Đã chọn xong người lo việc nước
Sẽ có tới ba trong bốn vị “tứ trụ” được bầu ra trong số các vị đại biểu Quốc hội
Sau 12 tiếng nhận phiếu bầu từ cử tri, từ 19h ngày 22/5, việc kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới đồng loạt được tiến hành.
Bên cạnh 500 vị đại biểu Quốc hội, cùng được bầu còn có gần 4.000 đại biểu hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gần 25.000 đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện, và 124.000 đại biểu cấp xã, phường.
Đã là đại biểu của dân, ai cũng phải chăm lo việc công. Nhưng, lo việc nước là trọng trách lớn của các đại biểu Quốc hội.
Sáng 22/5, trao đổi với báo chí sau khi thực hiện xong quyền bầu cử của công dân, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập vai trò của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền.
Đó là, với Quốc hội thì phải thực hiện thật tốt trách nhiệm là cơ quan lập pháp cao nhất, là cơ quan đại diện cho dân cao nhất, là cơ quan đại diện Nhà nước cao nhất. Thực hiện đúng chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Và để thực hiện được những công việc này, Tổng bí thư mong cử tri chọn đúng người mà mình thấy xứng đáng nhất trong những người xứng đáng để bầu vào Quốc hội.
Tổng bí thư cũng mong muốn tất cả các vị được bầu làm đại biểu sẽ hết lòng vì nước, vì dân,
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong phát biểu trước giờ bỏ phiếu nhấn mạnh cuộc bầu cử diễn ra khi đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 được tổ chức thành công, tiếp tục củng cố, hoàn thiện Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Chủ tịch cũng nước bày tỏ mong muốn các cử tri nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ, sáng suốt lựa chọn những người đủ đức, đủ tài để bầu vào Quốc hội và các cấp, góp phần xây dựng đất nước.
Lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào cơ quan nhà nước do dân, vì dân, phục vụ nhân dân cũng là nội dung được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi trao đổi với báo chí, sau khi đã thực hiện quyền bầu cử tại Hải Phòng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong quá trình đi kiểm tra công tác bầu cử cũng đề nghị cử tri không bầu hộ, bầu thay. Cũng có nghĩa để việc lựa chọn người vào Quốc hội diễn ra thực chất hơn.
Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân tất nhiên rất cần một Quốc hội mạnh, bắt đầu từ mỗi vị đại biểu biết lo việc nước, việc dân.
Theo quy định hiện hành, sẽ có tới ba trong bốn vị “tứ trụ” là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được bầu ra trong số các vị đại biểu Quốc hội.
Nghĩa là, muốn được bầu giữ các trọng trách nói trên, trước hết, họ phải được đủ số phiếu tín nhiệm của cử tri trong cuộc bầu cử này.
Như thế, chọn người lo việc nước hoàn toàn không phải cách nói sính mỹ từ, mà đó thực sự là “gánh nặng” của mỗi lá phiếu có trách nhiệm với đất nước.
Nhất là với quy trình bầu cử hiện nay, cử tri chỉ có thể được chọn 500 người lo việc nước từ 870 vị trong danh sách chính thức, tức là gần hai người chọn lấy một người. Và, với quy trình vận động bầu cử hiện tại, người ứng cử chủ yếu chỉ tiếp xúc với “đại cử tri”...
Dư luận nhân dân về tình hình bầu cử qua các báo cáo nhanh của Hội đồng Bầu cử Quốc gia lúc 9h, 11h30... rồi 17h đều được thể hiện qua các cụm từ: hăng hái, tin tưởng…
Thông cáo báo chí được phát đi lúc hơn 18h nêu: theo đánh giá của dư luận, đây là cuộc bầu cử dân chủ, đổi mới, thật sự phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Cử tri đã thể hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc cân nhắc, lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho mình để bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; đồng thời nhân dân luôn tin tưởng vào sự thành công chung của cuộc bầu cử.
Thành công đến đâu, một phần còn phải chờ kết quả kiểm phiếu.
Còn, có chọn được đúng các đại biểu thay dân lo việc nước hay không, thì sẽ còn phải chờ lâu hơn rất nhiều mới có thể kiểm chứng.
Bởi, làm người đại diện cho dân, đương nhiên là rất khó. Đại diện cho nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, lại càng khó bội phần.
Bên cạnh 500 vị đại biểu Quốc hội, cùng được bầu còn có gần 4.000 đại biểu hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gần 25.000 đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện, và 124.000 đại biểu cấp xã, phường.
Đã là đại biểu của dân, ai cũng phải chăm lo việc công. Nhưng, lo việc nước là trọng trách lớn của các đại biểu Quốc hội.
Sáng 22/5, trao đổi với báo chí sau khi thực hiện xong quyền bầu cử của công dân, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập vai trò của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền.
Đó là, với Quốc hội thì phải thực hiện thật tốt trách nhiệm là cơ quan lập pháp cao nhất, là cơ quan đại diện cho dân cao nhất, là cơ quan đại diện Nhà nước cao nhất. Thực hiện đúng chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Và để thực hiện được những công việc này, Tổng bí thư mong cử tri chọn đúng người mà mình thấy xứng đáng nhất trong những người xứng đáng để bầu vào Quốc hội.
Tổng bí thư cũng mong muốn tất cả các vị được bầu làm đại biểu sẽ hết lòng vì nước, vì dân,
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trong phát biểu trước giờ bỏ phiếu nhấn mạnh cuộc bầu cử diễn ra khi đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 được tổ chức thành công, tiếp tục củng cố, hoàn thiện Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Chủ tịch cũng nước bày tỏ mong muốn các cử tri nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyền làm chủ, sáng suốt lựa chọn những người đủ đức, đủ tài để bầu vào Quốc hội và các cấp, góp phần xây dựng đất nước.
Lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào cơ quan nhà nước do dân, vì dân, phục vụ nhân dân cũng là nội dung được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi trao đổi với báo chí, sau khi đã thực hiện quyền bầu cử tại Hải Phòng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong quá trình đi kiểm tra công tác bầu cử cũng đề nghị cử tri không bầu hộ, bầu thay. Cũng có nghĩa để việc lựa chọn người vào Quốc hội diễn ra thực chất hơn.
Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân tất nhiên rất cần một Quốc hội mạnh, bắt đầu từ mỗi vị đại biểu biết lo việc nước, việc dân.
Theo quy định hiện hành, sẽ có tới ba trong bốn vị “tứ trụ” là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được bầu ra trong số các vị đại biểu Quốc hội.
Nghĩa là, muốn được bầu giữ các trọng trách nói trên, trước hết, họ phải được đủ số phiếu tín nhiệm của cử tri trong cuộc bầu cử này.
Như thế, chọn người lo việc nước hoàn toàn không phải cách nói sính mỹ từ, mà đó thực sự là “gánh nặng” của mỗi lá phiếu có trách nhiệm với đất nước.
Nhất là với quy trình bầu cử hiện nay, cử tri chỉ có thể được chọn 500 người lo việc nước từ 870 vị trong danh sách chính thức, tức là gần hai người chọn lấy một người. Và, với quy trình vận động bầu cử hiện tại, người ứng cử chủ yếu chỉ tiếp xúc với “đại cử tri”...
Dư luận nhân dân về tình hình bầu cử qua các báo cáo nhanh của Hội đồng Bầu cử Quốc gia lúc 9h, 11h30... rồi 17h đều được thể hiện qua các cụm từ: hăng hái, tin tưởng…
Thông cáo báo chí được phát đi lúc hơn 18h nêu: theo đánh giá của dư luận, đây là cuộc bầu cử dân chủ, đổi mới, thật sự phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Cử tri đã thể hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc cân nhắc, lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho mình để bầu làm đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; đồng thời nhân dân luôn tin tưởng vào sự thành công chung của cuộc bầu cử.
Thành công đến đâu, một phần còn phải chờ kết quả kiểm phiếu.
Còn, có chọn được đúng các đại biểu thay dân lo việc nước hay không, thì sẽ còn phải chờ lâu hơn rất nhiều mới có thể kiểm chứng.
Bởi, làm người đại diện cho dân, đương nhiên là rất khó. Đại diện cho nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, lại càng khó bội phần.