Cuộc gặp Donald Trump-Tập Cận Bình sẽ diễn ra vào tuần tới
Cuộc gặp sẽ diễn ra trong bối cảnh hai bên đối mặt với nhiều vấn đề thách thức trong quan hệ song phương
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Mỹ để gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Trump ở Florida vào ngày 6-7/4, hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngày 30/3, đánh dấu sự xác nhận chính thức đầu tiên về cuộc gặp thượng đỉnh được kỳ vọng này.
Đây sẽ là lần đầu tiên ông Tập gặp ông Trump, người chính thức lãnh đạo nước Mỹ từ ngày 20/1. Cuộc gặp sẽ diễn ra trong bối cảnh hai bên đối mặt với nhiều vấn đề thách thức trong quan hệ song phương, từ vấn đề Triều Tiên, cho tới biển Đông, và thương mại.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang công bố thông tin về cuộc gặp Trump-Tập tại một cuộc họp báo thường ngày của cơ quan này tại Bắc Kinh. Ông Lu không đưa ra thông tin cụ thể về chương trình nghị sự của cuộc gặp, nhưng nói về sự cần thiết phải nhìn vào đại cục trong khi thúc đẩy lợi ích song phương trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
“Thị trường chỉ ra rằng lợi ích giữa hai quốc gia chúng ta là có kết cấu, trong đó các bạn sẽ luôn có chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn có các bạn”, ông Lu nói. “Hai bên nên hợp tác cùng nhau để làm cho chiếc bánh lợi ích trở nên lớn hơn và không chỉ đơn thuần tìm kiếm sự phân bổ công bằng hơn”, ông Lu nói khi trả lời một câu hỏi về mâu thuẫn thương mại giữa hai nước.
Thời gian qua, Bắc Kinh vẫn nói đang tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc gặp giữ hai nhà lãnh đạo, nhưng chưa lên tiếng xác nhận về chuyến đi Mỹ của ông Tập, bất chấp truyền thông phương Tây đưa tin về cuộc gặp Trump-Tập sắp diễn ra. Bên cạnh đó, Chính phủ Phần Lan cũng nói rằng ông Tập sẽ có cuộc dừng chân chóng vánh ở nước này vào ngày 5/4.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ sẽ diễn ra sau một loạt cuộc gặp và bàn bạc giữa quan chức hai nước thời gian gần đây nhằm cải thiện quan hệ. Mối quan hệ song phương đã phần nào giảm sút vì sự chỉ trích mạnh mẽ mà ông Trump nhằm vào Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử Tổng thống.
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có chuyến công du châu Á, với trạm dừng chân cuối cùng là Bắc Kinh. Tại đây, ông Tillerson dã nhất trí hợp tác với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên và nhấn mạnh mong muốn của ông Trump về tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia.
Trung Quốc không hài lòng vì liên tục bị Mỹ gây sức ép đòi kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như việc Mỹ quyết định triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa hiện đại ở Hàn Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh còn hoài nghi sâu sắc về những dự định của Mỹ trong vấn đề Đài Loan.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc có chính sách thương mại bất bình đẳng, chỉ trích việc Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo trên biển Đông, và cho rằng Bắc Kinh không nỗ lực trong việc kiềm chế Triều Tiên.
Hồi tháng 12, Trung Quốc đã nổi giận sau khi ông Trump nhận cuộc điện đàm của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và sau đó nói rằng Mỹ không nhất thiết phải tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”.
Mặc dù vậy, trong một cuộc điện đàm sau đó với ông Tập, ông Trump đã nhất trí tôn trọng chính sách trên. Ông chủ Nhà Trắng cũng đã viết thư cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, bày tỏ mong muốn có được “mối quan hệ mang tính xây dựng” giữa hai nước.
Đây sẽ là lần đầu tiên ông Tập gặp ông Trump, người chính thức lãnh đạo nước Mỹ từ ngày 20/1. Cuộc gặp sẽ diễn ra trong bối cảnh hai bên đối mặt với nhiều vấn đề thách thức trong quan hệ song phương, từ vấn đề Triều Tiên, cho tới biển Đông, và thương mại.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang công bố thông tin về cuộc gặp Trump-Tập tại một cuộc họp báo thường ngày của cơ quan này tại Bắc Kinh. Ông Lu không đưa ra thông tin cụ thể về chương trình nghị sự của cuộc gặp, nhưng nói về sự cần thiết phải nhìn vào đại cục trong khi thúc đẩy lợi ích song phương trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
“Thị trường chỉ ra rằng lợi ích giữa hai quốc gia chúng ta là có kết cấu, trong đó các bạn sẽ luôn có chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn có các bạn”, ông Lu nói. “Hai bên nên hợp tác cùng nhau để làm cho chiếc bánh lợi ích trở nên lớn hơn và không chỉ đơn thuần tìm kiếm sự phân bổ công bằng hơn”, ông Lu nói khi trả lời một câu hỏi về mâu thuẫn thương mại giữa hai nước.
Thời gian qua, Bắc Kinh vẫn nói đang tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc gặp giữ hai nhà lãnh đạo, nhưng chưa lên tiếng xác nhận về chuyến đi Mỹ của ông Tập, bất chấp truyền thông phương Tây đưa tin về cuộc gặp Trump-Tập sắp diễn ra. Bên cạnh đó, Chính phủ Phần Lan cũng nói rằng ông Tập sẽ có cuộc dừng chân chóng vánh ở nước này vào ngày 5/4.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ sẽ diễn ra sau một loạt cuộc gặp và bàn bạc giữa quan chức hai nước thời gian gần đây nhằm cải thiện quan hệ. Mối quan hệ song phương đã phần nào giảm sút vì sự chỉ trích mạnh mẽ mà ông Trump nhằm vào Trung Quốc trong chiến dịch tranh cử Tổng thống.
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có chuyến công du châu Á, với trạm dừng chân cuối cùng là Bắc Kinh. Tại đây, ông Tillerson dã nhất trí hợp tác với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên và nhấn mạnh mong muốn của ông Trump về tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia.
Trung Quốc không hài lòng vì liên tục bị Mỹ gây sức ép đòi kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, cũng như việc Mỹ quyết định triển khai một hệ thống lá chắn tên lửa hiện đại ở Hàn Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh còn hoài nghi sâu sắc về những dự định của Mỹ trong vấn đề Đài Loan.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc có chính sách thương mại bất bình đẳng, chỉ trích việc Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo trên biển Đông, và cho rằng Bắc Kinh không nỗ lực trong việc kiềm chế Triều Tiên.
Hồi tháng 12, Trung Quốc đã nổi giận sau khi ông Trump nhận cuộc điện đàm của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và sau đó nói rằng Mỹ không nhất thiết phải tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”.
Mặc dù vậy, trong một cuộc điện đàm sau đó với ông Tập, ông Trump đã nhất trí tôn trọng chính sách trên. Ông chủ Nhà Trắng cũng đã viết thư cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, bày tỏ mong muốn có được “mối quan hệ mang tính xây dựng” giữa hai nước.