Chuyện “bầu” Kiên đánh vàng thành… bài giảng
“Dường như trước đây “bầu” Kiên động vào cái gì, cái đó thành vàng... Nhưng đến khi động đến vàng thì”
Trong khi vụ án “bầu” Kiên đang chờ xét xử thì chuyện ông đánh vàng đã trở thành bài giảng tại ngân hàng.
Có nhiều vấn đề, nhiều mối liên hệ xoay quanh vụ án của ông Nguyễn Đức Kiên (thường được gọi là “bầu” Kiên, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Á Châu - ACB).
Theo đó, có nhiều kinh nghiệm được rút ra, ở các khía cạnh khác nhau, từ góc độ của nhà quản lý, giới lãnh đạo ngân hàng, đến cán bộ tín dụng và thậm chí là từ một nhà đầu tư đơn thuần.
“Vàng là nguyên nhân khiến “bầu” Kiên thân bại danh liệt”, học viên của lớp tập huấn quản trị rủi ro tại ngân hàng nọ kết luận. Lớp tập huấn mang tính nội bộ, chủ yếu dành cho cấp lãnh đạo các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng.
Bài giảng đến từ một người am hiểu vụ án “bầu” Kiên và bám sát diễn biến của nó, xem đó là một điển hình rủi ro để các cán bộ ngân hàng rút kinh nghiệm.
Bên lề lớp học, biên tập viên kinh tế của một tờ báo lớn nghiệm lại: “Dường như trước đây “bầu” Kiên động vào cái gì, cái đó thành vàng, từ tham gia thành lập và gây ảnh hưởng trong hoạt động của một số ngân hàng, đến tham gia lĩnh vực bóng đá. Nhưng đến khi động đến vàng thì…”.
Đánh vàng cũng là nội dung chính của bài giảng trong khuôn khổ lớp tập huấn trên. Có những dữ liệu minh họa - xin lưu ý chỉ là minh họa - được đưa ra tại lớp tập huấn này.
Cụ thể, ông Kiên từng tham gia đầu tư vàng qua tài khoản, qua chuyển đổi vốn cho vay, các hoạt động liên quan đều sử dụng đòn bẩy tài chính với quy mô lớn. Năm đầu tiên đánh vàng, thông tin đưa ra tại khóa học này dẫn tình huống rằng “bầu” Kiên đã thắng lớn, lãi tới khoảng 50 triệu USD. Thế nhưng, ngay sau đó là hai năm liền thua lỗ, với mức lỗ lên tới khoảng 124 triệu USD.
Được cho là có tiếng nói và ảnh hưởng lớn tại một số ngân hàng thương mại, ông Kiên đã dùng tài sản là nhà đất, cổ phiếu… trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng để ký quỹ đánh vàng. Một yếu tố hình thành khối tài sản đó là vốn vay, một yếu tố nữa là việc định giá và hạn mức liên quan. Hai yếu tố này được nhấn mạnh ở khía cạnh rủi ro mà các học viên cần lưu ý tại khóa học trên.
Một chiến thuật đầu tư của “bầu” Kiên được biết đến là bán khống. Quy mô bán khống và rủi ro được so sánh ở con số khoảng 91.000 lượng với mức giá khoảng 33 triệu đồng/lượng; tổng giá trị của các giao dịch lên tới khoảng 3.000 tỷ đồng. Theo thông tin tại khóa học, ông dự tính giá sẽ xuống 25 triệu đồng/lượng, vợt lại hàng bù cho khoản lỗ kéo dài trước đó.
Thế nhưng, giá vàng không giảm như dự tính của ông Kiên, mà nó lại liên tục tăng nhanh và mạnh. Đến thời điểm “bầu” Kiên bị bắt, ngày 20/8/2012, giá vàng dù đã điều chỉnh nhưng vẫn ở mức trên 42 triệu đồng/lượng. Rủi ro là quá lớn.
Ở chiến thuật trên, có học viên bình luận rằng, nếu ở góc độ là một nhà đầu tư, ông Kiên đã có những sai lầm lớn: thứ nhất, tính toán quá sai về xu hướng giá; thứ hai, nguyên tắc vợt lại hàng sau khi bán khống đã không được tuân thủ và liên quan, thứ ba là nguyên tắc cắt lỗ, biết chấp nhận lỗ đã không được áp dụng chặt chẽ.
Rủi ro xảy ra, không chỉ với “bầu” Kiên mà còn ảnh hưởng đến ngân hàng liên quan khi có sự nhân nhượng nào đó trong quy trình, nguyên tắc đảm bảo an toàn…
Song, hoạt động đầu tư trên không hẳn chỉ biết đến lỗ vì giá vàng quá trái ngược dự tính; nguồn vốn chuyển đổi từ vàng được sử dụng để gửi ngân hàng, để cho vay với lãi suất ngất ngưởng những năm trước cũng là đáng chú ý. Đây cũng là điểm được nhấn mạnh tại lớp tập huấn nói trên, gợi lại một thời kinh doanh vốn lãi cao mà nhiều rủi ro, hệ lụy về sau ở một số ngân hàng thương mại.
Đúc kết tại lớp tập huấn, 4 nguyên tắc đã được lưu ý với các học viên qua vụ án của “bầu” Kiên.
Thứ nhất, luôn tuyệt đối tuân thủ quy trình trong các nghiệp vụ, hoạt động của ngân hàng; thứ hai, tránh tư lợi bất chính, lạm quyền trong xét duyệt cho vay hoặc xử lý các tình huống; thứ ba, phải biết tự bảo vệ mình; thứ tư, phải nhanh chóng phối hợp với cơ quan công an khi xẩy ra rủi ro, để có thể hạn chế những tổn thất và xử lý kịp thời.
Còn với hoạt động ngân hàng nói chung, hẳn vụ án “bầu” Kiên cũng là một điển hình để Ngân hàng Nhà nước quyết liệt hủy bỏ các nghiệp vụ huy động, cho vay vốn vàng trong hệ thống những năm gần đây, cũng như bóc tách hoàn toàn vốn vàng và những rủi ro tập trung nửa đầu năm 2013.
Có nhiều vấn đề, nhiều mối liên hệ xoay quanh vụ án của ông Nguyễn Đức Kiên (thường được gọi là “bầu” Kiên, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị, Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Á Châu - ACB).
Theo đó, có nhiều kinh nghiệm được rút ra, ở các khía cạnh khác nhau, từ góc độ của nhà quản lý, giới lãnh đạo ngân hàng, đến cán bộ tín dụng và thậm chí là từ một nhà đầu tư đơn thuần.
“Vàng là nguyên nhân khiến “bầu” Kiên thân bại danh liệt”, học viên của lớp tập huấn quản trị rủi ro tại ngân hàng nọ kết luận. Lớp tập huấn mang tính nội bộ, chủ yếu dành cho cấp lãnh đạo các đơn vị kinh doanh trong ngân hàng.
Bài giảng đến từ một người am hiểu vụ án “bầu” Kiên và bám sát diễn biến của nó, xem đó là một điển hình rủi ro để các cán bộ ngân hàng rút kinh nghiệm.
Bên lề lớp học, biên tập viên kinh tế của một tờ báo lớn nghiệm lại: “Dường như trước đây “bầu” Kiên động vào cái gì, cái đó thành vàng, từ tham gia thành lập và gây ảnh hưởng trong hoạt động của một số ngân hàng, đến tham gia lĩnh vực bóng đá. Nhưng đến khi động đến vàng thì…”.
Đánh vàng cũng là nội dung chính của bài giảng trong khuôn khổ lớp tập huấn trên. Có những dữ liệu minh họa - xin lưu ý chỉ là minh họa - được đưa ra tại lớp tập huấn này.
Cụ thể, ông Kiên từng tham gia đầu tư vàng qua tài khoản, qua chuyển đổi vốn cho vay, các hoạt động liên quan đều sử dụng đòn bẩy tài chính với quy mô lớn. Năm đầu tiên đánh vàng, thông tin đưa ra tại khóa học này dẫn tình huống rằng “bầu” Kiên đã thắng lớn, lãi tới khoảng 50 triệu USD. Thế nhưng, ngay sau đó là hai năm liền thua lỗ, với mức lỗ lên tới khoảng 124 triệu USD.
Được cho là có tiếng nói và ảnh hưởng lớn tại một số ngân hàng thương mại, ông Kiên đã dùng tài sản là nhà đất, cổ phiếu… trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng để ký quỹ đánh vàng. Một yếu tố hình thành khối tài sản đó là vốn vay, một yếu tố nữa là việc định giá và hạn mức liên quan. Hai yếu tố này được nhấn mạnh ở khía cạnh rủi ro mà các học viên cần lưu ý tại khóa học trên.
Một chiến thuật đầu tư của “bầu” Kiên được biết đến là bán khống. Quy mô bán khống và rủi ro được so sánh ở con số khoảng 91.000 lượng với mức giá khoảng 33 triệu đồng/lượng; tổng giá trị của các giao dịch lên tới khoảng 3.000 tỷ đồng. Theo thông tin tại khóa học, ông dự tính giá sẽ xuống 25 triệu đồng/lượng, vợt lại hàng bù cho khoản lỗ kéo dài trước đó.
Thế nhưng, giá vàng không giảm như dự tính của ông Kiên, mà nó lại liên tục tăng nhanh và mạnh. Đến thời điểm “bầu” Kiên bị bắt, ngày 20/8/2012, giá vàng dù đã điều chỉnh nhưng vẫn ở mức trên 42 triệu đồng/lượng. Rủi ro là quá lớn.
Ở chiến thuật trên, có học viên bình luận rằng, nếu ở góc độ là một nhà đầu tư, ông Kiên đã có những sai lầm lớn: thứ nhất, tính toán quá sai về xu hướng giá; thứ hai, nguyên tắc vợt lại hàng sau khi bán khống đã không được tuân thủ và liên quan, thứ ba là nguyên tắc cắt lỗ, biết chấp nhận lỗ đã không được áp dụng chặt chẽ.
Rủi ro xảy ra, không chỉ với “bầu” Kiên mà còn ảnh hưởng đến ngân hàng liên quan khi có sự nhân nhượng nào đó trong quy trình, nguyên tắc đảm bảo an toàn…
Song, hoạt động đầu tư trên không hẳn chỉ biết đến lỗ vì giá vàng quá trái ngược dự tính; nguồn vốn chuyển đổi từ vàng được sử dụng để gửi ngân hàng, để cho vay với lãi suất ngất ngưởng những năm trước cũng là đáng chú ý. Đây cũng là điểm được nhấn mạnh tại lớp tập huấn nói trên, gợi lại một thời kinh doanh vốn lãi cao mà nhiều rủi ro, hệ lụy về sau ở một số ngân hàng thương mại.
Đúc kết tại lớp tập huấn, 4 nguyên tắc đã được lưu ý với các học viên qua vụ án của “bầu” Kiên.
Thứ nhất, luôn tuyệt đối tuân thủ quy trình trong các nghiệp vụ, hoạt động của ngân hàng; thứ hai, tránh tư lợi bất chính, lạm quyền trong xét duyệt cho vay hoặc xử lý các tình huống; thứ ba, phải biết tự bảo vệ mình; thứ tư, phải nhanh chóng phối hợp với cơ quan công an khi xẩy ra rủi ro, để có thể hạn chế những tổn thất và xử lý kịp thời.
Còn với hoạt động ngân hàng nói chung, hẳn vụ án “bầu” Kiên cũng là một điển hình để Ngân hàng Nhà nước quyết liệt hủy bỏ các nghiệp vụ huy động, cho vay vốn vàng trong hệ thống những năm gần đây, cũng như bóc tách hoàn toàn vốn vàng và những rủi ro tập trung nửa đầu năm 2013.