Điều chỉnh tiến độ đường Láng - Hoà Lạc
22% diện tích đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, kéo theo toàn bộ dự án bị chậm tiến độ
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường Láng - Hoà Lạc, thuộc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), tính đến thời điểm nửa cuối 7/2009, dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng được 472,31 ha/536,718 ha tổng diện tích đất xây dựng tuyến đường Láng - Hoà Lạc mở rộng, bằng 88% tổng diện tích toàn tuyến.
Hiện Ban quản lý dự án đang tập trung thi công các hạng mục Cầu Sông Nhuệ, hầm chui đường sắt, cầu Sông Đáy, cầu Sông Tích, nút giao Hoà Lạc nối quốc lộ 21 và một số đoạn tuyến trọng điểm... Tổng giá trị sản lượng thực hiện đạt 1.408,70 tỷ đồng, đạt 32,54% giá trị xây lắp.
Nhiều khó khăn
22% diện tích để thực hiện dự án cần phải gấp rút giải phóng mặt bằng, nhưng đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, kéo theo toàn bộ dự án bị chậm tiến độ.
Tại địa phận huyện Từ Liêm, Hà Nội, từ lý trình km 1+800 đến km 8+154 (dài 6.354km) vẫn chưa giải phóng các đường dẫn lên cầu vượt ngang đường. Các nút giao như: nút giao Saegeme, nút giao Phú Đô, nút giao Đại học Tây Nam, nút giao tỉnh lộ 70 đang vướng mắc về xác nhận nguồn gốc đất, chưa lập xong phương án đền bù GPMB, một số hộ dân không chịu nhận tiền đền bù...
Tại địa phận huyện Hoài Đức, từ km 8+154 - km 15+400 (dài 7.246km) còn vướng doanh nghiệp trung ương đang phá dỡ, nhiều hộ dân chưa di chuyển, chưa thống nhất phương án đền bù, vướng cây xăng An Khánh, cây xăng Bá Quỳ, vướng một số doanh nghiệp tư nhân chưa di chuyển...
Tại vị trí các nút giao dọc tuyến nơi có giá trị dự toán lớn, thời gian thi công kéo dài phần lớn chưa giải phóng xong mặt bằng để các nhà thầu triển khai thi công. Nếu tính theo biện pháp thi công chủ đạo đến nay có 2 gói hồ sơ: nút giao Hoà Lạc (gói 10) không có mặt bằng thi công, trong khi đó theo biện pháp thi công chủ đạo thời gian thi công là 20 - 24 tháng.
Hầm chui đường sắt (gói 11) thời gian khởi công công trình chậm 6 tháng do vướng mặt bằng thi công, thiết kế và thực nghiệm công nghệ cọc đất xi măng gia cố nền móng. Ảnh hưởng của giao thông đường bộ và đường sắt trùng lặp trong mặt bằng xây dựng, ảnh hưởng địa chất thuỷ văn, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa lũ cũng làm chậm tiến độ thi công 2,5 tháng cũng là lý do khiến khó có thể hoàn thành được theo tiến độ.
Cũng theo Ban quản lý dự án, công tác quản lý đất đai của các địa phương hiện vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến kéo theo khó xác định được tính chất nguồn gốc đất làm cơ sở lập phương án bồi thường. Việc chuẩn bị đất tái định cư cho các hộ đất ở chậm, không đáp ứng được nhu cầu cấp đất ở cho các hộ dân để giải phóng mặt bằng. Hiện các huyện còn lúng túng khi thực hiện lập phương án bồi thường (dây chuyền sản xuất công nghiệp...), chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể bồi thường với các doanh nghiệp có tài sản lớn, phức tạp.
Một nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các đơn vị thực hiện dự án đường cao tốc Láng - Hoà Lạc chính là chất lượng hồ sơ khảo sát địa chất một số vị trí cầu trên tuyến không sát với thực tế thi công ngoài hiện trường.
Thiếu vốn
Theo quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh số 3072/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2007 cho dự án mở rộng đường Láng - Hoà Lạc là 7.527,251 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương 1.840,163 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương 5.687,088 tỷ đồng.
