Cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim "còn nước còn tát"
Một ngày cuối năm, ông Miên bị đau tức ngực, vã mồ hôi hột, bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán ông bị nhồi máu cơ tim diện rộng, rối loạn nhịp, rung thất liên tục, suy thận nặng, hôn mê sâu. Tình trạng bệnh quá nặng, gia cảnh khó khăn, cơ hội sống gần như không còn, gia đình xin cho ông xuất viện về nhà chuẩn bị cho hậu sự.
Khi xe cứu thương đưa ông về tới nhà, con cháu, họ hàng tề tựu đông đủ để chuẩn bị lo tang lễ. Thời gian còn lại của ông chỉ còn tính bằng giờ. Bản thân ông cũng đã để lại lời trăn trối. Tuy nhiên, một số người thân đến thăm đã động viên vợ con ông rằng "còn nước, còn tát", do đó gia đình quyết định đưa ông đến Bệnh viện Tim Hà Nội.Từ Yên Bái đến Hà Nội mất khoảng hơn 2 tiếng. Với bệnh nhồi máu cơ tim diện rộng, thời gian càng kéo dài, cơ hội sống đã ít nay lại càng ít hơn. Khi bệnh nhân Miên được chuyển đến Bệnh viện Tim Hà Nội, ông đang trong tình trạng đặt ống nội khí quản, suy thận nặng, sốc tim. Các bác sĩ nhận định tình trạng bệnh nhân rất nặng, khả năng tử vong cao, cần phải tích cực hồi sức và cấp cứu.Kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh nhân bị tổn thương nặng 3 thân động mạch vành kèm hẹp thân chung động mạch vành trái. Các bác sĩ hội chẩn, quyết định phẫu thuật bắc 4 cầu chủ vành cấp cứu. Ca phẫu thuật thành công.Bác sĩ Ngọc Anh, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Miên đánh giá đây là một trong những ca rất khó, bệnh nhân tuổi cao lại có nhiều bệnh lý nền. "Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi đã lọc máu liên tục, đặt bóng đối xung nội động mạch chủ. Vài ngày sau, khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch lại phải đối mặt với nhiễm khuẩn sau mổ, sau đó tình trạng ổn định dần nên lọc máu ngắt quãng," bác sĩ Ngọc Anh nói.Sau một tuần, ông Miên hồi phục gần như hoàn toàn, siêu âm tim và các xét nghiệm đều cho kết quả tốt. "Đến bây giờ tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng, các bác sĩ đã giúp ông ấy trở về từ cõi chết," vợ ông Miên chia sẻ.
Khi xe cứu thương đưa ông về tới nhà, con cháu, họ hàng tề tựu đông đủ để chuẩn bị lo tang lễ. Thời gian còn lại của ông chỉ còn tính bằng giờ. Bản thân ông cũng đã để lại lời trăn trối. Tuy nhiên, một số người thân đến thăm đã động viên vợ con ông rằng "còn nước, còn tát", do đó gia đình quyết định đưa ông đến Bệnh viện Tim Hà Nội.Từ Yên Bái đến Hà Nội mất khoảng hơn 2 tiếng. Với bệnh nhồi máu cơ tim diện rộng, thời gian càng kéo dài, cơ hội sống đã ít nay lại càng ít hơn. Khi bệnh nhân Miên được chuyển đến Bệnh viện Tim Hà Nội, ông đang trong tình trạng đặt ống nội khí quản, suy thận nặng, sốc tim. Các bác sĩ nhận định tình trạng bệnh nhân rất nặng, khả năng tử vong cao, cần phải tích cực hồi sức và cấp cứu.Kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh nhân bị tổn thương nặng 3 thân động mạch vành kèm hẹp thân chung động mạch vành trái. Các bác sĩ hội chẩn, quyết định phẫu thuật bắc 4 cầu chủ vành cấp cứu. Ca phẫu thuật thành công.Bác sĩ Ngọc Anh, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Miên đánh giá đây là một trong những ca rất khó, bệnh nhân tuổi cao lại có nhiều bệnh lý nền. "Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi đã lọc máu liên tục, đặt bóng đối xung nội động mạch chủ. Vài ngày sau, khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch lại phải đối mặt với nhiễm khuẩn sau mổ, sau đó tình trạng ổn định dần nên lọc máu ngắt quãng," bác sĩ Ngọc Anh nói.Sau một tuần, ông Miên hồi phục gần như hoàn toàn, siêu âm tim và các xét nghiệm đều cho kết quả tốt. "Đến bây giờ tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng, các bác sĩ đã giúp ông ấy trở về từ cõi chết," vợ ông Miên chia sẻ.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) là phương pháp mổ bắc cầu trên những động mạch vành bị hẹp nặng hoặc tắc mà không phù hợp cho đặt stent. Phương pháp này nhằm tạo ra một cầu nối mới bắc qua vị trí mạch vành bị tắc hẹp, nhằm cấp máu giàu oxy đến nuôi vùng cơ tim thiếu máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng động mạch ngực trong làm cầu nối sẽ có kết quả thông của miệng nối được lâu dài nhất.Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu. Nguyên tắc chung là tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc càng sớm càng tốt để cứu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu máu nuôi dưỡng nằm xen lẫn với những vùng cơ tim đã chết vì hoại tử do thiếu máu. khi đã nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần được nhập viện điều trị tích cực càng sớm càng tốt, 60 phút sau khi nhập viện nếu sử dụng thuốc tiêu cục máu đông, và 90 phút nếu dùng phương pháp can thiệp động mạch vành.Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất là cơn đau thắt ngực, có thể trước ngực sau xương ức, đau ngực trái với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-30 phút (kéo dài hơn hẳn so với cơn đau thắt ngực ổn định thông thường), thường không quá 1 giờ. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Có thể có kèm vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở, nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại biểu hiện như một tình trạng rối loạn tiêu hoá…Khi có cơn đau ngực tại nhà, người bệnh nên ngừng ngay các hoạt động, gọi điện thoại cho thân nhân, nằm nghỉ, có thể sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưỡi (nếu đã được bác sĩ khuyến cáo trước đó). Nếu cơn đau vẫn không giảm, đặc biệt sau khi ngậm Nitroglycerine dưới lưỡi, cần vào bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa để theo dõi ít nhất 12 - 24 giờ nhằm loại trừ hoặc xác định chẩn đoán.