Disneyland đặt chân vào Trung Quốc
Sau gần 20 năm chờ đợi, hãng Walt Disney của Mỹ cuối cùng đã được cấp phép xây dựng công viên Disneyland tại Thượng Hải
Sau gần 20 năm chờ đợi, hãng Walt Disney của Mỹ cuối cùng đã được cấp phép xây dựng công viên Disneyland tại Thượng Hải.
Thông tin này do Giám đốc điều hành (CEO) Walt Disney, ông Robert A. Iger công bố vào ngày 3/11.
Thỏa thuận về Disneyland Thượng Hải được giới quan sát xem là một thỏa thuận mang tính cột mốc, có những ảnh hưởng lớn về mặt văn hóa và kinh tế. Việc Trung Quốc cấp phép cho Disney, một thương hiệu đậm chất Mỹ, được xem là sự kiện quan trọng, vì từ lâu Trung Quốc vốn nổi tiếng về việc đề cao việc bảo tồn văn hóa dân tộc trước làn sóng “Tây hóa”.
Bên cạnh đó, ước tính, chỉ riêng bộ phận công viên, chưa bao gồm các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đi kèm, sẽ cần khoản đầu tư lên tới 3,5 tỷ USD. Đây sẽ là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc.
Toàn bộ Disneyland Thượng Hải sẽ là một khu hỗn hợp gồm các trung tâm mua sắm, khách sạn, và một công viên chủ đề trải rộng trên diện tích 400 hecta thuộc quận Phố Đông của thành phố này. Trong đó, công viên chủ đề sẽ chiếm 1/10 diện tích trên, lớn hơn một chút so với công viên chủ đề Disneyland ở bang California, Mỹ, nhưng ngang bằng với các công viên tương tự tại Paris và Tokyo.
Dự kiến, Disneyland Thượng Hải sẽ đi vào hoạt động trong vòng 5-6 năm nữa.
Walt Disney còn có những kế hoạch tham vọng đối với công viên này. Trong những thập kỷ tới đây, toàn bộ khu tổ hợp có thể được mở rộng với diện tích lên tới 680 hecta và thu hút lượng khách ngang ngửa với công viên Disney World ở California Mỹ - công viên hiện đón tiếp 45 triệu lượt khách mỗi năm.
Theo một nguồn tin giấu tên, Disney sẽ sở hữu cổ phần 40% trong dự án này, phần còn lại sẽ thuộc về một liên minh gồm các công ty Trung Quốc được chính phủ nước này lựa chọn.
Mục tiêu của Walt Disney là tạo ra một động cơ nhằm hút dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc vào các sản phẩm của công ty này, từ các trò chơi video, tới các chương trình sân khấu và đĩa DVD.
Disney vẫn thường sử dụng kênh truyền hình Disney TV để quảng bá cho thương hiệu của hãng tại các thị trường ngoài Mỹ, nhưng những quy định của Trung Quốc không cho phép Disney áp dụng được biện pháp trên tại thị trường này.
Thiết kế của các phần trong dự án Disneyland Thượng Hải vẫn chưa được thống nhất, nhưng dự kiến ngoài những chi tiết truyền thống của các công viên chủ đề Disney, trong thiết kế sẽ có những chi tiết đặc biệt thể hiện văn hóa và lịch sử của Trung Quốc.
Disney vẫn thường bị chỉ trích là có ảnh hưởng quá mạnh về mặt văn hóa ở những nơi họ đặt chân tới. Chẳng hạn, vào đầu thập niên 1990, khi công ty này xây Disneyland Paris ở Pháp, dân chúng tại đây đã phản đối kịch liệt.
Do đó, từ năm 2005 tới nay, với ban lãnh đạo mới, Disney đã nỗ lực đưa những đặc điểm địa phương vào các dự án của mình, đồng thời hợp tác với các đối tác địa phương, nhằm làm giảm khả năng vấp phải những lời chỉ trích và sự phản đối. Chẳng hạn, quyết định phục vụ rượu tại Disneyland Paris đã giúp Disney thu được thành công lớn tại công viên này.
Việc Trung Quốc cấp phép cho Disneyland Thượng Hải diễn ra trong bối cảnh suy thoái kinh tế buộc Disney phải nỗ lực duy trì lượng khách tới thăm các công viên chủ đề của mình. Không giống như các công viên chủ đề khác, các công viên của Disney đã thành công trong việc hút khách thời gian qua, nhờ các chương trình giảm giá mạnh đối với dịch vụ khách sạn và ăn uống.
