểm, Hastc-Index cũng tăng 4,10 điểm.
Tuần qua, rất đông nhà đầu tư bàn luận về việc "mở room" cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là sau vụ thông tin nhầm về "room" của cổ phiếu Sacombank (STB). Một số chuyên gia soạn thảo luật đầu tư cũng cho rằng nên “mở room” cho nhà đầu tư nước ngoài cao hơn mức hiện nay, cao nhất chỉ có 49%, riêng ngân hàng chỉ có 30%.
Theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới, nhà đầu tư nước ngoài được lập công ty cổ phần. Hiện mới có 10 công ty có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần hóa.
Theo luật cạnh tranh, Nhà nước chỉ nghiêm cấm các vụ mua bán, sáp nhập tạo ra doanh nghiệp nắm trên 50% thị phần và ở ngưỡng 30% thị phần thì phải báo cáo. Do đó, việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm hiện nay là cần thiết để tạo sức cầu cho thị trường.
Trong tuần qua, các nhà đầu tư mong chờ một tín hiệu tích cực từ Ngân hàng Nhà nước, đó là tăng tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán từ 3% tổng dư nợ cho vay lên 5% để kích cầu thị trường chứng khoán.
Nếu tỷ lệ này được nâng lên, đồng thời cho phép các ngân hàng thương mại lùi thời hạn thực hiện việc giảm tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán từ trên 5% xuống còn 5% tổng dư nợ cho vay đến 31/6/2008 thì sẽ tạo ra một “cú hích” cho thị trường, kể cả thị trường đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Tuần qua, VN-Index có chiều hướng tăng mạnh sau khi Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) công bố bản báo cáo mới về thị trường chứng khoán Việt Nam với lời khuyên bây giờ là thời điểm nên mua vào.
Một số nhân viên tư vấn của các công ty chứng khoán ở Tp.HCM cũng khuyên nhà đầu tư, khi VN-Index giảm tới ngưỡng 900 điểm là một cơ hội để đầu tư. Họ còn “bật mí” là ngay các công ty chứng khoán cũng đang mua vào khi thị trường “xập xình” ở mức trên dưới 900 điểm.
Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2007, khả năng tái diễn tình trạng đua nhau ồ ạt mua vào hàng loạt cổ phiếu như cuối năm 2006 và quý 1/2007 là rất ít xảy ra vì nhà đầu tư đã cẩn trọng hơn rất nhiều, trước khi quyết định, mua họ “soi” rất kỹ từng cổ phiếu, không mua lung tung như năm trước.
Tại sàn Tp.HCM, qua 4 phiên, duy nhất phiên 5/9, lượng đặt bán cao hơn đặt mua hơn 1,15 triệu chứng khoán, còn lại 3 phiên lượng đặt mua luôn cao hơn lượng đặt bán, khối lượng đặt mua và đặt bán tiếp tục tăng so tuần trước.
Tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 52,86 triệu chứng khoán, hơn 24,63 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh. Tổng lượng đặt bán đạt 47,17 triệu chứng khoán, hơn 18,78 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh.
Tuần qua, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán 5,67 triệu chứng khoán. Tổng khối lượng khớp lệnh 4 phiên tăng mạnh so với 5 phiên tuần trước, đạt 35,326 triệu chứng khoán, tăng gần 7 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh tăng 300 tỷ đồng, lên 2.899 tỷ đồng.
Năm chứng khoán có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất là STB với 4,683 triệu cổ phiếu, trị giá 256 tỷ đồng, VF1 đạt 3,164 triệu chứng chỉ quỹ, tổng trị giá 95 tỷ đồng, PPC đạt 1,724 triệu cổ phiếu, trị giá 100 tỷ đồng, PVD đạt 1,138 triệu cổ phiếu, trị giá 174 tỷ đồng và VSH với 1,104 triệu cổ phiếu, trị giá 55 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, qua 4 phiên, lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,38 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua đạt 510 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán 2,4 triệu chứng khoán, trị giá bán đạt 271 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 363.100 cổ phiếu, trị giá mua gần 45 tỷ đồng và bán ra 380.200 cổ phiếu, tăng gấp hơn 3 lần tuần trước, trị giá bán 12 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 2 lần bán ra, tại sàn Hà Nội, lượng mua bán của nhà đầu tư nước ngoài tương đối cân bằng. Qua 4 phiên, VN-Index tăng 25,76 điểm, Hastc-Index cũng tăng 4,10 điểm.
