Đổi mã vùng điện thoại cố định, di động có thêm 5 đầu số mới
Thị trường viễn thông di động đứng trước cơ hội “đón” thêm 500 triệu thuê bao mới
Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã bắt đầu tiến hành chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định. Kế hoạch chuyển đổi này hoàn thành sẽ thu được 6 đầu số gồm 3, 4, 5, 6, 7, và 8, trong đó 5 đầu số sẽ được chuyển sang để phát triển thuê bao điện thoại di động.
Đại diện Cục Viễn thông cho biết, riêng đầu số 6 (hiện một phần kho số đã được sử dụng cho ngành công an) sẽ được sử dụng cho các tổ chức cơ quan Nhà nước, bộ ngành, cho điện thoại vệ tinh…, còn lại 5 đầu số sẽ được dùng cho nhu cầu phát triển điện thoại di động.
Về lý thuyết, mỗi đầu số (10 số), ví dụ 03.xx.xxx.xxx sẽ có 100 triệu số thuê bao, như vậy, với đầu 5 đầu số trên, thị trường viễn thông di động đứng trước cơ hội “đón” thêm 500 triệu thuê bao mới.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phan Tâm cho biết, sau khi việc thực hiện chuyển đổi mã vùng cố định và triển khai quy hoạch kho số mới, Việt Nam sẽ có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc người với người và khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho liên lạc thiết bị với thiết bị cho phát triển Internet vạn vật (từ đầu số 11 số - PV).
Thực tế, đến thời điểm hiện tại, một số mã mạng của đầu số 8 (08 - số cố định của Tp.HCM) đã được Cục Viễn thông cấp phát cho các mạng lớn sử dụng, như mã mạng 086 của Viettel, 088 của VinaPhone và 089 của MobiFone.
Theo Cục Viễn thông, lý do chuyển 5 đầu số thu được từ việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định, sang cho điện thoại di động, do Việt Nam xây dựng và ban hành kho số lần đầu vào năm 2006, sau khi thực hiện mở cửa, xóa độc quyền doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, tuy nhiên, tại thời điểm đó, điện thoại cố định còn phổ biến và được dành tới 7 đầu số (02, 03, 04, 05, 06, 07, 08) để đánh mã vùng còn di động chỉ được dành cho 1 đầu số (09).
Trong khi đó, những năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của thuê bao di động trả trước. Trong khi số lượng thuê bao di động tăng rất mạnh thì thuê bao cố định lại “tuột dốc không phanh”.
Do đó, quy hoạch kho số viễn thông bắt đầu thể hiện những bất cập, đầu số cấp phát cho cố định quá nhiều không dùng hết trong khi di động thì lại thiếu, phải sử dụng tới dải 11 số.
Tuy nhiên, theo Cục Viễn thông, do thị hiếu, hầu hết mọi người chuộng dùng thuê bao 10 số hơn nên hiệu quả sử dụng của thuê bao 11 số không cao, tỷ lệ rời mạng lớn, đồng thời đây lại là nguồn phát tán SIM rác, tin nhắn rác chủ yếu. Vì thế, việc thống nhất thuê bao di động về 10 số (không còn 11 số) là điều cấp thiết.
Theo cục này, sau khi chuyển đổi mã vùng, sẽ dành ra được một số mã vùng để sử dụng làm mã mạng di động và các thuê bao di động 11 số sẽ được chuyển sang mã mạng di động mới có độ dài đồng nhất là 10 chữ số.
Trước đó, theo lộ trình chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định đối với 59 tỉnh, thành đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hồi tháng 11/2016, từ 0h ngày 11/2/2017, các doanh nghiệp viễn thông đã bắt đầu thực hiện giai đoạn 1 của lộ trình chuyển đổi. Kế hoạch chuyển đổi được thực hiện với ba giai đoạn và sẽ kết thúc vào ngày 31/8/2017.
Mã vùng điện thoại cố định của của 59 tỉnh, thành phố sẽ thay đổi như sau (riêng mã vùng 4 tỉnh là Vĩnh Phúc (211), Phú Thọ (210), Hòa Bình (218), Hà Giang (219) vẫn giữ nguyên):
Đại diện Cục Viễn thông cho biết, riêng đầu số 6 (hiện một phần kho số đã được sử dụng cho ngành công an) sẽ được sử dụng cho các tổ chức cơ quan Nhà nước, bộ ngành, cho điện thoại vệ tinh…, còn lại 5 đầu số sẽ được dùng cho nhu cầu phát triển điện thoại di động.
Về lý thuyết, mỗi đầu số (10 số), ví dụ 03.xx.xxx.xxx sẽ có 100 triệu số thuê bao, như vậy, với đầu 5 đầu số trên, thị trường viễn thông di động đứng trước cơ hội “đón” thêm 500 triệu thuê bao mới.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phan Tâm cho biết, sau khi việc thực hiện chuyển đổi mã vùng cố định và triển khai quy hoạch kho số mới, Việt Nam sẽ có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc người với người và khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho liên lạc thiết bị với thiết bị cho phát triển Internet vạn vật (từ đầu số 11 số - PV).
Thực tế, đến thời điểm hiện tại, một số mã mạng của đầu số 8 (08 - số cố định của Tp.HCM) đã được Cục Viễn thông cấp phát cho các mạng lớn sử dụng, như mã mạng 086 của Viettel, 088 của VinaPhone và 089 của MobiFone.
Theo Cục Viễn thông, lý do chuyển 5 đầu số thu được từ việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định, sang cho điện thoại di động, do Việt Nam xây dựng và ban hành kho số lần đầu vào năm 2006, sau khi thực hiện mở cửa, xóa độc quyền doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, tuy nhiên, tại thời điểm đó, điện thoại cố định còn phổ biến và được dành tới 7 đầu số (02, 03, 04, 05, 06, 07, 08) để đánh mã vùng còn di động chỉ được dành cho 1 đầu số (09).
Trong khi đó, những năm qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của thuê bao di động trả trước. Trong khi số lượng thuê bao di động tăng rất mạnh thì thuê bao cố định lại “tuột dốc không phanh”.
Do đó, quy hoạch kho số viễn thông bắt đầu thể hiện những bất cập, đầu số cấp phát cho cố định quá nhiều không dùng hết trong khi di động thì lại thiếu, phải sử dụng tới dải 11 số.
Tuy nhiên, theo Cục Viễn thông, do thị hiếu, hầu hết mọi người chuộng dùng thuê bao 10 số hơn nên hiệu quả sử dụng của thuê bao 11 số không cao, tỷ lệ rời mạng lớn, đồng thời đây lại là nguồn phát tán SIM rác, tin nhắn rác chủ yếu. Vì thế, việc thống nhất thuê bao di động về 10 số (không còn 11 số) là điều cấp thiết.
Theo cục này, sau khi chuyển đổi mã vùng, sẽ dành ra được một số mã vùng để sử dụng làm mã mạng di động và các thuê bao di động 11 số sẽ được chuyển sang mã mạng di động mới có độ dài đồng nhất là 10 chữ số.
Trước đó, theo lộ trình chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định đối với 59 tỉnh, thành đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hồi tháng 11/2016, từ 0h ngày 11/2/2017, các doanh nghiệp viễn thông đã bắt đầu thực hiện giai đoạn 1 của lộ trình chuyển đổi. Kế hoạch chuyển đổi được thực hiện với ba giai đoạn và sẽ kết thúc vào ngày 31/8/2017.
Mã vùng điện thoại cố định của của 59 tỉnh, thành phố sẽ thay đổi như sau (riêng mã vùng 4 tỉnh là Vĩnh Phúc (211), Phú Thọ (210), Hòa Bình (218), Hà Giang (219) vẫn giữ nguyên):
Giai đoạn 1: 13 tỉnh, thành (từ 11/2 đến 14/4)
Tỉnh, thành phố | Mã vùng cũ | Mã vùng mới |
Sơn La | 22 | 212 |
Lai Châu | 231 | 213 |
Lào Cai | 20 | 214 |
Điện Biên | 230 | 215 |
Yên Bái | 29 | 216 |
Quảng Bình | 52 | 232 |
Quảng Trị | 53 | 233 |
Thừa Thiên Huế | 54 | 234 |
Quảng Nam | 510 | 235 |
Đà Nẵng | 511 | 236 |
Thanh Hóa | 37 | 237 |
Nghệ An | 38 | 238 |
Hà Tĩnh | 39 | 239 |
Giai đoạn 2: 23 tỉnh, thành (từ 15/4 đến 16/6)
Tỉnh, thành phố | Mã vùng cũ | Mã vùng mới |
Quảng Ninh | 33 | 203 |
Bắc Giang | 240 | 204 |
Lạng Sơn | 25 | 205 |
Cao Bằng | 26 | 206 |
Tuyên Quang | 27 | 207 |
Thái Nguyên | 280 | 208 |
Bắc Cạn | 281 | 209 |
Hải Dương | 320 | 220 |
Hưng Yên | 321 | 221 |
Bắc Ninh | 241 | 222 |
Hải Phòng | 31 | 225 |
Hà Nam | 351 | 226 |
Thái Bình | 36 | 227 |
Nam Định | 350 | 228 |
Ninh Bình | 30 | 229 |
Cà Mau | 780 | 290 |
Bạc Liêu | 781 | 291 |
Cần Thơ | 710 | 292 |
Hậu Giang | 711 | 293 |
Trà Vinh | 74 | 294 |
An Giang | 76 | 296 |
Kiên Giang | 77 | 297 |
Sóc Trăng | 79 | 299 |
Giai đoạn 3: 23 tỉnh, thành (từ 17/6 đến 31/8)
Tỉnh, thành phố | Mã vùng cũ | Mã vùng mới |
Hà Nội | 4 | 24 |
Tp. HCM | 8 | 28 |
Đồng Nai | 61 | 251 |
Bình Thuận | 62 | 252 |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 64 | 254 |
Quảng Ngãi | 55 | 255 |
Bình Định | 56 | 256 |
Phú Yên | 57 | 257 |
Khánh Hòa | 58 | 258 |
Ninh Thuận | 68 | 259 |
Kon Tum | 60 | 260 |
Đắc Nông | 501 | 261 |
Đắk Lắk | 500 | 262 |
Lâm Đồng | 63 | 263 |
Gia Lai | 59 | 269 |
Vĩnh Long | 70 | 270 |
Bình Phước | 651 | 271 |
Long An | 72 | 272 |
Tiền Giang | 73 | 273 |
Bình Dương | 650 | 274 |
Bến Tre | 75 | 275 |
Tây Ninh | 66 | 276 |
Đồng Tháp | 67 | 277 |