Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng
“Dự kiến đến năm 2015 sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, 600 doanh nghiệp còn lại sẽ cổ phần hóa những năm tiếp theo”
“Bên cạnh việc tiếp tục kiên trì đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, Việt Nam vẫn kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát”, thông điệp được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Diễn đàn Quan hệ đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2013 diễn ra ngày 5/12.
Năm 2013, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,4% đưa mức tăng trưởng bình quân 3 năm 2011-2013 tăng 5,6%/năm. Lạm phát từ mức 18,3% năm 2011 xuống còn khoảng 6% năm 2013, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Xuất khẩu liên tục tăng cao với tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2013 đạt khoảng 121 tỷ USD, tăng 16,2%. Tổng vốn FDI đăng ký tăng mạnh, đạt gần 21 tỷ USD tăng 54,2%.
Cùng với đó, tỷ giá cũng được giữ ổn định trong khoảng 2 năm trở lại đây và dự trữ quốc tế cũng đã cao hơn rất nhiều so với thời điểm giữa năm 2011. Sự ổn định kinh tế vĩ mô mà Việt Nam đạt được trong năm 2012-2013 được đánh giá rất cao song các đối tác phát triển cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Khắc phục yếu tố cản trở tăng trưởng
Ông Sanjay Kalra, Đại diện Thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng mặc dù kinh tế Việt Nam đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn song Chính phủ cũng cần khắc phục gấp các yếu kém cơ cấu chính đang cản trở tiềm năng phát triển về trung hạn của Việt Nam. Hiện nay, khu vực xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI đang hỗ trợ cho tăng trưởng.
Các khu vực hướng nội dù đang cải thiện nhưng vẫn chưa có nền tảng chắc chắn. Đặc biệt khu vực bất động sản còn khó khăn trong khi một số ngân hàng yếu kém không đáp ứng được các điều kiện để tiếp cận thị trường liên ngân hàng và phải dựa vào tái cấp vốn và các hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước.
Thêm vào đó, tăng trưởng chậm đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với thâm hụt ngân sách và làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên trong hai năm 2012-2013, đặc biệt trong năm 2013 do thu ngân sách không đạt dự toán vì nền kinh tế yếu, chính sách giảm và giãn thuế.
Theo đó, thâm hụt ngân sách đã tăng lên 4,75% GDP trong năm 2012, thay vì mức trung bình khoảng 2% trong năm 2010-2011 và có thể lên tới khoảng 5,25% GDP trong năm 2013 vì việc cắt giảm chi không theo kịp thu.
Ngoài ra, ông Sanjay còn cho rằng các cải cách cơ cấu còn diễn ra chậm chạp khi mà khu vực doanh nghiệp nhà nước và tài chính vẫn là khu vực dễ bị tác động.
“Những hạn chế về dữ liệu và thách thức trong khuôn khổ thanh tra và quy chế ngăn trở sự hiểu đúng về hiện trạng thực sự của nợ xấu và mức đủ vốn trong hệ thống ngân hàng”, ông Sanjay nói và cho rằng vấn đề tương tự cũng đang xảy ra ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, vì vậy quá trình này càng chậm trễ chừng nào thì sẽ làm xói mòn niềm tin, làm tăng nợ dự phòng, kìm giữ tăng trưởng chừng ấy.
Chung đánh giá về kinh tế Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn khá chậm chạp. Tác động của khu vực đầu tư nước ngoài lên khu vực kinh tế tư nhân đã bị giảm sút do mức độ tin tưởng của người tiêu dùng và doanh nghiệp còn thấp và do kinh tế quốc doanh còn trì trệ.
“Vì vậy, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, khôi phục ngành tài chính và ngân hàng và kinh tế quốc doanh, tạo sân chơi bình đẳng cho kinh tế tư nhân là những yếu tố quan trọng để khôi phục lại niềm tin vào kinh tế”, bà Kwakwa nói và khuyến nghị rằng đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính sẽ giúp khôi phục năng lực cạnh tranh và tăng trưởng về lâu dài. Tạo sự minh bạch và tăng cường quản trị doanh nghiệp trong cả 2 khu vực nói trên sẽ nhanh chóng mang lại kết quả thông qua thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh không cốt lõi và thực hiện cổ phần hóa.
Trong khi đó, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura lại cho rằng Việt Nam đã có những bước thử nghiệm ban đầu trong việc tái cấu trúc một số doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam cần mạnh dạn thúc đẩy quá trình này bởi quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước sẽ là cơ hội để Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế.
Tập trung vào sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam sẽ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Bội chi ngân sách năm 2013 - 2014 được nâng lên 5,3% GDP nhưng sẽ điều chỉnh giảm dần từ năm 2015.
Thủ tướng cũng khẳng định sẽ kiểm soát chặt nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn. Tiếp tục thực hiện lộ trình cơ chế giá thị trường với các mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế... tạo đà cho việc hình thành đồng bộ và bảo đảm vận hành thông suốt cá loại thị trường hàng hóa, dịch vụ..., qua đó tạo cơ sở cho sự phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Đối với vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, vấn đề được các đối tác phát triển đặc biệt quan tâm, người đứng đầu Chính phủ cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tổ chức tín dụng. Trong đó, với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, dự kiến bán tiếp cổ phần của 4/5 đơn vị đã cổ phần hóa trong giai đoạn 2011-2013, tạo đà cho việc hoàn thành cổ phần hóa vào năm 2020.
Về xử lý tình trạng sở hữu chéo, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, Thủ tướng cho biết Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) sẽ xử lý khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm tới, đưa con số xử lý được trong năm 2013 - 2014 lên khoảng 130.000 - 185.000 tỷ đồng. Cùng với đó, sẽ tăng cường giảm sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống.
Đối với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sẽ đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính nhằm mục tiêu hai năm tới sẽ chấm dứt tình trạng đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Trong năm 2014-2015 thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 1 tập đoàn kinh tế, 5 tổng công ty 91 và hầu hết tổng công ty 90.
“Dự kiến đến năm 2015 sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, 600 doanh nghiệp còn lại sẽ cổ phần hóa những năm tiếp theo”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định. Trong giai đoạn 2011-2013, các doanh nghiệp nhà nước đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và cung ứng các dịch vụ then chốt, đã đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước có bước được cải thiện.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Năm 2013, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,4% đưa mức tăng trưởng bình quân 3 năm 2011-2013 tăng 5,6%/năm. Lạm phát từ mức 18,3% năm 2011 xuống còn khoảng 6% năm 2013, thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Xuất khẩu liên tục tăng cao với tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2013 đạt khoảng 121 tỷ USD, tăng 16,2%. Tổng vốn FDI đăng ký tăng mạnh, đạt gần 21 tỷ USD tăng 54,2%.
Cùng với đó, tỷ giá cũng được giữ ổn định trong khoảng 2 năm trở lại đây và dự trữ quốc tế cũng đã cao hơn rất nhiều so với thời điểm giữa năm 2011. Sự ổn định kinh tế vĩ mô mà Việt Nam đạt được trong năm 2012-2013 được đánh giá rất cao song các đối tác phát triển cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Khắc phục yếu tố cản trở tăng trưởng
Ông Sanjay Kalra, Đại diện Thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng mặc dù kinh tế Việt Nam đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn song Chính phủ cũng cần khắc phục gấp các yếu kém cơ cấu chính đang cản trở tiềm năng phát triển về trung hạn của Việt Nam. Hiện nay, khu vực xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI đang hỗ trợ cho tăng trưởng.
Các khu vực hướng nội dù đang cải thiện nhưng vẫn chưa có nền tảng chắc chắn. Đặc biệt khu vực bất động sản còn khó khăn trong khi một số ngân hàng yếu kém không đáp ứng được các điều kiện để tiếp cận thị trường liên ngân hàng và phải dựa vào tái cấp vốn và các hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước.
Thêm vào đó, tăng trưởng chậm đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với thâm hụt ngân sách và làm cho thâm hụt ngân sách tăng lên trong hai năm 2012-2013, đặc biệt trong năm 2013 do thu ngân sách không đạt dự toán vì nền kinh tế yếu, chính sách giảm và giãn thuế.
Theo đó, thâm hụt ngân sách đã tăng lên 4,75% GDP trong năm 2012, thay vì mức trung bình khoảng 2% trong năm 2010-2011 và có thể lên tới khoảng 5,25% GDP trong năm 2013 vì việc cắt giảm chi không theo kịp thu.