Tuần qua, rất đông nhà đầu tư bàn luận về việc "mở room" cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là sau vụ thông tin nhầm về "room" của cổ phiếu Sacombank (STB). Một số chuyên gia soạn thảo luật đầu tư cũng cho rằng nên “mở room” cho nhà đầu tư nước ngoài cao hơn mức hiện nay, cao nhất chỉ có 49%, riêng ngân hàng chỉ có 30%.
Theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới, nhà đầu tư nước ngoài được lập công ty cổ phần. Hiện mới có 10 công ty có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần hóa.
Theo luật cạnh tranh, Nhà nước chỉ nghiêm cấm các vụ mua bán, sáp nhập tạo ra doanh nghiệp nắm trên 50% thị phần và ở ngưỡng 30% thị phần thì phải báo cáo. Do đó, việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm hiện nay là cần thiết để tạo sức cầu cho thị trường.
Trong tuần qua, các nhà đầu tư mong chờ một tín hiệu tích cực từ Ngân hàng Nhà nước, đó là tăng tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán từ 3% tổng dư nợ cho vay lên 5% để kích cầu thị trường chứng khoán.
Nếu tỷ lệ này được nâng lên, đồng thời cho phép các ngân hàng thương mại lùi thời hạn thực hiện việc giảm tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán từ trên 5% xuống còn 5% tổng dư nợ cho vay đến 31/6/2008 thì sẽ tạo ra một “cú hích” cho thị trường, kể cả thị trường đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Tuần qua, VN-Index có chiều hướng tăng mạnh sau khi Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) công bố bản báo cáo mới về thị trường chứng khoán Việt Nam với lời khuyên bây giờ là thời điểm nên mua vào.
Một số nhân viên tư vấn của các công ty chứng khoán ở Tp.HCM cũng khuyên nhà đầu tư, khi VN-Index giảm tới ngưỡng 900 điểm là một cơ hội để đầu tư. Họ còn “bật mí” là ngay các công ty chứng khoán cũng đang mua vào khi thị trường “xập xình” ở mức trên dưới 900 điểm.
Tuy nhiên, thời điểm cuối năm 2007, khả năng tái diễn tình trạng đua nhau ồ ạt mua vào hàng loạt cổ phiếu như cuối năm 2006 và quý 1/2007 là rất ít xảy ra vì nhà đầu tư đã cẩn trọng hơn rất nhiều, trước khi quyết định, mua họ “soi” rất kỹ từng cổ phiếu, không mua lung tung như năm trước.
Tại sàn Tp.HCM, qua 4 phiên, duy nhất phiên 5/9, lượng đặt bán cao hơn đặt mua hơn 1,15 triệu chứng khoán, còn lại 3 phiên lượng đặt mua luôn cao hơn lượng đặt bán, khối lượng đặt mua và đặt bán tiếp tục tăng so tuần trước.
Tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 52,86 triệu chứng khoán, hơn 24,63 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh. Tổng lượng đặt bán đạt 47,17 triệu chứng khoán, hơn 18,78 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh.
Tuần qua, lượng đặt mua cao hơn lượng đặt bán 5,67 triệu chứng khoán. Tổng khối lượng khớp lệnh 4 phiên tăng mạnh so với 5 phiên tuần trước, đạt 35,326 triệu chứng khoán, tăng gần 7 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh tăng 300 tỷ đồng, lên 2.899 tỷ đồng.
Năm chứng khoán có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất là STB với 4,683 triệu cổ phiếu, trị giá 256 tỷ đồng, VF1 đạt 3,164 triệu chứng chỉ quỹ, tổng trị giá 95 tỷ đồng, PPC đạt 1,724 triệu cổ phiếu, trị giá 100 tỷ đồng, PVD đạt 1,138 triệu cổ phiếu, trị giá 174 tỷ đồng và VSH với 1,104 triệu cổ phiếu, trị giá 55 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, qua 4 phiên, lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đạt 5,38 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua đạt 510 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán 2,4 triệu chứng khoán, trị giá bán đạt 271 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 363.100 cổ phiếu, trị giá mua gần 45 tỷ đồng và bán ra 380.200 cổ phiếu, tăng gấp hơn 3 lần tuần trước, trị giá bán 12 tỷ đồng.