Cổ đông lớn JVC: “Có nhiều điều chúng tôi không hiểu”
Đại diện nhóm cổ đông Nhật Bản đang nắm quyền điều hành JVC chưa có ý định tăng tỷ lệ sở hữu
Đại diện nhóm cổ đông Nhật Bản đang nắm quyền điều hành Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) cho biết cho tới hiện tại, nhóm quỹ này chưa có ý định tăng tỷ lệ sở hữu tại JVC. Ngay cả việc mua cổ phiếu quỹ cũng rõ ràng.
Chiều 6/7, tân Chủ tịch JVC Kyohei Hosono đã tổ chức cuộc họp nhằm chia sẻ định hướng phát triển công ty sau khi nổ ra các sự kiện cựu Chủ tịch Lê Văn Hướng bị bắt tạm giam, và giá cổ phiếu JVC sụt giảm gần 66% chỉ trong chưa đầy một tháng.
Đại diện cho phần vốn góp của DIAF và Dream Incubator Inc., (DI), ông Kyohei Hosono đã gửi lời xin lỗi đến tất cả các bên liên quan đến sự kiện này, từ cổ đông đến các đối tác.
Tuy nhiên, những thông tin mà các chuyên viên phân tích, đại diện các quỹ đầu tư góp vốn vào JVC… nhận được là không nhiều.
Vấn đề được thị trường quan tâm nhất là tình trạng của số tiền mặt gần 466 tỷ đồng tại quỹ, các khoản phải thu và dự kiến kết quả kinh doanh quý 2/2015 đã không được giải đáp thỏa đáng. Song, điều này cũng không nằm ngoài dự đoán, vì JVC vừa có sự thay đổi lớn trong ban lãnh đạo.
Bản thân tân Chủ tịch JVC cũng thừa nhận: “Hệ thống quản lý tài chính của công ty không được tốt và có nhiều dữ liệu phải mất thời gian để tổng hợp. Tôi hiểu tình trạng quản lý dòng tiền của JVC có vấn đề, nhiều lúc không trả nợ nhà cung cấp đúng hạn”.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy, liệu rắc rối của cựu Chủ tịch Lê Văn Hướng có ảnh hưởng như thế nào tới các hợp đồng mà JVC đã ký kết? Ông Kyohei Hosono cho biết hiện sự việc trên "không có ảnh hưởng gì", và các hợp đồng đang triển khai mà không có bệnh viện nào hủy hợp đồng.
Tuy nhiên tân Chủ tịch JVC cũng cho biết vụ việc có làm ảnh hưởng tới việc đấu thầu các dự án: “Một số dự án chúng tôi không thể tham gia đấu thầu được. Một số bệnh viện e ngại trong việc cho JVC tham gia nhận thầu do có vụ việc nói trên. Sau khi ông Hướng vắng mặt và xuất hiện các thông tin bất lợi, nhiều bệnh viện tỏ ra e ngại khi tiếp tục hợp tác với JVC. Chúng tôi đang gặp gỡ các bệnh viện để làm việc và thể hiện rằng JVC vẫn đang hoạt động bình thường”.
Liên quan đến việc triển khai các dự án mới, đại diện JVC cho biết các dự án không có gì thay đổi, nhưng có sự trì hoãn tiến độ một thời gian, “nhưng chúng tôi vẫn muốn tiếp tục các dự án này. Những dự án này được biết đến cả ở phía Nhật Bản và có sự hỗ trợ vốn từ Nhật Bản. Do đó chúng tôi muốn tiếp tục”.
VnEconomy cũng đặt vấn đề liệu nhóm cổ đông Nhật Bản có ý định tăng tỷ lệ sở hữu tại JVC lên hay không, khi đã tiếp quản quyền điều hành ở công ty này.
Đại diện DI châu Á cho biết: “Chúng tôi ở đây không phải để tận dụng những sự cố này. Cách chúng tôi làm khác với các quỹ đầu tư khác. Chúng tôi muốn giúp đỡ JVC lâu dài”.
Vấn đề mua lại cổ phiếu quỹ theo nghị quyết Hội đồng Quản trị JVC cũng đem lại một chút thất vọng.
Tân Chủ tịch Kyohei Hosono nói: “Chúng tôi đang trao đổi nội bộ và chưa quyết định có tiến hành hay không. Nhưng chúng tôi thấy việc mua cổ phiếu quỹ về ngắn hạn là tốt, nhưng dài hạn cần có những thay đổi trong quản trị và hoạt động của công ty. Chúng tôi đang cân nhắc các lựa chọn”.
Những định hướng thay đổi đem lại hy vọng nhất là ban điều hành mới nỗ lực tái cấu trúc lại phương thức quản trị, thay đổi cách quản lý từ một công ty gia đình thành một công ty dân chủ hơn.
Đây không phải là công việc dễ dàng, vì theo ông Kyohei Hosono, “sự vắng mặt của ông Lê Văn Hướng đem lại khó khăn cho công ty. Ông Hướng trong quá trình làm việc đã có mối quan hệ mật thiết với các bệnh viện, lại có kỹ năng bán hàng tốt”.
“Tuy nhiên, mối quan hệ của ông Hướng cũng là mối quan hệ của JVC. Đội ngũ bán hàng của JVC đã được đào tạo bài bản và có quan hệ với các bệnh viện. Chúng tôi sẽ giao trách nhiệm nhiều hơn cho các cấp trưởng phòng chứ không chỉ là quan hệ lãnh đạo một chiều từ trên xuống dưới như trước. Chúng tôi cũng sẽ thiết lập lại các mối quan hệ với bạn hàng”, ông Kyohei Hosono nói.
Cuộc họp kéo khá dài, khi nhiều câu hỏi của các chuyên viên phân tích đến từ các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư đặt ra đã không được giải đáp thỏa đáng. Mối quan tâm lớn là bản chất sự việc tại JVC là gì, thì đại diện Hội đồng Quản trị mới của JVC cũng không giải đáp được.
“Theo lời một quan chức Chính phủ thì sự việc là rất phức tạp, và tôi cũng không biết nên hiểu sự phức tạp đó là như thế nào. Có nhiều điều mà chúng tôi không biết, không hiểu và muốn được làm rõ. Tại sao ông Hướng lại bị tạm giam? Chúng tôi biết tin đồn, trong đó có tin ông Hướng chỉ đạo thay đổi tem trên các máy móc. Chúng tôi không biết điều này có đúng không, và đó có phải là lý do bị bắt hay không?”, đại diện quỹ DI châu Á cho biết.
“Tôi muốn biết chính xác sự việc này là gì. Tôi đã gặp một số quan chức cấp cao, và được giới thiệu để gặp cấp cao hơn nữa. Tôi hiểu các bạn muốn biết bản chất sự việc nhưng tôi cũng không giúp các bạn được. Tôi nghĩ là đang có sự bối rối lớn từ các bạn, nhưng thực sự thì tôi cũng bối rối”, đại diện quỹ DI nói.
Chiều 6/7, tân Chủ tịch JVC Kyohei Hosono đã tổ chức cuộc họp nhằm chia sẻ định hướng phát triển công ty sau khi nổ ra các sự kiện cựu Chủ tịch Lê Văn Hướng bị bắt tạm giam, và giá cổ phiếu JVC sụt giảm gần 66% chỉ trong chưa đầy một tháng.
Đại diện cho phần vốn góp của DIAF và Dream Incubator Inc., (DI), ông Kyohei Hosono đã gửi lời xin lỗi đến tất cả các bên liên quan đến sự kiện này, từ cổ đông đến các đối tác.
Tuy nhiên, những thông tin mà các chuyên viên phân tích, đại diện các quỹ đầu tư góp vốn vào JVC… nhận được là không nhiều.
Vấn đề được thị trường quan tâm nhất là tình trạng của số tiền mặt gần 466 tỷ đồng tại quỹ, các khoản phải thu và dự kiến kết quả kinh doanh quý 2/2015 đã không được giải đáp thỏa đáng. Song, điều này cũng không nằm ngoài dự đoán, vì JVC vừa có sự thay đổi lớn trong ban lãnh đạo.
Bản thân tân Chủ tịch JVC cũng thừa nhận: “Hệ thống quản lý tài chính của công ty không được tốt và có nhiều dữ liệu phải mất thời gian để tổng hợp. Tôi hiểu tình trạng quản lý dòng tiền của JVC có vấn đề, nhiều lúc không trả nợ nhà cung cấp đúng hạn”.
Trả lời câu hỏi của VnEconomy, liệu rắc rối của cựu Chủ tịch Lê Văn Hướng có ảnh hưởng như thế nào tới các hợp đồng mà JVC đã ký kết? Ông Kyohei Hosono cho biết hiện sự việc trên "không có ảnh hưởng gì", và các hợp đồng đang triển khai mà không có bệnh viện nào hủy hợp đồng.
Tuy nhiên tân Chủ tịch JVC cũng cho biết vụ việc có làm ảnh hưởng tới việc đấu thầu các dự án: “Một số dự án chúng tôi không thể tham gia đấu thầu được. Một số bệnh viện e ngại trong việc cho JVC tham gia nhận thầu do có vụ việc nói trên. Sau khi ông Hướng vắng mặt và xuất hiện các thông tin bất lợi, nhiều bệnh viện tỏ ra e ngại khi tiếp tục hợp tác với JVC. Chúng tôi đang gặp gỡ các bệnh viện để làm việc và thể hiện rằng JVC vẫn đang hoạt động bình thường”.
Liên quan đến việc triển khai các dự án mới, đại diện JVC cho biết các dự án không có gì thay đổi, nhưng có sự trì hoãn tiến độ một thời gian, “nhưng chúng tôi vẫn muốn tiếp tục các dự án này. Những dự án này được biết đến cả ở phía Nhật Bản và có sự hỗ trợ vốn từ Nhật Bản. Do đó chúng tôi muốn tiếp tục”.
VnEconomy cũng đặt vấn đề liệu nhóm cổ đông Nhật Bản có ý định tăng tỷ lệ sở hữu tại JVC lên hay không, khi đã tiếp quản quyền điều hành ở công ty này.
Đại diện DI châu Á cho biết: “Chúng tôi ở đây không phải để tận dụng những sự cố này. Cách chúng tôi làm khác với các quỹ đầu tư khác. Chúng tôi muốn giúp đỡ JVC lâu dài”.
Vấn đề mua lại cổ phiếu quỹ theo nghị quyết Hội đồng Quản trị JVC cũng đem lại một chút thất vọng.
Tân Chủ tịch Kyohei Hosono nói: “Chúng tôi đang trao đổi nội bộ và chưa quyết định có tiến hành hay không. Nhưng chúng tôi thấy việc mua cổ phiếu quỹ về ngắn hạn là tốt, nhưng dài hạn cần có những thay đổi trong quản trị và hoạt động của công ty. Chúng tôi đang cân nhắc các lựa chọn”.
Những định hướng thay đổi đem lại hy vọng nhất là ban điều hành mới nỗ lực tái cấu trúc lại phương thức quản trị, thay đổi cách quản lý từ một công ty gia đình thành một công ty dân chủ hơn.
Đây không phải là công việc dễ dàng, vì theo ông Kyohei Hosono, “sự vắng mặt của ông Lê Văn Hướng đem lại khó khăn cho công ty. Ông Hướng trong quá trình làm việc đã có mối quan hệ mật thiết với các bệnh viện, lại có kỹ năng bán hàng tốt”.
“Tuy nhiên, mối quan hệ của ông Hướng cũng là mối quan hệ của JVC. Đội ngũ bán hàng của JVC đã được đào tạo bài bản và có quan hệ với các bệnh viện. Chúng tôi sẽ giao trách nhiệm nhiều hơn cho các cấp trưởng phòng chứ không chỉ là quan hệ lãnh đạo một chiều từ trên xuống dưới như trước. Chúng tôi cũng sẽ thiết lập lại các mối quan hệ với bạn hàng”, ông Kyohei Hosono nói.
Cuộc họp kéo khá dài, khi nhiều câu hỏi của các chuyên viên phân tích đến từ các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư đặt ra đã không được giải đáp thỏa đáng. Mối quan tâm lớn là bản chất sự việc tại JVC là gì, thì đại diện Hội đồng Quản trị mới của JVC cũng không giải đáp được.
“Theo lời một quan chức Chính phủ thì sự việc là rất phức tạp, và tôi cũng không biết nên hiểu sự phức tạp đó là như thế nào. Có nhiều điều mà chúng tôi không biết, không hiểu và muốn được làm rõ. Tại sao ông Hướng lại bị tạm giam? Chúng tôi biết tin đồn, trong đó có tin ông Hướng chỉ đạo thay đổi tem trên các máy móc. Chúng tôi không biết điều này có đúng không, và đó có phải là lý do bị bắt hay không?”, đại diện quỹ DI châu Á cho biết.
“Tôi muốn biết chính xác sự việc này là gì. Tôi đã gặp một số quan chức cấp cao, và được giới thiệu để gặp cấp cao hơn nữa. Tôi hiểu các bạn muốn biết bản chất sự việc nhưng tôi cũng không giúp các bạn được. Tôi nghĩ là đang có sự bối rối lớn từ các bạn, nhưng thực sự thì tôi cũng bối rối”, đại diện quỹ DI nói.