Nguồn vốn đã được cam kết: nguồn vốn trung ương 1.840,163 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương 3.130,22 tỷ đồng, ngân sách nhà nước cấp: 1.658,22 tỷ đồng, khai thác quỹ đất: 1.472 tỷ đồng. Phần vốn chưa xác định nguồn: 2.556,868 tỷ đồng.
Được biết, toàn dự án hiện nay đã giải ngân được 3.113,51 tỷ đồng, trong đó: công tác giải phóng mặt bằng giải ngân được 850,19 tỷ đồng và công tác xây lắp: 2.263,32 tỷ đồng.
Việc thanh toán khối lượng công việc hoàn thành tại dự án chỉ được tính bằng 80% giá trị dự toán tạm duyệt (dự toán tạm duyệt được phê duyệt trên cơ sở thẩm tra của Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng được xây dựng tại thời điểm giá vật liệu năm 2005) cũng là nguyên nhân lớn gây chậm tiến độ thi công.
Các đơn vị thi công trên tuyến được thanh toán khối lượng hoàn thành với số tiền chỉ được khoảng 50-55% so với thực tế bỏ ra. Vì vậy đã gây tâm lý lo lắng cho các đơn vị dẫn đến việc thi công cầm chừng, luôn trong tình trạng nghe ngóng, không tập trung được máy móc thiết bị để thi công.
Đến thời điểm này, tổng thầu dự án - Tổng công ty Vinaconex - đã phối hợp với Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) để giải quyết một số vướng mắc cụ thể của dự án, nhưng đến nay vẫn còn nhiều tồn tại như: mới chỉ duyệt chi phí xây dựng các dự toán mà chưa duyệt chi phí dự phòng phí. Vì vậy Ban quản lý dự án Thăng Long không chủ động được trong việc phê duyệt dự toán điều chỉnh bổ sung và thanh toán cho nhà thầu.
Mặc dù Tổ giá xác định giá xây dựng dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc đã được Ban quản lý dự án Thăng Long thành lập từ đầu năm 2009, nhưng đến nay Tổ giá mới đưa ra được phương pháp tính các loại vật liệu đến chân công trình tại từng thời điểm, chưa có quyết định chấp thuận của các cơ quan hữu quan.
Sự chậm trễ này nếu không được giải quyết nhanh chóng sẽ gây tâm lý không tốt cho các đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
Hiện Ban quản lý dự án đang tập trung thi công các hạng mục Cầu Sông Nhuệ, hầm chui đường sắt, cầu Sông Đáy, cầu Sông Tích, nút giao Hoà Lạc nối quốc lộ 21 và một số đoạn tuyến trọng điểm... Tổng giá trị sản lượng thực hiện đạt 1.408,70 tỷ đồng, đạt 32,54% giá trị xây lắp.
Nhiều khó khăn
22% diện tích để thực hiện dự án cần phải gấp rút giải phóng mặt bằng, nhưng đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, kéo theo toàn bộ dự án bị chậm tiến độ.
Tại địa phận huyện Từ Liêm, Hà Nội, từ lý trình km 1+800 đến km 8+154 (dài 6.354km) vẫn chưa giải phóng các đường dẫn lên cầu vượt ngang đường. Các nút giao như: nút giao Saegeme, nút giao Phú Đô, nút giao Đại học Tây Nam, nút giao tỉnh lộ 70 đang vướng mắc về xác nhận nguồn gốc đất, chưa lập xong phương án đền bù GPMB, một số hộ dân không chịu nhận tiền đền bù...
Tại địa phận huyện Hoài Đức, từ km 8+154 - km 15+400 (dài 7.246km) còn vướng doanh nghiệp trung ương đang phá dỡ, nhiều hộ dân chưa di chuyển, chưa thống nhất phương án đền bù, vướng cây xăng An Khánh, cây xăng Bá Quỳ, vướng một số doanh nghiệp tư nhân chưa di chuyển...
Tại vị trí các nút giao dọc tuyến nơi có giá trị dự toán lớn, thời gian thi công kéo dài phần lớn chưa giải phóng xong mặt bằng để các nhà thầu triển khai thi công. Nếu tính theo biện pháp thi công chủ đạo đến nay có 2 gói hồ sơ: nút giao Hoà Lạc (gói 10) không có mặt bằng thi công, trong khi đó theo biện pháp thi công chủ đạo thời gian thi công là 20 - 24 tháng.
