Đằng sau tín hiệu giảm nhập siêu
Để gia tăng xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, vẫn còn nhiều việc cần giải quyết
Trước biện pháp tiết giảm tiêu dùng, thắt chặt chi tiêu công và kiểm soát nguồn ngoại tệ dành cho nhập khẩu, nhập siêu hai tháng gần đây của Việt Nam đã giảm.
Nhưng việc tiếp tục điều tiết ra sao để đảm bảo mục tiêu nhập siêu cả năm 2008 ở mức 20 tỷ USD như Chính phủ đã đề ra vẫn còn là thách thức.
Từ “ngỡ ngàng” sang tin tưởng
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đặt ra một chỉ tiêu đầy “tham vọng” tại cuộc họp giao ban trực tuyến được Bộ Công Thương tổ chức đầu tháng 7 vừa qua. Theo đó, nhập siêu trung bình những tháng cuối năm phấn đấu không vượt qua ngưỡng 700 triệu USD/tháng. Nhiệm vụ “gai góc” này quả không dễ dàng vượt qua.
Tuy nhiên, kết quả nhập siêu tháng 7 đạt được sau đó (chỉ 800 triệu USD), khiến không ít người từ “ngỡ ngàng” chuyển sang tin tưởng khả năng thực hiện được mục tiêu mà Phó thủ tướng đề ra.
Như vậy, nhập siêu trong bảy tháng đầu năm dừng ở mức 15,24 tỷ USD. Tín hiệu đáng mừng này là cơ sở để hiện thực hoá mục tiêu nhập siêu ở mức 700 triệu USD/tháng từ nay đến cuối năm nhằm đảm bảo mức nhập siêu 20 tỷ USD cả năm nay.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, kết quả nhập siêu giảm là do tác động trực tiếp của những chính sách hạn chế nhập khẩu quyết liệt một số mặt hàng như ôtô, linh kiện ô tô, vàng...; những chính sách kiểm soát nguồn ngoại tệ dành cho nhập khẩu, tiết giảm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư công.
Một yếu tố dễ thấy nữa là trong thời gian vừa qua, đặc biệt là hồi tháng 4/2008, những diễn biến tiêu cực của thị trường giá cả đã khiến cho các nhà nhập khẩu tranh thủ “gom hàng” chờ thời điểm tăng giá. Tuy nhiên, hiện tượng “đầu cơ” như vậy cũng không còn tiếp diễn.
Trong khi đó, yếu tố tăng giá trên toàn thế giới lại là một trong những thuận lợi lớn cho nền kinh tế vốn dựa vào xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng chính như dầu thô tăng 52% về kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu than đá, đồ gỗ, dệt may, điều, linh kiện máy tính đều có mức tăng từ 20 - 50% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu bảy tháng đầu năm đạt 36,876 tỉ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế nhận định rằng, mức tăng trưởng xuất khẩu trong khi kiềm chế được nhập siêu thể hiện sự điều hành đúng đắn của Chính phủ, giúp thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đề ra cho năm nay.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ cũng nhận định tình trạng nhập siêu của Việt Nam giảm đáng kể trong năm nay nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiềm chế kinh tế tăng trưởng quá nóng. Nỗ lực giảm tốc độ nhập siêu là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, các biện pháp khác còn có tăng lãi suất ngân hàng và giảm chi tiêu công.
Còn nhiều việc cần lo
Tuy nhiên, để gia tăng xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, vẫn còn nhiều việc cần giải quyết. Khá nhiều chuyên gia nước ngoài đã bày tỏ sự lo lắng về vấn đề vốn và tỷ giá ở Việt Nam vẫn còn đang nóng bỏng.
Nhiều ý kiến cho biết, quy định về việc hạn chế vay vốn của Ngân hàng Nhà nước đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được phép vay ngoại tệ để thanh toán chi phí trong nước mà phải đi vay bằng tiền đồng Việt Nam, trong khi đó lãi suất giữa hai đồng tiền này rất khác biệt.
Ông Hiroaki Yashiro, Tổng giám đốc Công ty Itochu Việt Nam, nói: “Chính phủ Việt Nam hiện giờ đang thực hiện một số quy chế về hạn ngạch đối với khoản vay bằng ngoại tệ để đầu tư bao gồm cả các khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Vì thế chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ nới lỏng các quy định về vay bằng ngoại tệ”.
Không ít người chia sẻ những lo ngại của ông Hiroaki Yashiro. Việc hạn chế mức tăng trưởng tín dụng cho vay không quá 30% làm cho tình trạng vay vốn của các doanh nghiệp càng trở nên căng thẳng. doanh nghiệp đề nghị cần tăng mức tín dụng này lên 40% hoặc 50% thì mới có thể bớt khó cho doanh nghiệp.
