08:34 07/10/2019

Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi

Phương Thảo

Con tàu dọn rác thải này hứa hẹn sẽ giúp dọn sạch hàng chục ngàn tấn rác trên Thái Bình Dương. Chủ nhân của hệ thống là một sinh viên người Hà Lan, Boyan Slat.


Vào năm 2014, khi mới 20 tuổi, chàng sinh viên Slat đã lập ra tổ chức phi lợi nhuận Ocean Cleanup (Dọn sạch đại dương) và phát động chiến dịch gây quỹ quy mô lớn, thu được 2 triệu USD. Ngay lúc đó, Slat đã thành lập một phương án dọn rác giả lập trên máy tínhVà đầu tháng 10 vừa qua, Maersk Launcher - một con tàu đặc biệt được thiết kế để làm sạch các đại dương - đã khởi hành từ San Francisco (Mỹ) để thực hiện sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa ở Đảo rác Thái  Bình Dương. Đây chính là một phần trong dự án làm sạch môi trường của tổ chức The Ocean Cleanup của Slat.Con thuyền Maersk Launcher đã kéo thiết bị qua Vịnh San Francisco, dưới Cầu Cổng Vàng và tiến ra biển, tới Đảo Rác Lớn. Trong năm đầu hoạt động, con tàu dự kiến sẽ thu về khoảng 50 tấn rác. Boyan Slat và các cộng sự mong muốn hệ thống sẽ dỡ phần lớn rác khỏi Đảo Rác Lớn và theo nghiên cứu bằng phần mềm giả lập, một dàn 60 hệ thống sẽ dọn sạch 50% Đảo Rác Lớn trong vòng 5 năm.
Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi - Ảnh 1.
Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi - Ảnh 2.
"Đây vẫn chưa phải là công nghệ đã được chứng minh là hiệu quả và phải đợi trong vài tháng tới, nó phải làm được việc mà nó sinh ra để làm", Slat nói với Business Insider như vậy. Thử nghiệm trong môi trường giả lập nhiều, đây mới là lần đầu tiên con tàu ra khơi, đối mặt với sóng gió của Thái Bình Dương. "Sắp tới sẽ là 6 tháng đầy thú vị", Slat hồ hởi cho biết.
Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi - Ảnh 3.
Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi - Ảnh 4.
Kế hoạch của Slat là lắp đặt một hệ thống phao nổi hình chữ U trên đường đi của các dòng hải lưu lớn, dựa vào sức gió di chuyển để thu gom rác trôi nổi trên đại dương. Tuy nhiên, những mẫu trước đây khi đưa vào thực nghiệm không cho thấy hiệu quả do khó điều chỉnh tốc độ di chuyển, cũng như nhiều rác thải đã vào nhưng dễ dàng lọt ra ngoài hệ thống. Với mẫu mới nhất, nhà thiết kế đã thêm vào chiếc dù bay giúp điều chỉnh tốc độ nhanh chậm của hệ thống, giúp hoạt động linh hoạt hơn. Nhóm cũng đặt thêm một tấm lưới, giúp hạn chế rác thoát ngược ra ngoài. Theo Slat, thiết kế hiện nay ngoài giúp thu gom những rác thải cỡ lớn, còn thu được những rác có kích thước nhỏ đến khoảng 1mm. Rác sẽ dồn về góc hình chữ U và cứ 6 - 8 tuần những con tàu sẽ đến lấy rác đem về đất liền để tái chế.
Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi - Ảnh 5.
Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi - Ảnh 6.
Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi - Ảnh 7.
Đảo rác Thái Bình Dương là một bãi rác nổi có diện tích lớn gấp 2 lần nước Pháp. Đây là khu vực có nhiều chất thải nhựa nằm trong xoáy nước Bắc Thái Bình Dương, một trong 5 xoáy nước chính của đại dương. Đảo rác này kéo dài trên một khu vực rất rộng tùy thuộc vào mức độ tập trung của các chất thải nhựa. Rác ở đây chủ yếu là đồ sinh hoạt của tàu đánh cá và ngư cụ, bao gồm cả lưới và dây thừng. Khối lượng rác thải nhựa khổng lồ này đã giết chết hơn 100.000 động vật biển mỗi năm, bao gồm cả cá voi, cá heo và hải cẩu.
Con tàu với sứ mệnh thu dọn rác thải nhựa đã ra khơi - Ảnh 8.
Slat cho biết ý tưởng làm sạch đại dương nảy lên trong đầu khi anh lặn trên vùng biển ngoài khơi Hi Lạp năm 16 tuổi. Từ đó, anh không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu để cho ra đời hệ thống làm sạch đại dương. Anh ước tính với phương pháp này chỉ tốn khoảng 5 USD để xử lý 1 kg rác, chỉ bằng 3% của các phương pháp tiềm năng khác.Sự thành bại của toàn bộ dự án sẽ phụ thuộc nhiều vào sự thành công của hệ thống. Nhưng xét rộng ra, sự thành bại của dự án còn nằm tại chính ý thức của nhân loại: đừng đổ rác thải ra biển nữa. Boyan Slat cho rằng dừng việc xả thải nhựa cần phải là mục tiêu hàng đầu.

(Theo Business Insider)