Đã chốt danh sách bốn bộ trưởng trả lời chất vấn
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng các bộ Công an, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường sẽ trả lời chất vấn
Danh sách bốn vị bộ trưởng chính thức sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội tuần này đã được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin với báo chí bên hàng lang Quốc hội sáng 11/6.
Đó là bộ trưởng các bộ Công an, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ đăng đàn tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp cuối cùng vào sáng thứ Sáu.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng Tổng thanh tra Chính phủ đã được chuyển xuống vị trí “chia lửa” với các vị trả lời chất vấn trực tiếp.
Trước đó, các nhóm vấn đề dự kiến sẽ chất vấn bốn vị bộ trưởng nói trên cũng đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ trả lời về các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng tội phạm, trật tự an toàn xã hội, việc sử dụng lực lượng, phương tiện quá mức cần thiết khi thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất trong giải phóng mặt bằng.
Nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ liên quan đến các giải pháp khắc phục việc đền bù giải phóng mặt bằng trong thời gian qua đã gây ra nhiều bức xúc, gây mất trật tự xã hội. Trách nhiệm của ngành trong việc quản lý đất đai đang diễn biến phức tạp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất sản xuất chậm...
Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Quốc hội muốn biết tính khả thi của các giải pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế, xã hội năm 2012. Kết quả và giải pháp tiếp tục cơ cấu đầu tư công, việc chậm trễ trong bố trí vốn đầu tư năm 2012, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 ảnh hưởng đến tiến độ và triển khai và hiệu quả vốn đầu tư thuộc trách nhiệm của ngành, nguyên nhân và giải pháp khắc phục của ngành thế nào?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời các nhóm vấn đề về giải pháp chung của ngành và Chính phủ để tháo gỡ khó khăn tăng trưởng thấp, hàng hóa tồn kho lớn, sản xuất phải cầm chừng, người lao động ít việc làm, nhiều doanh nghiệp bị phá sản...
Đại biểu Quốc hội cũng muốn nghe đánh giá của Bộ trưởng Hoàng về hiệu quả hoạt động của các tập đoàn trong lĩnh vực, điện lực, dầu khí, than khoáng sản...
Nội dung tiếp theo dự kiến chất vấn người đứng đầu ngành công thương là việc quy hoạch đầu tư và quản lý vận hành các nhà máy thủy điện đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thế nào (nhất là việc điều tiết nước cho vùng hạ lưu đảm bảo sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt ổn định của người dân). Nguyên nhân tại sao giá điện nhập của Trung Quốc cao hơn nhiều giá điện mua của các doanh nghiệp sản xuất điện trong nước cũng là một vấn đề được dự kiến.
Ông Phúc cũng cho biết, tính đến nay đã có hơn 100 chất vấn bằng văn bản được gửi đến Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và nhiều thành viên khác của Chính phủ. Nhiều vị đại biểu cũng đã nhận được văn bản trả lời liên quan đến trách nhiệm bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng và sai phạm của Vinalines và đều cho biết là không hài lòng.
Đó là bộ trưởng các bộ Công an, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ đăng đàn tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp cuối cùng vào sáng thứ Sáu.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng Tổng thanh tra Chính phủ đã được chuyển xuống vị trí “chia lửa” với các vị trả lời chất vấn trực tiếp.
Trước đó, các nhóm vấn đề dự kiến sẽ chất vấn bốn vị bộ trưởng nói trên cũng đã được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ trả lời về các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục tình trạng tội phạm, trật tự an toàn xã hội, việc sử dụng lực lượng, phương tiện quá mức cần thiết khi thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất trong giải phóng mặt bằng.
Nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ liên quan đến các giải pháp khắc phục việc đền bù giải phóng mặt bằng trong thời gian qua đã gây ra nhiều bức xúc, gây mất trật tự xã hội. Trách nhiệm của ngành trong việc quản lý đất đai đang diễn biến phức tạp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất sản xuất chậm...
Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Quốc hội muốn biết tính khả thi của các giải pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế, xã hội năm 2012. Kết quả và giải pháp tiếp tục cơ cấu đầu tư công, việc chậm trễ trong bố trí vốn đầu tư năm 2012, vốn chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 ảnh hưởng đến tiến độ và triển khai và hiệu quả vốn đầu tư thuộc trách nhiệm của ngành, nguyên nhân và giải pháp khắc phục của ngành thế nào?
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời các nhóm vấn đề về giải pháp chung của ngành và Chính phủ để tháo gỡ khó khăn tăng trưởng thấp, hàng hóa tồn kho lớn, sản xuất phải cầm chừng, người lao động ít việc làm, nhiều doanh nghiệp bị phá sản...
Đại biểu Quốc hội cũng muốn nghe đánh giá của Bộ trưởng Hoàng về hiệu quả hoạt động của các tập đoàn trong lĩnh vực, điện lực, dầu khí, than khoáng sản...
Nội dung tiếp theo dự kiến chất vấn người đứng đầu ngành công thương là việc quy hoạch đầu tư và quản lý vận hành các nhà máy thủy điện đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thế nào (nhất là việc điều tiết nước cho vùng hạ lưu đảm bảo sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt ổn định của người dân). Nguyên nhân tại sao giá điện nhập của Trung Quốc cao hơn nhiều giá điện mua của các doanh nghiệp sản xuất điện trong nước cũng là một vấn đề được dự kiến.
Ông Phúc cũng cho biết, tính đến nay đã có hơn 100 chất vấn bằng văn bản được gửi đến Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và nhiều thành viên khác của Chính phủ. Nhiều vị đại biểu cũng đã nhận được văn bản trả lời liên quan đến trách nhiệm bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng và sai phạm của Vinalines và đều cho biết là không hài lòng.