Dầu thô ì ạch tăng giá, xăng vẫn giảm
Chốt phiên giao dịch 12/6, giá dầu thô tăng nhẹ trở lại lên 83,32 USD/thùng, trong khi mặt hàng xăng tiếp tục giảm giá
Giá dầu tăng nhẹ trở lại sau ba phiên liên tiếp đi xuống. Giới đầu tư năng lượng hiện đang theo dõi sát sao hội nghị của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ sẽ diễn ra trong ngày mai (14/6), cũng như những diễn biến mới nhất về bão nợ công châu Âu.
Chấm dứt chuỗi ngày giảm giá, chốt phiên giao dịch đêm qua (12/6), giá dầu thô ngọt, nhẹ tăng được 62 cent, tương ứng 0,8%, lên 83,32 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Phạm vi giao dịch trong ngày của dầu thô loại này là từ mức thấp nhất 81,07 USD cho tới cao nhất 83,72 USD/thùng. Ba phiên suy yếu vừa qua, giá dầu thô đã bốc hơi 2,7%.
Tom Essaye, một nhà phân tích dầu thô cho biết, giá mặt hàng năng lượng này sẽ vẫn chịu sự chi phối bởi tình hình châu Âu cho tới hết tuần, bất chấp cuộc họp ngày mai của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ. Theo đó, việc giá dầu tăng giảm sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào cuộc khủng hoảng nợ công của các nước Khu vực đồng Euro sẽ diễn biết tốt hay xấu.
Phiên đầu tuần, thị trường phản ứng khá mạnh trước tin tức Tây Ban Nha cuối cùng cũng phải cầu cứu tới sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu đối với các nhà băng của nước này. Giới đầu tư lo ngại, triển vọng thị trường năng lượng sẽ còn kém hơn nếu gói cứu trợ này vô tác dụng. Hiện thị trường lại thêm một mối lo khác là cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Hy Lạp.
Thị trường cũng lo ngại, sau Tây Ban Nha sẽ tới lượt Italy phải yêu cầu Liên minh châu Âu cứu trợ tài chính. Nếu Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, cũng tham gia đội ngũ với Tây Ban Nha, Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, các nhà đầu tư lo ngại rằng châu Âu có thể không có đủ tài chính để hỗ trợ và nền kinh tế châu Âu sẽ bị đe dọa.
Theo kế hoạch, thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo) vào ngày thứ 5 để bàn về khung sản lượng. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Saudi Arabia Ali al-Naimi tuyên bố rằng, nước ông sẽ không đưa ra đề nghị OPEC tăng sản lượng của khối trong cuộc họp của tổ chức này khai cuộc trong ngày mai.
Trước đó, đầu tuần này, Bộ trưởng Ali al-Naimi cho biết Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ có thể phải tăng chỉ tiêu sản lượng tại hội nghị sắp tới của tổ chức này. Tuyên bố này của ông Naimi đã làm tăng thêm áp lực đối với thị trường dầu thô quốc tế, trong bối cảnh mặt hàng năng lượng này đang phải gánh chịu quá nhiều sức ép giảm giá như hiện nay.
Nếu sản lượng không thay đổi, giá dầu có thể sẽ có cơ hội tăng trở lại, chuyên gia Essaye cho biết. Tuy nhiên, điều này cũng khó có khả năng.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, chốt phiên giao dịch đêm 12/6, giá khí tự nhiên giao tháng 7 tăng 1 cent, tương ứng 0,6%, lên 2,23 USD/ triệu BTU. Trong khi đó, giá dầu sưởi giao tháng 7 giảm 1 cent, tương ứng 0,5%, xuống còn 2,62 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn giảm chưa tới 1 cent, tương ứng 0,2%, xuống chốt ở mức 2,65 USD/gallon.
Chấm dứt chuỗi ngày giảm giá, chốt phiên giao dịch đêm qua (12/6), giá dầu thô ngọt, nhẹ tăng được 62 cent, tương ứng 0,8%, lên 83,32 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Phạm vi giao dịch trong ngày của dầu thô loại này là từ mức thấp nhất 81,07 USD cho tới cao nhất 83,72 USD/thùng. Ba phiên suy yếu vừa qua, giá dầu thô đã bốc hơi 2,7%.
Tom Essaye, một nhà phân tích dầu thô cho biết, giá mặt hàng năng lượng này sẽ vẫn chịu sự chi phối bởi tình hình châu Âu cho tới hết tuần, bất chấp cuộc họp ngày mai của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ. Theo đó, việc giá dầu tăng giảm sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào cuộc khủng hoảng nợ công của các nước Khu vực đồng Euro sẽ diễn biết tốt hay xấu.
Phiên đầu tuần, thị trường phản ứng khá mạnh trước tin tức Tây Ban Nha cuối cùng cũng phải cầu cứu tới sự giúp đỡ của Liên minh châu Âu đối với các nhà băng của nước này. Giới đầu tư lo ngại, triển vọng thị trường năng lượng sẽ còn kém hơn nếu gói cứu trợ này vô tác dụng. Hiện thị trường lại thêm một mối lo khác là cuộc bầu cử sắp diễn ra ở Hy Lạp.
Thị trường cũng lo ngại, sau Tây Ban Nha sẽ tới lượt Italy phải yêu cầu Liên minh châu Âu cứu trợ tài chính. Nếu Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, cũng tham gia đội ngũ với Tây Ban Nha, Ireland, Hy Lạp và Bồ Đào Nha, các nhà đầu tư lo ngại rằng châu Âu có thể không có đủ tài chính để hỗ trợ và nền kinh tế châu Âu sẽ bị đe dọa.
Theo kế hoạch, thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo) vào ngày thứ 5 để bàn về khung sản lượng. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Saudi Arabia Ali al-Naimi tuyên bố rằng, nước ông sẽ không đưa ra đề nghị OPEC tăng sản lượng của khối trong cuộc họp của tổ chức này khai cuộc trong ngày mai.
Trước đó, đầu tuần này, Bộ trưởng Ali al-Naimi cho biết Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ có thể phải tăng chỉ tiêu sản lượng tại hội nghị sắp tới của tổ chức này. Tuyên bố này của ông Naimi đã làm tăng thêm áp lực đối với thị trường dầu thô quốc tế, trong bối cảnh mặt hàng năng lượng này đang phải gánh chịu quá nhiều sức ép giảm giá như hiện nay.
Nếu sản lượng không thay đổi, giá dầu có thể sẽ có cơ hội tăng trở lại, chuyên gia Essaye cho biết. Tuy nhiên, điều này cũng khó có khả năng.
Diễn biến cùng chiều với dầu thô, chốt phiên giao dịch đêm 12/6, giá khí tự nhiên giao tháng 7 tăng 1 cent, tương ứng 0,6%, lên 2,23 USD/ triệu BTU. Trong khi đó, giá dầu sưởi giao tháng 7 giảm 1 cent, tương ứng 0,5%, xuống còn 2,62 USD/gallon. Xăng giao cùng kỳ hạn giảm chưa tới 1 cent, tương ứng 0,2%, xuống chốt ở mức 2,65 USD/gallon.