Đã có hơn 100 ca tử vong do sởi và biến chứng
Phó thủ tướng thăm Bệnh viện Nhi Trung ương trong bối cảnh bệnh sởi diễn biến rất phức tạp
“Bất cứ giá nào cũng phải đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất trong công tác điều trị các cháu”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói khi trực tiếp kiểm tra việc điều trị bệnh nhi nhiễm sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương chiều 15/4, trong bối cảnh bệnh viện đang ở trong tình trạng quá tải nghiêm trọng từ nhiều ngày qua, nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết.
Báo cáo mới nhất của Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết tình hình khám và điều trị bệnh sởi đang diễn biến rất phức tạp.
Theo Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Phạm Nhật An, Bệnh viện đã dành riêng Khoa Truyền nhiễm cho điều trị bệnh nhân sởi và sử dụng thêm hàng chục giường ở Khoa Cấp cứu lưu, Khoa Tâm bệnh, Đông y cho bệnh nhi mắc sởi...
Thậm chí phòng của bác sỹ, của lãnh đạo khoa cũng được trưng dụng để dành cho công tác điều trị.
“Số bệnh nhi đang nằm điều trị tại Bệnh viện là 1.750 cháu, trong đó bệnh hô hấp là 1.000 cháu, riêng bệnh sởi là 250 cháu”, ông An cho biết.
Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đã áp dụng các phác đồ điều trị tối ưu trong điều trị bệnh nhi mắc sởi như sử dụng kết hợp 3 loại kháng sinh, dùng máy thở, hỗ trợ hô hấp, lọc máu… Có trường hợp sau khi tình hình bệnh ổn định và tiến triển tốt thì tổng chi phí điều trị lên tới 400 triệu đồng.
Đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 25 trường hợp tử vong trực tiếp do sởi, trong tổng số 103 ca tử vong do các bệnh lây nhiễm khác liên quan đến sởi (viêm phổi, tiêu chảy, đồng nhiễm cả sởi và các bệnh khác).
Lãnh đạo Bệnh viện nói, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải trong điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện là do tình trạng vượt tuyến, khi gia đình nào cũng mong muốn con mình được điều trị tốt nhất.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, các cha mẹ nên lưu ý phòng tránh lây bệnh và giữ an toàn cho con trẻ bằng cách khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh sởi, bệnh về hô hấp không nhất thiết phải đưa ngay trẻ đến các bệnh viện tuyến Trung ương, mà hãy đến cơ sở y tế ở tuyến dưới để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc trẻ. Điều quan trọng nhất là vệ sinh tốt và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là bổ sung các vitamin…
Nếu tình trạng của trẻ diễn biến nặng, cần đến sự chăm sóc đặc biệt, sự điều trị thăm khám ở trình độ cao có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì cha mẹ mới nên đưa trẻ lên tuyến Trung ương.
Tại các phòng điều trị bệnh sởi, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã thăm hỏi, động viên các gia đình bệnh nhi, đồng thời biểu dương mọi nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, bác sỹ.
Ông yêu cầu ngành y tế phải đảm bảo đầy đủ thuốc điều trị cho bệnh nhi nhiễm sởi, mua ngay các loại thuốc còn thiếu, mua thêm thuốc để phòng tránh lây nhiễm chéo từ sởi sang các bệnh khác và ngược lại; xuất cấp toàn bộ máy thở còn lại trong nguồn dự trữ quốc gia, xem xét mua các máy thở mới, các thiết bị hỗ trợ hô hấp để kịp thời phục vụ điều trị bệnh nhân.
Phó thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục tổ chức các bệnh viện vệ tinh, hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị để giảm tải cho Bệnh viện Nhi Trung ương, áp dụng kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch cúm A (H5N1); khẩn trương tìm mọi giải pháp cần thiết kiềm chế, tiến tới khống chế bệnh sởi; áp dụng các chế độ dành cho các bộ y tế như trong tình trạng chống dịch.
Đồng thời, ngành y tế phải tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác tiêm chủng.
Hiện tại, Bộ Y tế vẫn khẳng định không giấu dịch sởi, trong khi phác đồ điều trị mới tiếp tục được bàn thảo.
"Nghiên cứu virus sởi cho thấy chưa có biến đổi gene và độc lực, do đó việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết. Công bố số liệu phải hết sức khoa học và chính xác để tránh hoang mang cho người dân. Bộ Y tế cũng đang tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu về virus học, đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học của bệnh để có những kết luận chính xác nhất", TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nói với báo giới.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, qua sàng lọc xác định 2.492 trường hợp nhiễm sởi tại 60/63 tỉnh thành. Trong đó có 86% số bệnh nhân không tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng.