(Theo New York Times)
Thông tin này do Giám đốc điều hành (CEO) Walt Disney, ông Robert A. Iger công bố vào ngày 3/11.
Thỏa thuận về Disneyland Thượng Hải được giới quan sát xem là một thỏa thuận mang tính cột mốc, có những ảnh hưởng lớn về mặt văn hóa và kinh tế. Việc Trung Quốc cấp phép cho Disney, một thương hiệu đậm chất Mỹ, được xem là sự kiện quan trọng, vì từ lâu Trung Quốc vốn nổi tiếng về việc đề cao việc bảo tồn văn hóa dân tộc trước làn sóng “Tây hóa”.
Bên cạnh đó, ước tính, chỉ riêng bộ phận công viên, chưa bao gồm các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đi kèm, sẽ cần khoản đầu tư lên tới 3,5 tỷ USD. Đây sẽ là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc.
Toàn bộ Disneyland Thượng Hải sẽ là một khu hỗn hợp gồm các trung tâm mua sắm, khách sạn, và một công viên chủ đề trải rộng trên diện tích 400 hecta thuộc quận Phố Đông của thành phố này. Trong đó, công viên chủ đề sẽ chiếm 1/10 diện tích trên, lớn hơn một chút so với công viên chủ đề Disneyland ở bang California, Mỹ, nhưng ngang bằng với các công viên tương tự tại Paris và Tokyo.
Dự kiến, Disneyland Thượng Hải sẽ đi vào hoạt động trong vòng 5-6 năm nữa.
Walt Disney còn có những kế hoạch tham vọng đối với công viên này. Trong những thập kỷ tới đây, toàn bộ khu tổ hợp có thể được mở rộng với diện tích lên tới 680 hecta và thu hút lượng khách ngang ngửa với công viên Disney World ở California Mỹ - công viên hiện đón tiếp 45 triệu lượt khách mỗi năm.
Theo một nguồn tin giấu tên, Disney sẽ sở hữu cổ phần 40% trong dự án này, phần còn lại sẽ thuộc về một liên minh gồm các công ty Trung Quốc được chính phủ nước này lựa chọn.
Mục tiêu của Walt Disney là tạo ra một động cơ nhằm hút dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc vào các sản phẩm của công ty này, từ các trò chơi video, tới các chương trình sân khấu và đĩa DVD.
Disney vẫn thường sử dụng kênh truyền hình Disney TV để quảng bá cho thương hiệu của hãng tại các thị trường ngoài Mỹ, nhưng những quy định của Trung Quốc không cho phép Disney áp dụng được biện pháp trên tại thị trường này.
Thiết kế của các phần trong dự án Disneyland Thượng Hải vẫn chưa được thống nhất, nhưng dự kiến ngoài những chi tiết truyền thống của các công viên chủ đề Disney, trong thiết kế sẽ có những chi tiết đặc biệt thể hiện văn hóa và lịch sử của Trung Quốc.
Disney vẫn thường bị chỉ trích là có ảnh hưởng quá mạnh về mặt văn hóa ở những nơi họ đặt chân tới. Chẳng hạn, vào đầu thập niên 1990, khi công ty này xây Disneyland Paris ở Pháp, dân chúng tại đây đã phản đối kịch liệt.
Do đó, từ năm 2005 tới nay, với ban lãnh đạo mới, Disney đã nỗ lực đưa những đặc điểm địa phương vào các dự án của mình, đồng thời hợp tác với các đối tác địa phương, nhằm làm giảm khả năng vấp phải những lời chỉ trích và sự phản đối. Chẳng hạn, quyết định phục vụ rượu tại Disneyland Paris đã giúp Disney thu được thành công lớn tại công viên này.
Việc Trung Quốc cấp phép cho Disneyland Thượng Hải diễn ra trong bối cảnh suy thoái kinh tế buộc Disney phải nỗ lực duy trì lượng khách tới thăm các công viên chủ đề của mình. Không giống như các công viên chủ đề khác, các công viên của Disney đã thành công trong việc hút khách thời gian qua, nhờ các chương trình giảm giá mạnh đối với dịch vụ khách sạn và ăn uống.
(Theo New York Times)