Có nghị định, tin nhắn “rác” vẫn “xả”
Nghị định 90 đã có hiệu lực được hơn một tháng nhưng tin nhắn quảng cáo được "spam" qua mạng di động vẫn cứ… tung hoành
Tặng bạn 5 hình nén + 5 nhạc chương trình HOT miễn phí, soạn: SPRSP gửi 8xxx. Để xem 15 hình nén Bikini nóng bỏng, soạn APT 10 gửi 8xxx. Tặng bạn 10 người đẹp Bikini nóng bỏng và quyến rũ, soạn: TDT 125 gửi 8xxx. Chân dài gợi cảm, cực HOT, soạn TDT 96 gửi 8xxx.
Chị Trần Thùy Linh, một nhân viên kinh doanh điện lạnh trên phố Tây Sơn (Hà Nội) phải kêu khổ vì hơn một tuần nay liên tục nhận được những tin nhắn có nội dung như vậy. Và, đây chỉ là một trong nhiều trường hợp.
Bởi, nghị định chống thư rác (Nghị định 90) đã có hiệu lực được hơn một tháng nhưng tin nhắn quảng cáo được "spam" qua mạng di động vẫn cứ… tung hoành.
Thuốc chưa chữa được bệnh
Theo Nghị định 90, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ nội dung từ ngày 9/2 khi nhắn tin quảng cáo qua di động đều phải được gắn nhãn quảng cáo rõ ràng và phải cung cấp đầy đủ các loại hình từ chối bằng tin nhắn, số điện thoại cho người nhận.
Trong đó, theo quy định của nghị định và Thông tư 12 của Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung sẽ phải đăng ký với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, là đơn vị quản lý để được cấp mã số, gắn nhãn quảng cáo và các quy định trên SMS quảng cáo.
Nghị định chống thư rác có hiệu lực như được coi là “liều thuốc” chính thức dùng để “chữa bệnh” và ngăn ngừa tin nhắn rác, thư rác, giúp người dùng yên tâm với phương tiện liên lạc của mình, tránh phiền nhiễu.
Thế nhưng hơn một tháng khi nghị định có hiệu lực... “rác tin nhắn” vẫn cứ “xả” vô tư! Thậm chí, theo phản ảnh của nhiều khách hàng thời gian gần đây, số lượng tin nhắn rác còn được “xả” mạnh hơn trước thời điểm nghị định có hiệu lực.
“Trước có khi cả tháng mới có một hai tin nhắn quảng cáo gửi đến. Nhưng hơn một tháng lại đây, lượng tin nhắn dạng này đã gấp bốn năm lần”, chị Linh nói.
Trong đó, nội dung tin nhắn rác cũng được "nâng cấp", khi không chỉ dừng lại ở quảng cáo dịch vụ, sản phẩm mà còn tập trung vào chuyện chăn gối, giới tính, hình ảnh sex…
"Tình trạng tin nhắn quảng cáo không có trách nhiệm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, thậm chí lừa đảo thực tế vẫn đang khá phổ biến", một lãnh đạo của VNCERT cho biết.
Cách đây vài hôm, VNCERT đã tổ chức họp bàn với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung đề nghị các nhà cung cấp nghiêm chỉnh thực hiện đăng ký cấp mã số quản lý theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và thực hiện dừng phát tán các tin nhắn rác.
Theo ông Đỗ Ngọc Duy Trác, Trưởng phòng nghiệp vụ VNCERT, ngay sau ngày 9/2/2009, VNCERT đã nhận được nhiều công văn của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung gửi đến đề nghị được cung cấp mã số quản lý, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp bị từ chối do chưa đủ điều kiện hợp lệ, một số còn lại vẫn trong quá trình thẩm định.
Chính vì thế, theo VNCERT, đến thời điểm này mới chỉ có Công ty Cổ phần Truyền thông GAPIT đã được cấp mã số, còn lại tổng số hơn 160 nhà cung cấp dịch vụ và nội dung, nếu thực hiện gửi tin nhắn quảng cáo đều vi phạm Nghị định 90.
Kẽ hở và cuộc chạy đua?
Khi người dùng điện thoại di động soạn tin gửi theo nội dung tin nhắn rác tới đầu số của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung sẽ mất toi một khoản tiền trong tài khoản, trung bình từ 5.000 - 15.000 đồng.