Phân tích gen virus sởi lưu hành cho thấy chưa có sự biến đổi về độc lực. Hiện các tỉnh phía Nam chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do bệnh sởi.
Báo cáo mới nhất của Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết tình hình khám và điều trị bệnh sởi đang diễn biến rất phức tạp.
Theo Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương Phạm Nhật An, Bệnh viện đã dành riêng Khoa Truyền nhiễm cho điều trị bệnh nhân sởi và sử dụng thêm hàng chục giường ở Khoa Cấp cứu lưu, Khoa Tâm bệnh, Đông y cho bệnh nhi mắc sởi...
Thậm chí phòng của bác sỹ, của lãnh đạo khoa cũng được trưng dụng để dành cho công tác điều trị.
“Số bệnh nhi đang nằm điều trị tại Bệnh viện là 1.750 cháu, trong đó bệnh hô hấp là 1.000 cháu, riêng bệnh sởi là 250 cháu”, ông An cho biết.
Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đã áp dụng các phác đồ điều trị tối ưu trong điều trị bệnh nhi mắc sởi như sử dụng kết hợp 3 loại kháng sinh, dùng máy thở, hỗ trợ hô hấp, lọc máu… Có trường hợp sau khi tình hình bệnh ổn định và tiến triển tốt thì tổng chi phí điều trị lên tới 400 triệu đồng.
Đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 25 trường hợp tử vong trực tiếp do sởi, trong tổng số 103 ca tử vong do các bệnh lây nhiễm khác liên quan đến sởi (viêm phổi, tiêu chảy, đồng nhiễm cả sởi và các bệnh khác).
Lãnh đạo Bệnh viện nói, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải trong điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện là do tình trạng vượt tuyến, khi gia đình nào cũng mong muốn con mình được điều trị tốt nhất.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, các cha mẹ nên lưu ý phòng tránh lây bệnh và giữ an toàn cho con trẻ bằng cách khi thấy trẻ có các biểu hiện của bệnh sởi, bệnh về hô hấp không nhất thiết phải đưa ngay trẻ đến các bệnh viện tuyến Trung ương, mà hãy đến cơ sở y tế ở tuyến dưới để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc trẻ. Điều quan trọng nhất là vệ sinh tốt và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt là bổ sung các vitamin…
Nếu tình trạng của trẻ diễn biến nặng, cần đến sự chăm sóc đặc biệt, sự điều trị thăm khám ở trình độ cao có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì cha mẹ mới nên đưa trẻ lên tuyến Trung ương.
Tại các phòng điều trị bệnh sởi, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã thăm hỏi, động viên các gia đình bệnh nhi, đồng thời biểu dương mọi nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, bác sỹ.
Ông yêu cầu ngành y tế phải đảm bảo đầy đủ thuốc điều trị cho bệnh nhi nhiễm sởi, mua ngay các loại thuốc còn thiếu, mua thêm thuốc để phòng tránh lây nhiễm chéo từ sởi sang các bệnh khác và ngược lại; xuất cấp toàn bộ máy thở còn lại trong nguồn dự trữ quốc gia, xem xét mua các máy thở mới, các thiết bị hỗ trợ hô hấp để kịp thời phục vụ điều trị bệnh nhân.
Phó thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục tổ chức các bệnh viện vệ tinh, hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị để giảm tải cho Bệnh viện Nhi Trung ương, áp dụng kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch cúm A (H5N1); khẩn trương tìm mọi giải pháp cần thiết kiềm chế, tiến tới khống chế bệnh sởi; áp dụng các chế độ dành cho các bộ y tế như trong tình trạng chống dịch.
Đồng thời, ngành y tế phải tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác tiêm chủng.
Hiện tại, Bộ Y tế vẫn khẳng định không giấu dịch sởi, trong khi phác đồ điều trị mới tiếp tục được bàn thảo.
"Nghiên cứu virus sởi cho thấy chưa có biến đổi gene và độc lực, do đó việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết. Công bố số liệu phải hết sức khoa học và chính xác để tránh hoang mang cho người dân. Bộ Y tế cũng đang tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu về virus học, đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học của bệnh để có những kết luận chính xác nhất", TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nói với báo giới.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, qua sàng lọc xác định 2.492 trường hợp nhiễm sởi tại 60/63 tỉnh thành. Trong đó có 86% số bệnh nhân không tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng.
Phân tích gen virus sởi lưu hành cho thấy chưa có sự biến đổi về độc lực. Hiện các tỉnh phía Nam chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do bệnh sởi.