“Chúng tôi không hề lo lắng!”
Ông Wong Yit Fan, Tổng giám đốc Ngân hàng DBS Việt Nam và Đông Dương chia sẻ lý do DBS có mặt tại Việt Nam bất chấp khó khăn
Ông Wong Yit Fan, Tổng giám đốc Ngân hàng DBS Việt Nam và Đông Dương chia sẻ lý do DBS có mặt tại Việt Nam bất chấp khó khăn.
DBS (Singapore) được xem là tập đoàn ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á với quy mô tổng tài sản đạt 171,758 tỷ USD, vốn hóa thị trường tương đương 22,544 tỷ USD và lợi nhuận ròng 2007 đạt 1,675 tỷ USD. Ngày 3/7/2008, DBS đã khai trương Văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Thưa ông, là ngân hàng lớn nhất khu vực nhưng tại sao bây giờ DBS mới có mặt tại Việt Nam?
Xuất thân từ một ngân hàng phát triển của Chính phủ Singapore, từ năm 1960, DBS là ngân hàng thuần túy hoạt động tài trợ sản xuất hoặc các dự án của chính phủ. Khoảng 10 năm gần đây, sau khi chuyển đổi hoàn toàn từ ngân hàng phát triển sang ngân hàng thương mại, cung cấp đầy đủ dịch vụ thì DBS mới mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế.
Hiện tại, DBS đã phát triển mạnh sang các nước trong khu vực với 78 chi nhánh tại Singapore, 57 chi nhánh tại Hồng Kông. Tháng 3 năm nay, ngân hàng đã nhận được giấy phép mở thêm 8 chi nhánh ở Ấn Độ (hiện đã có 2 chi nhánh tại New Dehli và Mumbai), 25 chi nhánh tại Indonesia và 40 chi nhánh ở Đài Loan sau khi mua lại ngân hàng BOWA Đài Loan.
Từ cuối năm ngoái, DBS đã trình hồ sơ, được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép và nay chúng tôi tiến hành khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội. Tôi tin tưởng kế hoạch phát triển của DBS tại Việt Nam sẽ thành công.
Hiện nay, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn chưa ổn định. Vậy tại sao DBS không chọn thời điểm khác để khai trương văn phòng đại diện?
Đó là một câu hỏi khó nhưng tôi nghĩ rằng, với định hướng phát triển vào một quốc gia nào đó trong khoảng thời gian cả trăm năm thì làm sao có thể vì những khó khăn nhỏ trước mắt mà dừng lại cả một hoạch định chiến lược?
Là một nhà kinh tế vĩ mô lâu năm, tôi hiểu những khó khăn mà Việt Nam đang phải gánh chịu cũng giống như bất kỳ một quốc gia nào thuộc khu vực kinh tế mới nổi. Chúng tôi nhìn vào nền tảng cơ bản của Việt Nam và không hề lo lắng. Vì vậy, tôi đã thuyết phục Ban lãnh đạo ngân hàng chúng tôi có mặt tại Việt Nam vào thời điểm này.
Ông nhận xét như thế nào về môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay?
Việc đã có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam từ khá lâu chứng tỏ rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rất cởi mở trong chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành tài chính ngân hàng. Tôi nghĩ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang hoạt động khá hiệu quả.
Với tư cách là nhà quản trị rủi ro lâu năm trong hoạt động ngân hàng, theo ông, để kiểm soát được rủi ro thì điểm cốt yếu nhất là gì?
Nhiều ngân hàng thương mại trong các nền kinh tế mới nổi hiện nay vẫn chưa thực hiện quản trị rủi ro mà chỉ dừng ở lý thuyết quản trị rủi ro mà thôi. Theo tôi biết, họ cũng mua một hệ thống quản trị rủi ro và cảm thấy như thế là đủ.
Trong khi đó, nếu một ngân hàng nào đó tăng trưởng tín dụng đến 30% thì lập tức xuất hiện theo một “phong trào” tăng trưởng tín dụng. Họ chỉ nghĩ đơn giản: anh tăng được thì tôi cũng tăng được.
Quản trị rủi ro thực sự là ý thức, nhận thức của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo ngân hàng, chứ không đơn giản chỉ sở hữu hệ thống quản trị rủi ro tinh xảo.
Một thực tế là nhiều ngân hàng rất lớn, hoạt động lâu năm trên thế giới nhưng vẫn bị mất vốn mà không phải do họ không có hệ thống quản trị rủi ro. Nhiều khi, sự sinh lời quá lớn trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó đã lấn át mọi nghi ngờ rủi ro, dẫn đến cả lãnh đạo và nhân viên đều cố tình lờ đi và hậu quả là rủi ro ập đến.
Ông có thể cho biết rõ hơn kế hoạch kinh doanh cụ thể của DBS tại Việt Nam?
Như nhiều ngân hàng lúc bắt đầu hoạt động, DBS xác định thời gian này sẽ tập trung dịch vụ bán buôn vào khối doanh nghiệp vì rất khó để triển khai ngay dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Cụ thể, những giao dịch liên quan đến thương mại của DBS sẽ phục vụ khoảng 90 khách hàng truyền thống của DBS hiện đang đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang có dự định mở văn phòng tại Hồng Kông, Singapore hay Đài Loan cũng là nguồn khách hàng tiềm năng của chúng tôi.
Ngoài ra, những dự án đầu tư vào hạ tầng như đường sá, cảng biển cũng là thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore và đây cũng là những dự án tiềm năng mà DBS nhắm tới.
Dĩ nhiên, trong thời gian này với “khuôn viên” của một văn phòng đại diện, chúng tôi chỉ hoạt động chủ yếu với chức năng cầu nối, làm marketing, xây dựng các mối quan hệ. Và khi được cấp phép thành lập chi nhánh, chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động.
