FPT nói gì về “đặc quyền” mua cổ phần tại các công ty mới?
Các thành viên Hội đồng Quản trị FPT có “đặc quyền” mua cổ phần ở các công ty mới thành lập của FPT?
Các thành viên Hội đồng Quản trị FPT có “đặc quyền” mua cổ phần ở các công ty mới thành lập của FPT?
>>FPT: Phân biệt đối xử cổ đông hay vấn đề lý thuyết “Agency”?
Vì sao FPT không tính giá trị thương hiệu của FPT khi góp vốn vào các công ty mới? Khi quyết định không bán cổ phiếu FPT, ông Hoàng Minh Châu - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT lấy tiền đâu để góp vốn vào FPT Bank cũng như các công ty mới khác? Báo giới đã phỏng vấn ông Châu về những vấn đề này.
Trong các công ty mới được thành lập như FPT Capital, FPT Securities (FPTS), FPT Bank..., ngoài việc FPT là một cổ đông lớn thì các thành viên Hội đồng Quản trị của FPT cũng được quyền mua cổ phần rất lớn ở các công ty này. Ông có nghĩ điều này là công bằng đối với các cổ đông khác, đặc biệt là các cổ đông nhỏ của FPT?
Cổ phần của tôi trong FPT chiếm hơn 3%, trong khi ở FPTS, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, tôi chỉ có 2%.
Nếu theo đòi hỏi của công luận, FPT sở hữu 100% Công ty Chứng khoán FPTS, thì cá nhân tôi sẽ có 3% cổ phần. Còn theo phương án chúng tôi đề xuất, phần hùn tổng cộng của tôi là 2% + (3 x 25%) = 2,75%. Nếu tôi vụ lợi, tại sao tôi lại chọn phương án mà phần của mình ít hơn?
Ngoài ra, như một cổ đông sáng lập, tôi còn phải cam kết 3 năm không bán số cổ phiếu này. Nếu tôi vụ lợi, tôi sẽ nhờ người khác đứng tên, rồi muốn bán lúc nào thì bán, chứ dại gì mà đứng tên chính danh như thế này.
Phải chăng có điều gì đằng sau việc này bởi không ai đi lựa chọn một cơ cấu sở hữu vừa không có lợi cho mình, vừa gây bất bình cho cổ đông?
Chỉ có một động cơ duy nhất: cơ cấu sở hữu phải đảm bảo cho những tổ chức này phát triển bền vững. Còn chuyện đúng - sai, hay - dở là chuyện rất khó tranh luận. Các cổ đông đã lựa chọn chúng tôi vào ban lãnh đạo thì nên tin tưởng chúng tôi. Có như vậy, chúng tôi mới có thể làm việc tốt.
Chúng tôi cũng tự hỏi, mình đã làm gì sai? Trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty với các cổ đông là “bảo toàn vốn và tạo ra lợi nhuận/cổ phiếu cao”. Cả hai việc này chúng tôi đều đang thực hiện tốt.
Thực sự, vất vả chúng tôi không ngại, nhưng nếu không còn được tin tưởng, chúng tôi không thể làm việc tốt được.
Ông nghĩ sao, ngay cả khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị của FPT đã lên trả lời trực tuyến mà nhiều nhà đầu tư vẫn bức xúc về chuyện Hội đồng Quản trị FPT không minh bạch trong các quyết định liên quan đến cơ cấu sở hữu trong các công ty mới thành lập?
Tôi không có số liệu về việc này. Nhưng nếu sự việc như thế thì tôi cũng không quá ngạc nhiên. Khi bạn ca ngợi một vị quan thanh liêm, rất ít người tin. Nhưng nếu bạn phê phán một vị quan tham ô vụ lợi thì mọi người sẽ đồng thanh hô “đúng rồi, không có lửa làm sao có khói”.
Ông nói như vậy có nghĩa là sự phê phán của công luận là sai hay sao?
Sự phê phán của công luận về cơ bản giúp chúng tôi nhận thức được nhiều vấn đề; nhưng có một số phê phán với mục tiêu bảo vệ cổ đông nhỏ, lại có tác dụng ngược lại. Cá nhân tôi cho rằng, nhiều nhà đầu tư nhỏ, mua theo phong trào - giá nào cũng mua, đã là một sự mạo hiểm mà chưa được cảnh báo đầy đủ.
Nay, khi nhiều cổ phiếu blue-chip đã điều chỉnh về giá hợp lý để đầu tư, thì lại bị các bài phân tích phiến diện ảnh hưởng, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ hoang mang, mất niềm tin, bán tháo.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài, với tính chuyên nghiệp cao, không chỉ dựa vào một bài phân tích nào đó mà luôn dựa vào sự xem xét thông tin toàn diện nhiều chiều, đang lẳng lặng mua vào rất nhiều các cổ phiếu blue-chip. Khi giá cao họ bán - chúng ta mua. Khi giá thấp họ mua - chúng ta bán. Những bài phân tích phiến diện, võ đoán có một phần trách nhiệm về thực tế này.
Cá nhân tôi cho rằng, một người khi viết bài phân tích liên quan đến cổ phiếu cần phải ý thức rõ trách nhiệm của mình, đừng vô tình làm thiệt hại các nhà đầu tư trong nước, làm lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông đã từng nói dự định bán cổ phiếu để trả nợ và lấy tiền góp vốn vào các công ty mới thành lập. Nay ông quyết định không bán nữa thì ông lấy tiền đâu để trả nợ và lấy gì để góp vốn vào các công ty mới của FPT?
Chưa bán được cổ phiếu nên tôi đang phải xin hoãn nợ. Tôi cũng chưa tìm được nguồn vốn góp vào FPT Bank, vì mọi người đều biết, không thể vay ngân hàng để góp vốn thành lập ngân hàng. Nhưng là doanh nhân, tôi biết, không nên kêu ca, phải biết tự lực vượt qua khó khăn.