Vấn đề cần nới rộng biên độ tỷ giá giữa đồng USD và đồng Việt Nam hơn mức quy định 2% như hiện nay cũng là bức xúc của nhiều hiệp hội, để tránh cho các doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng “một cổ hai tròng”.
Bởi thực tế là vay vốn theo Quyết định 09 thì doanh nghiệp chỉ được vay bằng VND với lãi suất hiện rất cao, nhưng ngoại tệ thu về bán cho ngân hàng theo biên độ tỷ giá là 2%, trong khi thực tế giá trên thị trường thường lại cao hơn.
Theo ông Benedict Bingham, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tệ (IMF), mức lãi suất hiện nay là căng thẳng. Vì vậy để khôi phục lòng tin nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong nước về viễn cảnh tình hình tài chính, ngân hàng nên đưa ra tín hiệu rõ ràng hơn về việc có thể kiểm soát được tình hình tài chính. Lãi suất phải được hạ xuống và phải bảo đảm được ở mức an toàn, trước mắt cần các biện pháp kỹ thuật để tăng tính thanh khoản.
Trên thực tế, theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), việc dòng vốn vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 vừa qua trong khi tỷ giá hối đoái giữ nguyên, dẫn đến việc sử dụng nhiều VND, và đó là nguyên nhân tạo ra lạm phát.
Vì vậy, chuyên gia tài chính trưởng WB tại Việt Nam, ông Noritaka Akamatsu, khuyến nghị: Ngân hàng Nhà nước cần chú ý hơn dòng vốn vào VND và tính thanh khoản. Và để kiềm chế nhập siêu, về lâu dài, cần đẩy mạnh việc thay thế hàng nhập khẩu, mở rộng sản xuất sản phẩm đang phải nhập khẩu. Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần phải huy động tiết kiệm.
Bên cạnh vấn đề vốn và tỷ giá, các doanh nghiệp cũng cho rằng tình trạng thiếu lao động và cắt điện đột ngột cũng tác động tiêu cực đến sản xuất, xuất khẩu. Trong những tháng vừa qua, tình trạng thiếu điện thường xuyên đã trở thành mối bức xúc thường trực của các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho công việc kinh doanh của họ. Điều đó tất yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xuất khẩu 61,2 tỷ USD của Việt Nam.
Nhìn tổng thể, việc nhập siêu giảm tốc độ tăng là một tín hiệu đáng mừng, nhưng quá trình kiềm chế không đơn giản, đòi hỏi phải có những biện pháp phù hợp với diễn biến của từng giai đoạn cụ thể.
Nhưng việc tiếp tục điều tiết ra sao để đảm bảo mục tiêu nhập siêu cả năm 2008 ở mức 20 tỷ USD như Chính phủ đã đề ra vẫn còn là thách thức.
Từ “ngỡ ngàng” sang tin tưởng
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đặt ra một chỉ tiêu đầy “tham vọng” tại cuộc họp giao ban trực tuyến được Bộ Công Thương tổ chức đầu tháng 7 vừa qua. Theo đó, nhập siêu trung bình những tháng cuối năm phấn đấu không vượt qua ngưỡng 700 triệu USD/tháng. Nhiệm vụ “gai góc” này quả không dễ dàng vượt qua.
Tuy nhiên, kết quả nhập siêu tháng 7 đạt được sau đó (chỉ 800 triệu USD), khiến không ít người từ “ngỡ ngàng” chuyển sang tin tưởng khả năng thực hiện được mục tiêu mà Phó thủ tướng đề ra.
Như vậy, nhập siêu trong bảy tháng đầu năm dừng ở mức 15,24 tỷ USD. Tín hiệu đáng mừng này là cơ sở để hiện thực hoá mục tiêu nhập siêu ở mức 700 triệu USD/tháng từ nay đến cuối năm nhằm đảm bảo mức nhập siêu 20 tỷ USD cả năm nay.
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, kết quả nhập siêu giảm là do tác động trực tiếp của những chính sách hạn chế nhập khẩu quyết liệt một số mặt hàng như ôtô, linh kiện ô tô, vàng...; những chính sách kiểm soát nguồn ngoại tệ dành cho nhập khẩu, tiết giảm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư công.
Một yếu tố dễ thấy nữa là trong thời gian vừa qua, đặc biệt là hồi tháng 4/2008, những diễn biến tiêu cực của thị trường giá cả đã khiến cho các nhà nhập khẩu tranh thủ “gom hàng” chờ thời điểm tăng giá. Tuy nhiên, hiện tượng “đầu cơ” như vậy cũng không còn tiếp diễn.