Hầm chui đường sắt (gói 11) thời gian khởi công công trình chậm 6 tháng do vướng mặt bằng thi công, thiết kế và thực nghiệm công nghệ cọc đất xi măng gia cố nền móng. Ảnh hưởng của giao thông đường bộ và đường sắt trùng lặp trong mặt bằng xây dựng, ảnh hưởng địa chất thuỷ văn, đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề trong đợt mưa lũ cũng làm chậm tiến độ thi công 2,5 tháng cũng là lý do khiến khó có thể hoàn thành được theo tiến độ.
Cũng theo Ban quản lý dự án, công tác quản lý đất đai của các địa phương hiện vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến kéo theo khó xác định được tính chất nguồn gốc đất làm cơ sở lập phương án bồi thường. Việc chuẩn bị đất tái định cư cho các hộ đất ở chậm, không đáp ứng được nhu cầu cấp đất ở cho các hộ dân để giải phóng mặt bằng. Hiện các huyện còn lúng túng khi thực hiện lập phương án bồi thường (dây chuyền sản xuất công nghiệp...), chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể bồi thường với các doanh nghiệp có tài sản lớn, phức tạp.
Một nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các đơn vị thực hiện dự án đường cao tốc Láng - Hoà Lạc chính là chất lượng hồ sơ khảo sát địa chất một số vị trí cầu trên tuyến không sát với thực tế thi công ngoài hiện trường.
Thiếu vốn
Theo quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh số 3072/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2007 cho dự án mở rộng đường Láng - Hoà Lạc là 7.527,251 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trung ương 1.840,163 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương 5.687,088 tỷ đồng.
Nguồn vốn đã được cam kết: nguồn vốn trung ương 1.840,163 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương 3.130,22 tỷ đồng, ngân sách nhà nước cấp: 1.658,22 tỷ đồng, khai thác quỹ đất: 1.472 tỷ đồng. Phần vốn chưa xác định nguồn: 2.556,868 tỷ đồng.
Được biết, toàn dự án hiện nay đã giải ngân được 3.113,51 tỷ đồng, trong đó: công tác giải phóng mặt bằng giải ngân được 850,19 tỷ đồng và công tác xây lắp: 2.263,32 tỷ đồng.
Việc thanh toán khối lượng công việc hoàn thành tại dự án chỉ được tính bằng 80% giá trị dự toán tạm duyệt (dự toán tạm duyệt được phê duyệt trên cơ sở thẩm tra của Viện Kinh tế (Bộ Xây dựng được xây dựng tại thời điểm giá vật liệu năm 2005) cũng là nguyên nhân lớn gây chậm tiến độ thi công.
Các đơn vị thi công trên tuyến được thanh toán khối lượng hoàn thành với số tiền chỉ được khoảng 50-55% so với thực tế bỏ ra. Vì vậy đã gây tâm lý lo lắng cho các đơn vị dẫn đến việc thi công cầm chừng, luôn trong tình trạng nghe ngóng, không tập trung được máy móc thiết bị để thi công.
Đến thời điểm này, tổng thầu dự án - Tổng công ty Vinaconex - đã phối hợp với Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) để giải quyết một số vướng mắc cụ thể của dự án, nhưng đến nay vẫn còn nhiều tồn tại như: mới chỉ duyệt chi phí xây dựng các dự toán mà chưa duyệt chi phí dự phòng phí. Vì vậy Ban quản lý dự án Thăng Long không chủ động được trong việc phê duyệt dự toán điều chỉnh bổ sung và thanh toán cho nhà thầu.
Mặc dù Tổ giá xác định giá xây dựng dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc đã được Ban quản lý dự án Thăng Long thành lập từ đầu năm 2009, nhưng đến nay Tổ giá mới đưa ra được phương pháp tính các loại vật liệu đến chân công trình tại từng thời điểm, chưa có quyết định chấp thuận của các cơ quan hữu quan.
Sự chậm trễ này nếu không được giải quyết nhanh chóng sẽ gây tâm lý không tốt cho các đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.