>>FPT: Phân biệt đối xử cổ đông hay vấn đề lý thuyết “Agency”?
Vì sao FPT không tính giá trị thương hiệu của FPT khi góp vốn vào các công ty mới? Khi quyết định không bán cổ phiếu FPT, ông Hoàng Minh Châu - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT lấy tiền đâu để góp vốn vào FPT Bank cũng như các công ty mới khác? Báo giới đã phỏng vấn ông Châu về những vấn đề này.
Trong các công ty mới được thành lập như FPT Capital, FPT Securities (FPTS), FPT Bank..., ngoài việc FPT là một cổ đông lớn thì các thành viên Hội đồng Quản trị của FPT cũng được quyền mua cổ phần rất lớn ở các công ty này. Ông có nghĩ điều này là công bằng đối với các cổ đông khác, đặc biệt là các cổ đông nhỏ của FPT?
Cổ phần của tôi trong FPT chiếm hơn 3%, trong khi ở FPTS, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, tôi chỉ có 2%.
Nếu theo đòi hỏi của công luận, FPT sở hữu 100% Công ty Chứng khoán FPTS, thì cá nhân tôi sẽ có 3% cổ phần. Còn theo phương án chúng tôi đề xuất, phần hùn tổng cộng của tôi là 2% + (3 x 25%) = 2,75%. Nếu tôi vụ lợi, tại sao tôi lại chọn phương án mà phần của mình ít hơn?
Ngoài ra, như một cổ đông sáng lập, tôi còn phải cam kết 3 năm không bán số cổ phiếu này. Nếu tôi vụ lợi, tôi sẽ nhờ người khác đứng tên, rồi muốn bán lúc nào thì bán, chứ dại gì mà đứng tên chính danh như thế này.
Phải chăng có điều gì đằng sau việc này bởi không ai đi lựa chọn một cơ cấu sở hữu vừa không có lợi cho mình, vừa gây bất bình cho cổ đông?
Chỉ có một động cơ duy nhất: cơ cấu sở hữu phải đảm bảo cho những tổ chức này phát triển bền vững. Còn chuyện đúng - sai, hay - dở là chuyện rất khó tranh luận. Các cổ đông đã lựa chọn chúng tôi vào ban lãnh đạo thì nên tin tưởng chúng tôi. Có như vậy, chúng tôi mới có thể làm việc tốt.
Chúng tôi cũng tự hỏi, mình đã làm gì sai? Trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty với các cổ đông là “bảo toàn vốn và tạo ra lợi nhuận/cổ phiếu cao”. Cả hai việc này chúng tôi đều đang thực hiện tốt.
Thực sự, vất vả chúng tôi không ngại, nhưng nếu không còn được tin tưởng, chúng tôi không thể làm việc tốt được.
Ông nghĩ sao, ngay cả khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị của FPT đã lên trả lời trực tuyến mà nhiều nhà đầu tư vẫn bức xúc về chuyện Hội đồng Quản trị FPT không minh bạch trong các quyết định liên quan đến cơ cấu sở hữu trong các công ty mới thành lập?
Tôi không có số liệu về việc này. Nhưng nếu sự việc như thế thì tôi cũng không quá ngạc nhiên. Khi bạn ca ngợi một vị quan thanh liêm, rất ít người tin. Nhưng nếu bạn phê phán một vị quan tham ô vụ lợi thì mọi người sẽ đồng thanh hô “đúng rồi, không có lửa làm sao có khói”.
Ông nói như vậy có nghĩa là sự phê phán của công luận là sai hay sao?
Sự phê phán của công luận về cơ bản giúp chúng tôi nhận thức được nhiều vấn đề; nhưng có một số phê phán với mục tiêu bảo vệ cổ đông nhỏ, lại có tác dụng ngược lại. Cá nhân tôi cho rằng, nhiều nhà đầu tư nhỏ, mua theo phong trào - giá nào cũng mua, đã là một sự mạo hiểm mà chưa được cảnh báo đầy đủ.
Nay, khi nhiều cổ phiếu blue-chip đã điều chỉnh về giá hợp lý để đầu tư, thì lại bị các bài phân tích phiến diện ảnh hưởng, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ hoang mang, mất niềm tin, bán tháo.
Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài, với tính chuyên nghiệp cao, không chỉ dựa vào một bài phân tích nào đó mà luôn dựa vào sự xem xét thông tin toàn diện nhiều chiều, đang lẳng lặng mua vào rất nhiều các cổ phiếu blue-chip. Khi giá cao họ bán - chúng ta mua. Khi giá thấp họ mua - chúng ta bán. Những bài phân tích phiến diện, võ đoán có một phần trách nhiệm về thực tế này.
Cá nhân tôi cho rằng, một người khi viết bài phân tích liên quan đến cổ phiếu cần phải ý thức rõ trách nhiệm của mình, đừng vô tình làm thiệt hại các nhà đầu tư trong nước, làm lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông đã từng nói dự định bán cổ phiếu để trả nợ và lấy tiền góp vốn vào các công ty mới thành lập. Nay ông quyết định không bán nữa thì ông lấy tiền đâu để trả nợ và lấy gì để góp vốn vào các công ty mới của FPT?
Chưa bán được cổ phiếu nên tôi đang phải xin hoãn nợ. Tôi cũng chưa tìm được nguồn vốn góp vào FPT Bank, vì mọi người đều biết, không thể vay ngân hàng để góp vốn thành lập ngân hàng. Nhưng là doanh nhân, tôi biết, không nên kêu ca, phải biết tự lực vượt qua khó khăn.