DBS (Singapore) được xem là tập đoàn ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á với quy mô tổng tài sản đạt 171,758 tỷ USD, vốn hóa thị trường tương đương 22,544 tỷ USD và lợi nhuận ròng 2007 đạt 1,675 tỷ USD. Ngày 3/7/2008, DBS đã khai trương Văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Thưa ông, là ngân hàng lớn nhất khu vực nhưng tại sao bây giờ DBS mới có mặt tại Việt Nam?
Xuất thân từ một ngân hàng phát triển của Chính phủ Singapore, từ năm 1960, DBS là ngân hàng thuần túy hoạt động tài trợ sản xuất hoặc các dự án của chính phủ. Khoảng 10 năm gần đây, sau khi chuyển đổi hoàn toàn từ ngân hàng phát triển sang ngân hàng thương mại, cung cấp đầy đủ dịch vụ thì DBS mới mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế.
Hiện tại, DBS đã phát triển mạnh sang các nước trong khu vực với 78 chi nhánh tại Singapore, 57 chi nhánh tại Hồng Kông. Tháng 3 năm nay, ngân hàng đã nhận được giấy phép mở thêm 8 chi nhánh ở Ấn Độ (hiện đã có 2 chi nhánh tại New Dehli và Mumbai), 25 chi nhánh tại Indonesia và 40 chi nhánh ở Đài Loan sau khi mua lại ngân hàng BOWA Đài Loan.
Từ cuối năm ngoái, DBS đã trình hồ sơ, được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép và nay chúng tôi tiến hành khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội. Tôi tin tưởng kế hoạch phát triển của DBS tại Việt Nam sẽ thành công.
Hiện nay, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn chưa ổn định. Vậy tại sao DBS không chọn thời điểm khác để khai trương văn phòng đại diện?
Đó là một câu hỏi khó nhưng tôi nghĩ rằng, với định hướng phát triển vào một quốc gia nào đó trong khoảng thời gian cả trăm năm thì làm sao có thể vì những khó khăn nhỏ trước mắt mà dừng lại cả một hoạch định chiến lược?
Là một nhà kinh tế vĩ mô lâu năm, tôi hiểu những khó khăn mà Việt Nam đang phải gánh chịu cũng giống như bất kỳ một quốc gia nào thuộc khu vực kinh tế mới nổi. Chúng tôi nhìn vào nền tảng cơ bản của Việt Nam và không hề lo lắng. Vì vậy, tôi đã thuyết phục Ban lãnh đạo ngân hàng chúng tôi có mặt tại Việt Nam vào thời điểm này.
Ông nhận xét như thế nào về môi trường đầu tư tại Việt Nam hiện nay?
Việc đã có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam từ khá lâu chứng tỏ rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rất cởi mở trong chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành tài chính ngân hàng. Tôi nghĩ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang hoạt động khá hiệu quả.
Với tư cách là nhà quản trị rủi ro lâu năm trong hoạt động ngân hàng, theo ông, để kiểm soát được rủi ro thì điểm cốt yếu nhất là gì?
Nhiều ngân hàng thương mại trong các nền kinh tế mới nổi hiện nay vẫn chưa thực hiện quản trị rủi ro mà chỉ dừng ở lý thuyết quản trị rủi ro mà thôi. Theo tôi biết, họ cũng mua một hệ thống quản trị rủi ro và cảm thấy như thế là đủ.
Trong khi đó, nếu một ngân hàng nào đó tăng trưởng tín dụng đến 30% thì lập tức xuất hiện theo một “phong trào” tăng trưởng tín dụng. Họ chỉ nghĩ đơn giản: anh tăng được thì tôi cũng tăng được.
Quản trị rủi ro thực sự là ý thức, nhận thức của hội đồng quản trị và ban lãnh đạo ngân hàng, chứ không đơn giản chỉ sở hữu hệ thống quản trị rủi ro tinh xảo.
Một thực tế là nhiều ngân hàng rất lớn, hoạt động lâu năm trên thế giới nhưng vẫn bị mất vốn mà không phải do họ không có hệ thống quản trị rủi ro. Nhiều khi, sự sinh lời quá lớn trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó đã lấn át mọi nghi ngờ rủi ro, dẫn đến cả lãnh đạo và nhân viên đều cố tình lờ đi và hậu quả là rủi ro ập đến.
Ông có thể cho biết rõ hơn kế hoạch kinh doanh cụ thể của DBS tại Việt Nam?
Như nhiều ngân hàng lúc bắt đầu hoạt động, DBS xác định thời gian này sẽ tập trung dịch vụ bán buôn vào khối doanh nghiệp vì rất khó để triển khai ngay dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Cụ thể, những giao dịch liên quan đến thương mại của DBS sẽ phục vụ khoảng 90 khách hàng truyền thống của DBS hiện đang đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang có dự định mở văn phòng tại Hồng Kông, Singapore hay Đài Loan cũng là nguồn khách hàng tiềm năng của chúng tôi.
Ngoài ra, những dự án đầu tư vào hạ tầng như đường sá, cảng biển cũng là thế mạnh của các doanh nghiệp Singapore và đây cũng là những dự án tiềm năng mà DBS nhắm tới.
Dĩ nhiên, trong thời gian này với “khuôn viên” của một văn phòng đại diện, chúng tôi chỉ hoạt động chủ yếu với chức năng cầu nối, làm marketing, xây dựng các mối quan hệ. Và khi được cấp phép thành lập chi nhánh, chúng tôi sẽ mở rộng hoạt động.