Trong khi đó, sim khuyến mại trả trước của các nhà mạng di động đã được kích hoạt với giá rất rẻ đang được tung bán khá nhiều trên thị trường. Theo tìm hiểu, không hiếm các nhà cung cấp dịch vụ nội dung đã mua hàng loạt các sim khuyến mại này phát cho nhân viên hoặc người thân để… cùng nhau soạn tin với những nội dung như trên gửi tới các thuê bao di động. Nhất là mỗi sim khuyến mại này chỉ khoảng 50.000 đồng nhưng trong tài khoản sử dụng lên tới 150.000 đồng.
Vì thế, tính ra mỗi sim sẽ gửi được khoảng 500 tin nhắn (mỗi tin chỉ 300 đồng), và nếu người dùng nhắn lại theo tin nhắn rác, các nhà cung cấp sẽ được một khoản tiền gấp hàng chục lần số tiền mua sim.
Mức phạt cao nhất cho các hành vi vi phạm là các nhà cung cấp sẽ bị thu hồi đầu số. Nhưng, một nhà cung cấp dịch vụ nội dung cho biết vẫn còn kẽ hở để "phản kháng" vì, "số điện thoại kia chẳng biết là của ai và cũng chẳng can hệ gì tới doanh nghiệp? Đấy là có kẻ đã chơi xấu chứ chúng tôi không thực hiện tin nhắn quảng cáo này".
Sắp tới, các thuê bao trả trước của mạng điện thoại di động sẽ phải đăng ký trước thời điểm 30/6/2009, nên một số nhà cung cấp dịch vụ nội dung dường như đang xem đây là cơ hội cuối cùng để gia tăng “kiếm tiền”.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2008, cả nước còn hơn 20 triệu thuê bao điện thoại di động chưa đăng ký thông tin cá nhân và hơn 50% số điểm giao dịch của các nhà mạng vi phạm quy chế đăng ký thuê bao, bán những sim đã đăng ký thông tin hoặc đã kích hoạt trước. Như vậy, lượng thuê bao ảo vẫn còn tương đối lớn.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị các mạng di động cần tiến hành rà soát cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao trả trước, kiên quyết dừng cấp dịch vụ với các thuê bao đăng ký thông tin không chính xác trước 15/4/2009. Chỉ khi các thuê bao trả trước đều được đăng ký thông tin đầy đủ, cùng với việc kiểm soát, quản lý chặt chẽ tin quảng cáo như Nghị định 90 đã quy định thì mới hy vọng có thể xóa được tin nhắn rác.
Chị Trần Thùy Linh, một nhân viên kinh doanh điện lạnh trên phố Tây Sơn (Hà Nội) phải kêu khổ vì hơn một tuần nay liên tục nhận được những tin nhắn có nội dung như vậy. Và, đây chỉ là một trong nhiều trường hợp.
Bởi, nghị định chống thư rác (Nghị định 90) đã có hiệu lực được hơn một tháng nhưng tin nhắn quảng cáo được "spam" qua mạng di động vẫn cứ… tung hoành.
Thuốc chưa chữa được bệnh
Theo Nghị định 90, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ nội dung từ ngày 9/2 khi nhắn tin quảng cáo qua di động đều phải được gắn nhãn quảng cáo rõ ràng và phải cung cấp đầy đủ các loại hình từ chối bằng tin nhắn, số điện thoại cho người nhận.
Trong đó, theo quy định của nghị định và Thông tư 12 của Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung sẽ phải đăng ký với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, là đơn vị quản lý để được cấp mã số, gắn nhãn quảng cáo và các quy định trên SMS quảng cáo.
Nghị định chống thư rác có hiệu lực như được coi là “liều thuốc” chính thức dùng để “chữa bệnh” và ngăn ngừa tin nhắn rác, thư rác, giúp người dùng yên tâm với phương tiện liên lạc của mình, tránh phiền nhiễu.
Thế nhưng hơn một tháng khi nghị định có hiệu lực... “rác tin nhắn” vẫn cứ “xả” vô tư! Thậm chí, theo phản ảnh của nhiều khách hàng thời gian gần đây, số lượng tin nhắn rác còn được “xả” mạnh hơn trước thời điểm nghị định có hiệu lực.
“Trước có khi cả tháng mới có một hai tin nhắn quảng cáo gửi đến. Nhưng hơn một tháng lại đây, lượng tin nhắn dạng này đã gấp bốn năm lần”, chị Linh nói.