Ngoài ra, ông Sanjay còn cho rằng các cải cách cơ cấu còn diễn ra chậm chạp khi mà khu vực doanh nghiệp nhà nước và tài chính vẫn là khu vực dễ bị tác động.
“Những hạn chế về dữ liệu và thách thức trong khuôn khổ thanh tra và quy chế ngăn trở sự hiểu đúng về hiện trạng thực sự của nợ xấu và mức đủ vốn trong hệ thống ngân hàng”, ông Sanjay nói và cho rằng vấn đề tương tự cũng đang xảy ra ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, vì vậy quá trình này càng chậm trễ chừng nào thì sẽ làm xói mòn niềm tin, làm tăng nợ dự phòng, kìm giữ tăng trưởng chừng ấy.
Chung đánh giá về kinh tế Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn còn khá chậm chạp. Tác động của khu vực đầu tư nước ngoài lên khu vực kinh tế tư nhân đã bị giảm sút do mức độ tin tưởng của người tiêu dùng và doanh nghiệp còn thấp và do kinh tế quốc doanh còn trì trệ.
“Vì vậy, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, khôi phục ngành tài chính và ngân hàng và kinh tế quốc doanh, tạo sân chơi bình đẳng cho kinh tế tư nhân là những yếu tố quan trọng để khôi phục lại niềm tin vào kinh tế”, bà Kwakwa nói và khuyến nghị rằng đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính sẽ giúp khôi phục năng lực cạnh tranh và tăng trưởng về lâu dài. Tạo sự minh bạch và tăng cường quản trị doanh nghiệp trong cả 2 khu vực nói trên sẽ nhanh chóng mang lại kết quả thông qua thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh doanh không cốt lõi và thực hiện cổ phần hóa.
Trong khi đó, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura lại cho rằng Việt Nam đã có những bước thử nghiệm ban đầu trong việc tái cấu trúc một số doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam cần mạnh dạn thúc đẩy quá trình này bởi quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước sẽ là cơ hội để Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế.
Tập trung vào sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam sẽ kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Bội chi ngân sách năm 2013 - 2014 được nâng lên 5,3% GDP nhưng sẽ điều chỉnh giảm dần từ năm 2015.
Thủ tướng cũng khẳng định sẽ kiểm soát chặt nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, bảo đảm trong giới hạn an toàn. Tiếp tục thực hiện lộ trình cơ chế giá thị trường với các mặt hàng, dịch vụ công thiết yếu như điện, than, xăng dầu, nước, dịch vụ y tế... tạo đà cho việc hình thành đồng bộ và bảo đảm vận hành thông suốt cá loại thị trường hàng hóa, dịch vụ..., qua đó tạo cơ sở cho sự phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Đối với vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, vấn đề được các đối tác phát triển đặc biệt quan tâm, người đứng đầu Chính phủ cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tổ chức tín dụng. Trong đó, với tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, dự kiến bán tiếp cổ phần của 4/5 đơn vị đã cổ phần hóa trong giai đoạn 2011-2013, tạo đà cho việc hoàn thành cổ phần hóa vào năm 2020.
Về xử lý tình trạng sở hữu chéo, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, Thủ tướng cho biết Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) sẽ xử lý khoảng 100.000 - 150.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm tới, đưa con số xử lý được trong năm 2013 - 2014 lên khoảng 130.000 - 185.000 tỷ đồng. Cùng với đó, sẽ tăng cường giảm sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống.
Đối với tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sẽ đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính nhằm mục tiêu hai năm tới sẽ chấm dứt tình trạng đầu tư ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính. Trong năm 2014-2015 thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có 1 tập đoàn kinh tế, 5 tổng công ty 91 và hầu hết tổng công ty 90.
“Dự kiến đến năm 2015 sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, 600 doanh nghiệp còn lại sẽ cổ phần hóa những năm tiếp theo”, người đứng đầu Chính phủ khẳng định. Trong giai đoạn 2011-2013, các doanh nghiệp nhà nước đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và cung ứng các dịch vụ then chốt, đã đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước có bước được cải thiện.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)