Trong khi đó, yếu tố tăng giá trên toàn thế giới lại là một trong những thuận lợi lớn cho nền kinh tế vốn dựa vào xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng chính như dầu thô tăng 52% về kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu than đá, đồ gỗ, dệt may, điều, linh kiện máy tính đều có mức tăng từ 20 - 50% trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu bảy tháng đầu năm đạt 36,876 tỉ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà kinh tế nhận định rằng, mức tăng trưởng xuất khẩu trong khi kiềm chế được nhập siêu thể hiện sự điều hành đúng đắn của Chính phủ, giúp thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đề ra cho năm nay.
Hãng tin Bloomberg của Mỹ cũng nhận định tình trạng nhập siêu của Việt Nam giảm đáng kể trong năm nay nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiềm chế kinh tế tăng trưởng quá nóng. Nỗ lực giảm tốc độ nhập siêu là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, các biện pháp khác còn có tăng lãi suất ngân hàng và giảm chi tiêu công.
Còn nhiều việc cần lo
Tuy nhiên, để gia tăng xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, vẫn còn nhiều việc cần giải quyết. Khá nhiều chuyên gia nước ngoài đã bày tỏ sự lo lắng về vấn đề vốn và tỷ giá ở Việt Nam vẫn còn đang nóng bỏng.
Nhiều ý kiến cho biết, quy định về việc hạn chế vay vốn của Ngân hàng Nhà nước đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp không được phép vay ngoại tệ để thanh toán chi phí trong nước mà phải đi vay bằng tiền đồng Việt Nam, trong khi đó lãi suất giữa hai đồng tiền này rất khác biệt.
Ông Hiroaki Yashiro, Tổng giám đốc Công ty Itochu Việt Nam, nói: “Chính phủ Việt Nam hiện giờ đang thực hiện một số quy chế về hạn ngạch đối với khoản vay bằng ngoại tệ để đầu tư bao gồm cả các khoản vay của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Vì thế chúng tôi mong muốn trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ nới lỏng các quy định về vay bằng ngoại tệ”.
Không ít người chia sẻ những lo ngại của ông Hiroaki Yashiro. Việc hạn chế mức tăng trưởng tín dụng cho vay không quá 30% làm cho tình trạng vay vốn của các doanh nghiệp càng trở nên căng thẳng. doanh nghiệp đề nghị cần tăng mức tín dụng này lên 40% hoặc 50% thì mới có thể bớt khó cho doanh nghiệp.
Vấn đề cần nới rộng biên độ tỷ giá giữa đồng USD và đồng Việt Nam hơn mức quy định 2% như hiện nay cũng là bức xúc của nhiều hiệp hội, để tránh cho các doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào tình trạng “một cổ hai tròng”.
Bởi thực tế là vay vốn theo Quyết định 09 thì doanh nghiệp chỉ được vay bằng VND với lãi suất hiện rất cao, nhưng ngoại tệ thu về bán cho ngân hàng theo biên độ tỷ giá là 2%, trong khi thực tế giá trên thị trường thường lại cao hơn.
Theo ông Benedict Bingham, đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tệ (IMF), mức lãi suất hiện nay là căng thẳng. Vì vậy để khôi phục lòng tin nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong nước về viễn cảnh tình hình tài chính, ngân hàng nên đưa ra tín hiệu rõ ràng hơn về việc có thể kiểm soát được tình hình tài chính. Lãi suất phải được hạ xuống và phải bảo đảm được ở mức an toàn, trước mắt cần các biện pháp kỹ thuật để tăng tính thanh khoản.
Trên thực tế, theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), việc dòng vốn vào Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 vừa qua trong khi tỷ giá hối đoái giữ nguyên, dẫn đến việc sử dụng nhiều VND, và đó là nguyên nhân tạo ra lạm phát.
Vì vậy, chuyên gia tài chính trưởng WB tại Việt Nam, ông Noritaka Akamatsu, khuyến nghị: Ngân hàng Nhà nước cần chú ý hơn dòng vốn vào VND và tính thanh khoản. Và để kiềm chế nhập siêu, về lâu dài, cần đẩy mạnh việc thay thế hàng nhập khẩu, mở rộng sản xuất sản phẩm đang phải nhập khẩu. Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam cần phải huy động tiết kiệm.
Bên cạnh vấn đề vốn và tỷ giá, các doanh nghiệp cũng cho rằng tình trạng thiếu lao động và cắt điện đột ngột cũng tác động tiêu cực đến sản xuất, xuất khẩu. Trong những tháng vừa qua, tình trạng thiếu điện thường xuyên đã trở thành mối bức xúc thường trực của các doanh nghiệp, gây thiệt hại cho công việc kinh doanh của họ. Điều đó tất yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xuất khẩu 61,2 tỷ USD của Việt Nam.
Nhìn tổng thể, việc nhập siêu giảm tốc độ tăng là một tín hiệu đáng mừng, nhưng quá trình kiềm chế không đơn giản, đòi hỏi phải có những biện pháp phù hợp với diễn biến của từng giai đoạn cụ thể.