Trong đó, nội dung tin nhắn rác cũng được "nâng cấp", khi không chỉ dừng lại ở quảng cáo dịch vụ, sản phẩm mà còn tập trung vào chuyện chăn gối, giới tính, hình ảnh sex…
"Tình trạng tin nhắn quảng cáo không có trách nhiệm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, thậm chí lừa đảo thực tế vẫn đang khá phổ biến", một lãnh đạo của VNCERT cho biết.
Cách đây vài hôm, VNCERT đã tổ chức họp bàn với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung đề nghị các nhà cung cấp nghiêm chỉnh thực hiện đăng ký cấp mã số quản lý theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và thực hiện dừng phát tán các tin nhắn rác.
Theo ông Đỗ Ngọc Duy Trác, Trưởng phòng nghiệp vụ VNCERT, ngay sau ngày 9/2/2009, VNCERT đã nhận được nhiều công văn của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung gửi đến đề nghị được cung cấp mã số quản lý, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp bị từ chối do chưa đủ điều kiện hợp lệ, một số còn lại vẫn trong quá trình thẩm định.
Chính vì thế, theo VNCERT, đến thời điểm này mới chỉ có Công ty Cổ phần Truyền thông GAPIT đã được cấp mã số, còn lại tổng số hơn 160 nhà cung cấp dịch vụ và nội dung, nếu thực hiện gửi tin nhắn quảng cáo đều vi phạm Nghị định 90.
Kẽ hở và cuộc chạy đua?
Khi người dùng điện thoại di động soạn tin gửi theo nội dung tin nhắn rác tới đầu số của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung sẽ mất toi một khoản tiền trong tài khoản, trung bình từ 5.000 - 15.000 đồng.
Trong khi đó, sim khuyến mại trả trước của các nhà mạng di động đã được kích hoạt với giá rất rẻ đang được tung bán khá nhiều trên thị trường. Theo tìm hiểu, không hiếm các nhà cung cấp dịch vụ nội dung đã mua hàng loạt các sim khuyến mại này phát cho nhân viên hoặc người thân để… cùng nhau soạn tin với những nội dung như trên gửi tới các thuê bao di động. Nhất là mỗi sim khuyến mại này chỉ khoảng 50.000 đồng nhưng trong tài khoản sử dụng lên tới 150.000 đồng.
Vì thế, tính ra mỗi sim sẽ gửi được khoảng 500 tin nhắn (mỗi tin chỉ 300 đồng), và nếu người dùng nhắn lại theo tin nhắn rác, các nhà cung cấp sẽ được một khoản tiền gấp hàng chục lần số tiền mua sim.
Mức phạt cao nhất cho các hành vi vi phạm là các nhà cung cấp sẽ bị thu hồi đầu số. Nhưng, một nhà cung cấp dịch vụ nội dung cho biết vẫn còn kẽ hở để "phản kháng" vì, "số điện thoại kia chẳng biết là của ai và cũng chẳng can hệ gì tới doanh nghiệp? Đấy là có kẻ đã chơi xấu chứ chúng tôi không thực hiện tin nhắn quảng cáo này".
Sắp tới, các thuê bao trả trước của mạng điện thoại di động sẽ phải đăng ký trước thời điểm 30/6/2009, nên một số nhà cung cấp dịch vụ nội dung dường như đang xem đây là cơ hội cuối cùng để gia tăng “kiếm tiền”.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2008, cả nước còn hơn 20 triệu thuê bao điện thoại di động chưa đăng ký thông tin cá nhân và hơn 50% số điểm giao dịch của các nhà mạng vi phạm quy chế đăng ký thuê bao, bán những sim đã đăng ký thông tin hoặc đã kích hoạt trước. Như vậy, lượng thuê bao ảo vẫn còn tương đối lớn.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị các mạng di động cần tiến hành rà soát cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao trả trước, kiên quyết dừng cấp dịch vụ với các thuê bao đăng ký thông tin không chính xác trước 15/4/2009. Chỉ khi các thuê bao trả trước đều được đăng ký thông tin đầy đủ, cùng với việc kiểm soát, quản lý chặt chẽ tin quảng cáo như Nghị định 90 đã quy định thì mới hy vọng có thể xóa được tin nhắn rác.