“Đến 2011 sẽ có luật quản lý giá”
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, nói về việc xây dựng và ban hành luật quản lý giá
Pháp lệnh Giá hiện vẫn còn những nội dung chưa phù hợp với cam kết hội nhập, tính hiệu lực pháp lý chưa cao, môi trường pháp lý quản lý giá chưa đồng bộ và hoàn thiện.
Bởi vậy, Bộ Tài chính đang gấp rút soạn thảo dự thảo Luật Giá để Chính phủ sớm trình Quốc hội ban hành. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) xung quanh vấn đề trên.
Thưa ông, chúng ta đang thực hiện Pháp lệnh Giá về quản lý, điều hành giá cả thị trường. Vậy tại sao lại cần phải nâng văn bản này lên thành luật?
Việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế hành chính, tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước từ bỏ dần sự can thiệp vào sản xuất kinh doanh mà gián tiếp tác động vào quá trình ấy bằng những giải pháp thích hợp.
Trong các giải pháp này, việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý nền kinh tế nói chung, điều hành giá cả nói riêng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Văn bản pháp luật cao nhất, toàn diện nhất về quản lý giá của Việt Nam hiện nay là Pháp lệnh Giá. Trong pháp lệnh có những nội dung về quản lý giá chưa quy định, quy định chưa rõ, hoặc có những nội dung không còn phù hợp với các cam kết quốc tế, hiệu lực của một số biện pháp quản lý chưa cao, thậm chí có những “xung đột” với các quy phạm pháp luật khác.
Vì vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng tầm Pháp lệnh Giá lên thành luật quản lý giá như các nước trên thế giới đã làm là rất cấp thiết để đảm bảo tính đồng bộ, tránh chồng chéo về quản lý giá với các bộ luật mới ban hành có liên quan đến quản lý giá.
Với sự ra đời của Luật Giá, chúng ta sẽ khẳng định bằng pháp lý việc tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước: Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, chúng ta cũng khẳng định công khai bằng pháp luật các biện pháp mà Nhà nước áp dụng để quản lý điều hành giá cả; quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức cá nhân trong việc bình ổn giá.
Ông có thể cho biết lộ trình nghiên cứu, soạn thảo và thông qua Luật Giá?
Chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa XII đề ra là phải thông qua luật quản lý giá vào năm 2011.
Cục Quản lý giá với tư cách là cơ quan nòng cốt của Ban soan thảo đã xây dựng đề cương chi tiết về nội dung Luật Giá trên cơ sở đánh giá thực trạng của công tác quản lý điều hành giá cả hiện nay và tham khảo luật giá cả của Trung Quốc, luật về ổn định giá và kinh doanh công bằng của Hàn Quốc, luật kiểm soát giá cả của Malaysia, Thái Lan.
Chương trình chung sẽ được thực hiện trong cả giai đoạn soạn thảo Luật Giá là: đánh giá tổng kết tình hình quản lý điều hành giá từ khi có Pháp lệnh Giá đến nay, xây dựng nội dung chi tiết của luật, lấy ý kiến của các bộ, ngành và UBND các tỉnh. Nếu điều kiện cho phép, chúng tôi có thể mời tư vấn quốc tế cùng tham gia. Sau đó hoàn thiện dự thảo để Chính phủ trình Quốc hội.
Vậy khi nâng lên thành luật, Luật Giá sẽ có những điểm khác biệt nào so với Pháp lệnh Giá đang được thực hiện, thưa ông?
Luật quản lý giá được ban hành sẽ kế thừa những nội dung hợp lý và vẫn còn phù hợp với thực tiễn quản lý giá của Pháp lệnh Giá.
Ngoài ra, luật cũng sẽ có sự sửa đổi, bổ sung những nội dung có bất cập, không còn phù hợp của pháp lệnh nhằm bảo đảm tính đồng bộ, không để xảy ra xung đột với các luật mới ban hành có liên quan trực tiếp đến quản lý giá như Luật Đất đai quy định về giá đất, Luật Điện lực quy định về giá điện, Luật Dược quy định về giá thuốc, Luật Kinh doanh bất động sản về định giá, thẩm định giá bất động sản.
Luật cũng sẽ sửa đổi những nội dung trong pháp lệnh không còn phù hợp với quy định của WTO như trợ cấp, trợ giá; bổ sung những nội dung về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá; luật hóa toàn bộ các vấn đề về thẩm định giá, đăng ký giá, kiểm soát giá (gồm kiểm soát các yếu tố hình thành giá, đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá...).
Đồng thời, Luật Giá cũng giúp chúng ta thực hiện mạnh hơn nữa việc phân cấp quản lý điều hành giá, đi liền với trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các tỉnh; giao nhiệm vụ cụ thể hơn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá; quy định cụ thể hơn, “mạnh tay” hơn về các chế tài xử lý khi các tổ chức, cá nhân trong xã hội có những hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá.
Bởi vậy, Bộ Tài chính đang gấp rút soạn thảo dự thảo Luật Giá để Chính phủ sớm trình Quốc hội ban hành. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) xung quanh vấn đề trên.
Thưa ông, chúng ta đang thực hiện Pháp lệnh Giá về quản lý, điều hành giá cả thị trường. Vậy tại sao lại cần phải nâng văn bản này lên thành luật?
Việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế hành chính, tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Nhà nước từ bỏ dần sự can thiệp vào sản xuất kinh doanh mà gián tiếp tác động vào quá trình ấy bằng những giải pháp thích hợp.
Trong các giải pháp này, việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý nền kinh tế nói chung, điều hành giá cả nói riêng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Văn bản pháp luật cao nhất, toàn diện nhất về quản lý giá của Việt Nam hiện nay là Pháp lệnh Giá. Trong pháp lệnh có những nội dung về quản lý giá chưa quy định, quy định chưa rõ, hoặc có những nội dung không còn phù hợp với các cam kết quốc tế, hiệu lực của một số biện pháp quản lý chưa cao, thậm chí có những “xung đột” với các quy phạm pháp luật khác.
Vì vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp lý và nâng tầm Pháp lệnh Giá lên thành luật quản lý giá như các nước trên thế giới đã làm là rất cấp thiết để đảm bảo tính đồng bộ, tránh chồng chéo về quản lý giá với các bộ luật mới ban hành có liên quan đến quản lý giá.
Với sự ra đời của Luật Giá, chúng ta sẽ khẳng định bằng pháp lý việc tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước: Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, chúng ta cũng khẳng định công khai bằng pháp luật các biện pháp mà Nhà nước áp dụng để quản lý điều hành giá cả; quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức cá nhân trong việc bình ổn giá.
Ông có thể cho biết lộ trình nghiên cứu, soạn thảo và thông qua Luật Giá?
Chương trình xây dựng luật của Quốc hội khóa XII đề ra là phải thông qua luật quản lý giá vào năm 2011.
Cục Quản lý giá với tư cách là cơ quan nòng cốt của Ban soan thảo đã xây dựng đề cương chi tiết về nội dung Luật Giá trên cơ sở đánh giá thực trạng của công tác quản lý điều hành giá cả hiện nay và tham khảo luật giá cả của Trung Quốc, luật về ổn định giá và kinh doanh công bằng của Hàn Quốc, luật kiểm soát giá cả của Malaysia, Thái Lan.
Chương trình chung sẽ được thực hiện trong cả giai đoạn soạn thảo Luật Giá là: đánh giá tổng kết tình hình quản lý điều hành giá từ khi có Pháp lệnh Giá đến nay, xây dựng nội dung chi tiết của luật, lấy ý kiến của các bộ, ngành và UBND các tỉnh. Nếu điều kiện cho phép, chúng tôi có thể mời tư vấn quốc tế cùng tham gia. Sau đó hoàn thiện dự thảo để Chính phủ trình Quốc hội.
Vậy khi nâng lên thành luật, Luật Giá sẽ có những điểm khác biệt nào so với Pháp lệnh Giá đang được thực hiện, thưa ông?
Luật quản lý giá được ban hành sẽ kế thừa những nội dung hợp lý và vẫn còn phù hợp với thực tiễn quản lý giá của Pháp lệnh Giá.
Ngoài ra, luật cũng sẽ có sự sửa đổi, bổ sung những nội dung có bất cập, không còn phù hợp của pháp lệnh nhằm bảo đảm tính đồng bộ, không để xảy ra xung đột với các luật mới ban hành có liên quan trực tiếp đến quản lý giá như Luật Đất đai quy định về giá đất, Luật Điện lực quy định về giá điện, Luật Dược quy định về giá thuốc, Luật Kinh doanh bất động sản về định giá, thẩm định giá bất động sản.
Luật cũng sẽ sửa đổi những nội dung trong pháp lệnh không còn phù hợp với quy định của WTO như trợ cấp, trợ giá; bổ sung những nội dung về quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá; luật hóa toàn bộ các vấn đề về thẩm định giá, đăng ký giá, kiểm soát giá (gồm kiểm soát các yếu tố hình thành giá, đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá...).
Đồng thời, Luật Giá cũng giúp chúng ta thực hiện mạnh hơn nữa việc phân cấp quản lý điều hành giá, đi liền với trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND các tỉnh; giao nhiệm vụ cụ thể hơn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá; quy định cụ thể hơn, “mạnh tay” hơn về các chế tài xử lý khi các tổ chức, cá nhân trong xã hội có những hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá.