Doanh nghiệp “ốm nặng” và tâm tư đại biểu
Chính phủ sẽ trình Quốc hội các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012
Tuần làm việc đầu tiên của kỳ họp Quốc hội thứ ba đã đi qua với nỗi lo về tình hình kinh tế có dấu hiệu suy giảm, mà biểu hiện “sốt ruột” nhất là sức khỏe của hàng chục ngàn doanh nghiệp đang tệ đi nhanh chóng, thể hiện khá rõ ở các phiên thảo luận về kinh tế, ngân sách.
Trong bối cảnh đó, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, điển hình là gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng của Chính phủ chưa hẳn nhận được toàn đánh giá tích cực, song rất nhanh chóng nhận được sự ủng hộ về chủ trương của không ít đại biểu.
Theo chương trình kỳ họp, sáng 12/6 tới Chính phủ mới trình Quốc hội các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012 thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Ngay sau đó nội dung này sẽ được thảo luận ở hội trường.
Đến thời điểm hiện tại, một trong hai nội dung ở đề xuất này vẫn chưa đạt được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra (Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội).
Đó là việc miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh, hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.
Lý do không tán thành, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển là “không khả thi và không hiệu quả”.
Theo báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ, cộng cả giải pháp giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012 với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực ước làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2012 khoảng 4.100 tỷ đồng.
Đồng tình với nhận xét của Chủ nhiệm Hiển rằng “quan trọng hàng đầu là chính sách tiền tệ”, cũng nhất trí với nhận xét gói hỗ trợ 29.000 tỷ là “yếu ớt” của một đại biểu khác, song Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn nhấn mạnh ý nghĩa tâm lý của các giải pháp thuộc thẩm quyền Quốc hội.
“Nếu xét về mặt kinh tế thuần khiết thì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ít thôi, nhưng lại có ý nghĩa về mặt tâm lý rất lớn, mà trong điều kiện kinh tế khó khăn thế này thì yếu tố tâm lý rất quan trọng” ông Ngoạn lý giải.
Lâu nay với cả người kinh doanh và công nhân khó khăn tích tụ hết sức lớn rồi, họ đã nén khó khăn về cả tâm lý và tài chính thực, nên không đơn giản giá trị kinh tế là bao nhiêu mà có ý nghĩa an sinh xã hội nhiều hơn, ông Ngoạn nói tiếp.
Đến từ địa phương có số hộ và cá nhân kinh doanh thuộc diện được đề nghị miễn thuế rất lớn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, ông Trần Du Lịch hơn một lần tha thiết “mong Quốc hội ủng hộ đề xuất miễn thuế, dù cơ quan thẩm tra không đồng ý".
Bởi, vấn đề khoán thuế rất quan trọng, vì các hộ kinh doanh thuộc diện được miễn đang đóng góp rất lớn vào giải quyết việc làm.
Thấy rõ miễn thuế sẽ khó khăn cho ngân sách nên sẽ là “lựa chọn khó khăn của Quốc hội” nhưng đại biểu Lịch cho rằng nếu không quyết định miễn thuế cho họ thì có thể năm sau sẽ mất thêm nguồn thu.
“Tôi kiến nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách nên ủng hộ, không nên dè dặt. Nếu chúng ta tới Tp. HCM xem tiểu thương người ta bỏ chợ bỏ sạp không kinh doanh nữa, nhiều chợ đóng cửa thì mới thấy rằng giảm thuế khoán là cần thiết. Những ai không ủng hộ thì nên tới các chợ của Tp.HCM mà xem họ bỏ sạp như thế nào. Người kinh doanh mua bán mà chê sạp thì như nông dân chê đất. Chúng ta không nên tiếc”, ông Lịch nói.
Một lý do nữa khiến vị đại biểu này ủng hộ mạnh mẽ đề xuất miễn thuế là hiện nay có tình trạng để tăng thu thì mỗi quý cơ quan thuế lại tăng mức thuế khoán. Nên nếu đã có quyết định miễn thuế thì không có chuyện đó nữa, sẽ tác động tốt đến tâm lý của người kinh doanh.
Hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hàng triệu hộ sản xuất kinh doanh đang chờ quyết định của Quốc hội, doanh nghiệp có tồn tại mới tái cơ cấu kinh tế được vì chủ thể của tái cơ cấu kinh tế xét cho cùng là doanh nghiệp, vị chuyên gia kinh tế phân tích.
Tán thành các giải pháp “cứu” doanh nghiệp của Chính phủ , song Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền quan ngại ở khâu thực hiện. Vì nếu không có tiêu chí, bước đi và kiểm soát chặt chẽ sẽ phản tác dụng. Đặc biệt, trong việc hoãn, giảm thuế, nếu không minh bạch sẽ tạo ra cơ chế xin cho, chạy vay, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng, doanh nghiệp nào sống vẫn sống, doanh nghiệp nào chết vẫn chết.
Theo một số ý kiến khác, dù Chính phủ đã đưa ra một số chủ trương nhưng chưa có phương án, giải pháp cụ thể, chưa có động thái tiếp cận trực tiếp doanh nghiệp mà mới chỉ thông qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, trong khi lẽ ra phải lấy ý kiến trực tiếp doanh nghiệp để xem họ khó gì, cần gì.
Trong bối cảnh đó, những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, điển hình là gói hỗ trợ 29.000 tỷ đồng của Chính phủ chưa hẳn nhận được toàn đánh giá tích cực, song rất nhanh chóng nhận được sự ủng hộ về chủ trương của không ít đại biểu.
Theo chương trình kỳ họp, sáng 12/6 tới Chính phủ mới trình Quốc hội các giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012 thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Ngay sau đó nội dung này sẽ được thảo luận ở hội trường.
Đến thời điểm hiện tại, một trong hai nội dung ở đề xuất này vẫn chưa đạt được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra (Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội).
Đó là việc miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh, hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện hộ, cá nhân, tổ chức này giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.
Lý do không tán thành, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển là “không khả thi và không hiệu quả”.
Theo báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ, cộng cả giải pháp giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2012 với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực ước làm giảm thu ngân sách nhà nước năm 2012 khoảng 4.100 tỷ đồng.
Đồng tình với nhận xét của Chủ nhiệm Hiển rằng “quan trọng hàng đầu là chính sách tiền tệ”, cũng nhất trí với nhận xét gói hỗ trợ 29.000 tỷ là “yếu ớt” của một đại biểu khác, song Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn nhấn mạnh ý nghĩa tâm lý của các giải pháp thuộc thẩm quyền Quốc hội.
“Nếu xét về mặt kinh tế thuần khiết thì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ít thôi, nhưng lại có ý nghĩa về mặt tâm lý rất lớn, mà trong điều kiện kinh tế khó khăn thế này thì yếu tố tâm lý rất quan trọng” ông Ngoạn lý giải.
Lâu nay với cả người kinh doanh và công nhân khó khăn tích tụ hết sức lớn rồi, họ đã nén khó khăn về cả tâm lý và tài chính thực, nên không đơn giản giá trị kinh tế là bao nhiêu mà có ý nghĩa an sinh xã hội nhiều hơn, ông Ngoạn nói tiếp.
Đến từ địa phương có số hộ và cá nhân kinh doanh thuộc diện được đề nghị miễn thuế rất lớn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM, ông Trần Du Lịch hơn một lần tha thiết “mong Quốc hội ủng hộ đề xuất miễn thuế, dù cơ quan thẩm tra không đồng ý".
Bởi, vấn đề khoán thuế rất quan trọng, vì các hộ kinh doanh thuộc diện được miễn đang đóng góp rất lớn vào giải quyết việc làm.
Thấy rõ miễn thuế sẽ khó khăn cho ngân sách nên sẽ là “lựa chọn khó khăn của Quốc hội” nhưng đại biểu Lịch cho rằng nếu không quyết định miễn thuế cho họ thì có thể năm sau sẽ mất thêm nguồn thu.
“Tôi kiến nghị Ủy ban Tài chính - Ngân sách nên ủng hộ, không nên dè dặt. Nếu chúng ta tới Tp. HCM xem tiểu thương người ta bỏ chợ bỏ sạp không kinh doanh nữa, nhiều chợ đóng cửa thì mới thấy rằng giảm thuế khoán là cần thiết. Những ai không ủng hộ thì nên tới các chợ của Tp.HCM mà xem họ bỏ sạp như thế nào. Người kinh doanh mua bán mà chê sạp thì như nông dân chê đất. Chúng ta không nên tiếc”, ông Lịch nói.
Một lý do nữa khiến vị đại biểu này ủng hộ mạnh mẽ đề xuất miễn thuế là hiện nay có tình trạng để tăng thu thì mỗi quý cơ quan thuế lại tăng mức thuế khoán. Nên nếu đã có quyết định miễn thuế thì không có chuyện đó nữa, sẽ tác động tốt đến tâm lý của người kinh doanh.
Hàng trăm ngàn doanh nghiệp, hàng triệu hộ sản xuất kinh doanh đang chờ quyết định của Quốc hội, doanh nghiệp có tồn tại mới tái cơ cấu kinh tế được vì chủ thể của tái cơ cấu kinh tế xét cho cùng là doanh nghiệp, vị chuyên gia kinh tế phân tích.
Tán thành các giải pháp “cứu” doanh nghiệp của Chính phủ , song Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền quan ngại ở khâu thực hiện. Vì nếu không có tiêu chí, bước đi và kiểm soát chặt chẽ sẽ phản tác dụng. Đặc biệt, trong việc hoãn, giảm thuế, nếu không minh bạch sẽ tạo ra cơ chế xin cho, chạy vay, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng, doanh nghiệp nào sống vẫn sống, doanh nghiệp nào chết vẫn chết.
Theo một số ý kiến khác, dù Chính phủ đã đưa ra một số chủ trương nhưng chưa có phương án, giải pháp cụ thể, chưa có động thái tiếp cận trực tiếp doanh nghiệp mà mới chỉ thông qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, trong khi lẽ ra phải lấy ý kiến trực tiếp doanh nghiệp để xem họ khó gì, cần gì.