15:29 09/11/2020

Dùng thực phẩm chức năng chung với thuốc gây ra tác dụng phụ

Hoài Phương

Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA) cho biết, hiện nay, có hàng triệu người trên 65 tuổi có thể phải chịu tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng kết hợp thực phẩm chức năng hay thảo dược với thuốc điều trị bệnh lý mạn tính được kê toa.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Hertfordshire, Anh đã khảo sát gần 200 người bệnh trên 65 tuổi đang sử dụng ít nhất một loại thuốc theo toa để điều trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, cường giáp... thì có đến 44% phụ nữ và 22% nam giới thường xuyên dùng thảo dược hay thực phẩm chức năng như omega-3, canxi... Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể gây tổn hại đến sức khỏe do tương tác thuốc gây ra như tăng nguy cơ chảy máu, tăng lượng đường trong máu hoặc giảm tác dụng của thuốc...
Cụ thể, MHRA đưa ra 6 cặp thuốc - thực phẩm chức năng gây tương tác bất lợi bao gồm:- St John’s wort - thảo dược được sử dụng nhiều nhất để hỗ trợ điều trị trầm cảm và amlodipine (thuốc chữa tăng huyết áp) gây giảm hiệu quả của thuốc điều trị.- Viên nén dầu bạc hà và lansoprazole (thuốc acid dạ dày) có thể gây buồn nôn và ợ nóng.- Bonecal (bổ sung canxi) và levothyroxin (sử dụng cho bệnh lý tuyến giáp) làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.- Dầu cá omega-3 (thực phẩm chức năng được cho rằng có tác dụng tăng cường sức khỏe của não, khớp và tim) và bisoprolol (thuốc trị cao huyết áp thuộc nhóm chẹn thụ thể beta) có thể làm cho huyết áp quá thấp.- Glucosamine (chất bổ sung cho viêm khớp) và metformin (điều trị bệnh đái tháo đường bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu) có thể làm tăng lượng đường trong máu.- Ginkgo (thảo dược giúp bổ não, khôi phục trí nhớ ở người cao tuổi) và rabeprazole (thuốc ức chế bơm proton) có thể giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Từ thực tế này, MHRA khuyến cáo người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thảo dược hay thực phẩm chức năng. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh các tương tác thuốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như xảy ra các triệu chứng khó chịu hay giảm hiệu quả điều trị.
Dùng thực phẩm chức năng chung với thuốc gây ra tác dụng phụ - Ảnh 2.
Theo Mayo Clinic, vitamin B6 "nhiều khả năng là an toàn" với lượng tiêu thụ hàng ngày được đề nghị là 1,3 miligam cho những người ở độ tuổi 19-50. Nhưng B6 liều cao cũng có thể làm giảm huyết áp, và có thể tương tác với các loại thuốc như Advil, Motrin và những thuốc được kê đơn để điều trị chứng lo âu và Al¬zheimer. "Những người sử dụng bất kỳ loại TPCN nào cũng nên kiểm tra tờ rơi đi kèm và thảo luận với một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ, bao gồm dược sĩ, về các tương tác có thể xảy ra", Mayo Clinic khuyến cáo.
Một nghiên cứu được Viện Bệnh hiếm Quốc gia Trẻ em của Mỹ tiến hành vào năm 2018 cũng đã nhấn mạnh mối quan tâm về sự an toàn và hiệu quả của TPCN đối với bệnh nhi. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhi khoa của Mỹ cho thấy gần một nửa trong số 1.167 người được hỏi – tức tương đương với 49% - đã hoặc đang bổ sung TPCN cho con em của họ nhằm nỗ lực cải thiện sức khỏe và sự phát triển trẻ. Theo khảo sát, trung bình, trẻ em nhận được 3 trong số hơn 150 chất bổ sung được báo cáo, với gần 30% trẻ được cho cho dùng thêm TPCN trước ngày sinh nhật đầu tiên của bé.
Dùng thực phẩm chức năng chung với thuốc gây ra tác dụng phụ - Ảnh 3.
Trong số những người trả lời nghiên cứu, những người tích cực cung cấp chất bổ sung cho con cái họ, khoảng 87% cho biết cảm thấy chúng có hiệu quả. Khoảng 17% số người được hỏi cho hay con của họ đã gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa, khiến họ quyết định không cho con tiếp tục dùng TPCN.