Dự thảo Luật Giá: “Bóng” nhà nước vẫn lớn
Cơ quan thẩm tra dự thảo Luật Giá cho rằng, vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý cần phải sửa đổi trước khi chính thức thông qua
Giá cả ngày càng phải được vận động theo cơ chế thị trường, dựa trên quan hệ cung cầu... song với dự thảo Luật Giá vừa được Chính phủ trình Quốc hội, sự can thiệp của quản lý nhà nước vào vấn đề này lại chưa hề thuyên giảm như kỳ vọng.
Nhận định trên được Ủy ban Tài chính - Ngân sách đưa ra trong báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá, do Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển trình bày tại Quốc hội chiều nay (3/11).
“Bóng” nhà nước vẫn lớn
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, một trong những mục tiêu quan trọng của việc ban hành Luật Giá là các quy định phải phù hợp với cơ chế thị trường, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ cung – cầu.
Tuy nhiên, quá trình thẩm tra dự luật này cho thấy, một số quy định chưa thể hiện rõ mục tiêu này. Nhiều nội dung của dự thảo luật tập trung vào quy định quản lý nhà nước, chú trọng đến vai trò của các cơ quan nhà nước trong quyết định và điều tiết giá.
Nhìn nhận về những điểm chưa hợp lý nêu trên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc quy định vai trò quản lý của Nhà nước về giá là cần thiết nhằm góp phần hạn chế tiêu cực của thị trường. Tuy nhiên, với tính chất là đạo luật về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong định giá hàng hóa, dịch vụ thì một số quy định còn thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quan hệ cung cầu.
Cũng theo Ủy ban này, dự luật cần được xây dựng theo hướng Nhà nước chỉ thể hiện vai trò quản lý dưới góc độ là cơ quan ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và có điều tiết ở mức độ nhất định.
Đồng thời, Nhà nước cũng chỉ nên điều chỉnh, can thiệp trực tiếp vào giá cả bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu khi thị trường có biến động lớn, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của người dân.
Liên quan đến tính cụ thể, minh bạch của dự thảo luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhìn nhận: nhiều nội dung chưa đảm bảo, đặc biệt là sự “giao phó” quá nhiều nội dụng cho Chính phủ, Bộ Tài chính quy định bằng văn bản dưới luật.
“Gọi là Luật Giá nhưng căn cứ định giá, phương pháp định giá, hàng hóa dịch vụ phải áp dụng bình ổn giá, phải do nhà nước định giá... lại chưa được đề cập cụ thể”, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Ngoài ra, theo Ủy ban này một số nội dung của dự luật còn mang tính định tính. Cùng với đó, việc quy định chung chung sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau, đặc biệt là sẽ dẫn đến việc Nhà nước tiếp tục can thiệp quá sâu vào quy định của quy luật vận hành của giá cả, thị trường.
Hàng hóa nào phải định giá?
Hai nội dung quan trọng khác của dự thảo Luật Giá là vấn đề liên quan đến bình ổn giá và xác định hàng hóa thuộc quyền định giá của Nhà nước. Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra dự luật, cả hai vấn đề này chưa được làm rõ, thậm chí có điểm mâu thuẫn và chưa phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế.
Chẳng hạn, liên quan đến việc bình ổn giá, dự luật nêu rằng “cần thiết phải có bình ổn giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống cho những người có thu nhập thấp...”. Tuy nhiên, theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thực tế vừa qua, trong quá trình thực hiện bình ổn giá đã bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập ngay từ chính sách bình ổn giá.
Bởi lẽ, mục tiêu là tạo công bằng, hỗ trợ người nghèo nhưng chính sách bình ổn giá lại chỉ được triển khai chủ yếu ở các đô thị, thành phố lớn, tại các siêu thị, cửa hàng lớn – những nơi người nghèo không thể tiếp cận.
Đặc biệt, việc áp dụng chính sách nhưng không đi đôi với biện pháp kiểm soát thực hiện, dẫn đến không ít cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng để đầu cơ trục lợi, người dân không được hưởng ưu đãi, ngân sách thì bị lãng phí... và rốt cuộc là tạo dư luận không tốt.
Do đó, với dự thảo luật lần này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cần phải quy định rõ để làm sao đảm bảo tính công bằng, đồng thời phải có cơ chế kiểm soát, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm...
Liên quan đến việc xác định hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền định giá của nhà nước cũng như việc phân định thẩm quyền, căn cứ và phương pháp định giá, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, với những hàng hóa liên quan đến quốc kế dân sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định ngân sách nhà nước, đời sống nhân dân thì nhà nước nhất thiết phải phải định giá, kiểm soát và điều tiết như đất đai, tài nguyên, điện, xăng dầu...
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra dự luật, một số điều khoản liên quan đến những nội dung trên của dự luật chưa được hợp lý. Chẳng hạn, Điều 20 dự luật quy định “Nhà nước có thẩm quyền quy định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, thiết yếu, tài nguyên quan trọng...”, song trên thực tế việc xác định thế nào là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tài nguyên quan trọng là rất phức tạp.
Hơn nữa, mỗi mặt hàng có tầm quan trọng riêng, phụ thuộc vào nhu cầu của lĩnh vực sản xuất, nhu cầu tiêu dùng... nếu không chỉ rõ đó là mặt hàng nào sẽ gây khó khăn trong triển khai áp dụng luật.
Không những thế, một doanh nghiệp có vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường vẫn có thể sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau. Nếu quy định như dư luật sẽ dẫn đến mọi hàng hóa mà các doanh nghiệp này sản xuất ra đều thuộc thẩm quyền định giá của nhà nước.
Ngay cả việc phân định quyền định giá như dự luật cũng không nhận được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra. Cụ thể, Điều 24 của dự luật quy định “Chính phủ định giá tài nguyên quan trọng; Thủ tướng định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền, các bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh định giá hàng thiết yếu do doanh nghiệp độc quyền sản xuất.
Theo cơ quan này, việc hoạch định chính sách liên quan đến thị trường, giá cả là vấn đề lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng... nên việc định giá phải được quyết định bởi tập thể Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm, thay vì chỉ quy định cá nhân Thủ tướng, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương.
Nhận định trên được Ủy ban Tài chính - Ngân sách đưa ra trong báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá, do Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển trình bày tại Quốc hội chiều nay (3/11).
“Bóng” nhà nước vẫn lớn
Theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, một trong những mục tiêu quan trọng của việc ban hành Luật Giá là các quy định phải phù hợp với cơ chế thị trường, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào quan hệ cung – cầu.
Tuy nhiên, quá trình thẩm tra dự luật này cho thấy, một số quy định chưa thể hiện rõ mục tiêu này. Nhiều nội dung của dự thảo luật tập trung vào quy định quản lý nhà nước, chú trọng đến vai trò của các cơ quan nhà nước trong quyết định và điều tiết giá.
Nhìn nhận về những điểm chưa hợp lý nêu trên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc quy định vai trò quản lý của Nhà nước về giá là cần thiết nhằm góp phần hạn chế tiêu cực của thị trường. Tuy nhiên, với tính chất là đạo luật về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong định giá hàng hóa, dịch vụ thì một số quy định còn thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào quan hệ cung cầu.
Cũng theo Ủy ban này, dự luật cần được xây dựng theo hướng Nhà nước chỉ thể hiện vai trò quản lý dưới góc độ là cơ quan ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và có điều tiết ở mức độ nhất định.
Đồng thời, Nhà nước cũng chỉ nên điều chỉnh, can thiệp trực tiếp vào giá cả bằng các biện pháp kinh tế là chủ yếu khi thị trường có biến động lớn, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của người dân.
Liên quan đến tính cụ thể, minh bạch của dự thảo luật, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhìn nhận: nhiều nội dung chưa đảm bảo, đặc biệt là sự “giao phó” quá nhiều nội dụng cho Chính phủ, Bộ Tài chính quy định bằng văn bản dưới luật.
“Gọi là Luật Giá nhưng căn cứ định giá, phương pháp định giá, hàng hóa dịch vụ phải áp dụng bình ổn giá, phải do nhà nước định giá... lại chưa được đề cập cụ thể”, báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Ngoài ra, theo Ủy ban này một số nội dung của dự luật còn mang tính định tính. Cùng với đó, việc quy định chung chung sẽ dẫn đến cách hiểu và áp dụng khác nhau, đặc biệt là sẽ dẫn đến việc Nhà nước tiếp tục can thiệp quá sâu vào quy định của quy luật vận hành của giá cả, thị trường.
Hàng hóa nào phải định giá?
Hai nội dung quan trọng khác của dự thảo Luật Giá là vấn đề liên quan đến bình ổn giá và xác định hàng hóa thuộc quyền định giá của Nhà nước. Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra dự luật, cả hai vấn đề này chưa được làm rõ, thậm chí có điểm mâu thuẫn và chưa phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế.
Chẳng hạn, liên quan đến việc bình ổn giá, dự luật nêu rằng “cần thiết phải có bình ổn giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo đời sống cho những người có thu nhập thấp...”. Tuy nhiên, theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thực tế vừa qua, trong quá trình thực hiện bình ổn giá đã bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập ngay từ chính sách bình ổn giá.
Bởi lẽ, mục tiêu là tạo công bằng, hỗ trợ người nghèo nhưng chính sách bình ổn giá lại chỉ được triển khai chủ yếu ở các đô thị, thành phố lớn, tại các siêu thị, cửa hàng lớn – những nơi người nghèo không thể tiếp cận.
Đặc biệt, việc áp dụng chính sách nhưng không đi đôi với biện pháp kiểm soát thực hiện, dẫn đến không ít cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng để đầu cơ trục lợi, người dân không được hưởng ưu đãi, ngân sách thì bị lãng phí... và rốt cuộc là tạo dư luận không tốt.
Do đó, với dự thảo luật lần này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cần phải quy định rõ để làm sao đảm bảo tính công bằng, đồng thời phải có cơ chế kiểm soát, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm...
Liên quan đến việc xác định hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền định giá của nhà nước cũng như việc phân định thẩm quyền, căn cứ và phương pháp định giá, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, với những hàng hóa liên quan đến quốc kế dân sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định ngân sách nhà nước, đời sống nhân dân thì nhà nước nhất thiết phải phải định giá, kiểm soát và điều tiết như đất đai, tài nguyên, điện, xăng dầu...
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra dự luật, một số điều khoản liên quan đến những nội dung trên của dự luật chưa được hợp lý. Chẳng hạn, Điều 20 dự luật quy định “Nhà nước có thẩm quyền quy định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, thiết yếu, tài nguyên quan trọng...”, song trên thực tế việc xác định thế nào là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tài nguyên quan trọng là rất phức tạp.
Hơn nữa, mỗi mặt hàng có tầm quan trọng riêng, phụ thuộc vào nhu cầu của lĩnh vực sản xuất, nhu cầu tiêu dùng... nếu không chỉ rõ đó là mặt hàng nào sẽ gây khó khăn trong triển khai áp dụng luật.
Không những thế, một doanh nghiệp có vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường vẫn có thể sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau. Nếu quy định như dư luật sẽ dẫn đến mọi hàng hóa mà các doanh nghiệp này sản xuất ra đều thuộc thẩm quyền định giá của nhà nước.
Ngay cả việc phân định quyền định giá như dự luật cũng không nhận được sự đồng thuận của cơ quan thẩm tra. Cụ thể, Điều 24 của dự luật quy định “Chính phủ định giá tài nguyên quan trọng; Thủ tướng định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền, các bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh định giá hàng thiết yếu do doanh nghiệp độc quyền sản xuất.
Theo cơ quan này, việc hoạch định chính sách liên quan đến thị trường, giá cả là vấn đề lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng... nên việc định giá phải được quyết định bởi tập thể Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm, thay vì chỉ quy định cá nhân Thủ tướng, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương.