Giá dầu “bốc hơi” 10% trong 2 ngày
Chỉ trong vòng hai phiên giao dịch vừa qua, giá dầu Brent mất 5,32 USD/thùng, tương đương mức giảm khoảng 10%
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua (6/1) do kỳ vọng về sự dư thừa nguồn cung ngày càng gia tăng.
Lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2 giảm 2,11 USD/thùng, tương đương mức giảm 4,2%, chốt ở 47,93 USD/thùng. Tại sàn ICE Futures Europe ở London, giá dầu thô Brent giảm 2,01 USD/thùng, tương đương giảm 3,8%, dừng ở 51,1 USD/thùng.
Đây là mức giá thấp nhất của hai loại dầu kể từ tháng 4/2009.
Tờ Wall Street Journal cho biết, dầu đã bị bán tháo mạnh trong phiên này, nối tiếp đà bán tháo của phiên đầu tuần, trong lúc giới đầu tư chờ đợi số liệu hàng tuần về dự trữ dầu lửa của Mỹ. Những tín hiệu mới về việc nước xuất khẩu dầu lửa hàng đầu thế giới Saudi Arabia không muốn cắt giảm sản lượng càng gia tăng sức ép mất giá cho “vàng đen”.
Chỉ trong vòng hai phiên giao dịch vừa qua, giá dầu Brent mất 5,32 USD/thùng, tương đương mức giảm khoảng 10%.
Tốc độ lao dốc chóng mặt của giá dầu tác động mạnh tới thị trường tài chính toàn cầu. Đồng tiền của các quốc gia sản xuất dầu đang mất giá mạnh so với đồng USD, giá cổ phiếu của các công ty năng lượng cũng lao dốc. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống ngưỡng thấp kỷ lục do giới đầu tư đẩy mạnh mua vào nhằm tìm kiếm sự an toàn.
Giá dầu thế giới đã giảm liên tục suốt từ tháng 6 năm ngoái, với tổng mức giảm đến nay đã vượt ngưỡng 55%. Tình trạng dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu, chủ yếu do sự gia tăng mạnh của sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ, là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu giảm. Sự tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng trong nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới càng đẩy giá dầu lao dốc mạnh hơn.
Theo giới phân tích, các công ty năng lượng đang cắt giảm đầu tư để ứng phó với việc dầu ngày càng rẻ, nhưng sẽ phải mất nhiều tháng để tốc độ tăng trưởng sản lượng chậm lại.
Dự kiến, hôm nay (7/1), Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) sẽ công bố báo cáo về dự trữ dầu lửa của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 2/1. Dữ liệu này được cho là sẽ tác động mạnh tới diễn biến giá dầu quốc tế trong đêm nay theo giờ Việt Nam.
Tuần này, Saudi Arabia, quốc gia có ảnh hưởng mạnh nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tái khẳng định lập trường về việc khối này sẽ không sớm cắt giảm sản lượng. Hôm thứ Hai, Saudi Arabia giảm giá bán dầu cho khách hàng Mỹ, một tín hiệu cho thấy nước này đang cố gắng giành giật thị phần và đẩy giá dầu giảm xuống mức đủ thấp để khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ không còn lợi nhuận.
Trên thực tế, việc Saudi Arabia liên tục giảm giá bán dầu cho khách Mỹ trong những tháng gần đây đã khiến giá dầu chịu thêm áp lực giảm.
Hôm qua, nhà vua Abdullah của Saudi Arabia tuyên bố, nước này sẽ giải quyết vấn đề giá dầu giảm bằng “một ý chí cứng rắn”. Tuyên bố này của vua Abdullah, 90 tuổi, người hiện đang nằm viện để trị bệnh viêm phổi, được đưa ra trong một bài phát biểu trên truyền hình của thái tử Saudi Arabia.
Bài phát biểu này cũng cho rằng, tình trạng giá dầu hiện nay xuất phát từ sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu thay vì dư thừa nguồn cung dầu.
“Giá dầu rất có khả năng giảm về 45-46 USD/thùng”, chiến lược gia cấp cao Phillip Streible thuộc công ty RJO Futures ở Chicago nhận xét. “Tôi cho rằng, mọi người tin là nước Mỹ sẽ sớm trở thành một cường quốc sản xuất dầu, và điều này sẽ không sớm thay đổi”.
Giá xăng giao tháng 2 tại Mỹ hôm qua giảm 2,71 cent/gallon, tương đương giảm 2%, còn 1,3543 USD/gallon (khoảng 7.720 đồng/lít), thấp nhất từ tháng 3/2009.
Giá dầu diesel giao sau giảm 2,3 cent, tương đương giảm 1,3%, còn 1,7262 USD/gallon, thấp nhất từ tháng 9/2009.
Lúc đóng cửa tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2 giảm 2,11 USD/thùng, tương đương mức giảm 4,2%, chốt ở 47,93 USD/thùng. Tại sàn ICE Futures Europe ở London, giá dầu thô Brent giảm 2,01 USD/thùng, tương đương giảm 3,8%, dừng ở 51,1 USD/thùng.
Đây là mức giá thấp nhất của hai loại dầu kể từ tháng 4/2009.
Tờ Wall Street Journal cho biết, dầu đã bị bán tháo mạnh trong phiên này, nối tiếp đà bán tháo của phiên đầu tuần, trong lúc giới đầu tư chờ đợi số liệu hàng tuần về dự trữ dầu lửa của Mỹ. Những tín hiệu mới về việc nước xuất khẩu dầu lửa hàng đầu thế giới Saudi Arabia không muốn cắt giảm sản lượng càng gia tăng sức ép mất giá cho “vàng đen”.
Chỉ trong vòng hai phiên giao dịch vừa qua, giá dầu Brent mất 5,32 USD/thùng, tương đương mức giảm khoảng 10%.
Tốc độ lao dốc chóng mặt của giá dầu tác động mạnh tới thị trường tài chính toàn cầu. Đồng tiền của các quốc gia sản xuất dầu đang mất giá mạnh so với đồng USD, giá cổ phiếu của các công ty năng lượng cũng lao dốc. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống ngưỡng thấp kỷ lục do giới đầu tư đẩy mạnh mua vào nhằm tìm kiếm sự an toàn.
Giá dầu thế giới đã giảm liên tục suốt từ tháng 6 năm ngoái, với tổng mức giảm đến nay đã vượt ngưỡng 55%. Tình trạng dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu, chủ yếu do sự gia tăng mạnh của sản lượng dầu đá phiến tại Mỹ, là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu giảm. Sự tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng trong nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới càng đẩy giá dầu lao dốc mạnh hơn.
Theo giới phân tích, các công ty năng lượng đang cắt giảm đầu tư để ứng phó với việc dầu ngày càng rẻ, nhưng sẽ phải mất nhiều tháng để tốc độ tăng trưởng sản lượng chậm lại.
Dự kiến, hôm nay (7/1), Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (IEA) sẽ công bố báo cáo về dự trữ dầu lửa của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 2/1. Dữ liệu này được cho là sẽ tác động mạnh tới diễn biến giá dầu quốc tế trong đêm nay theo giờ Việt Nam.
Tuần này, Saudi Arabia, quốc gia có ảnh hưởng mạnh nhất trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) tái khẳng định lập trường về việc khối này sẽ không sớm cắt giảm sản lượng. Hôm thứ Hai, Saudi Arabia giảm giá bán dầu cho khách hàng Mỹ, một tín hiệu cho thấy nước này đang cố gắng giành giật thị phần và đẩy giá dầu giảm xuống mức đủ thấp để khiến các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ không còn lợi nhuận.
Trên thực tế, việc Saudi Arabia liên tục giảm giá bán dầu cho khách Mỹ trong những tháng gần đây đã khiến giá dầu chịu thêm áp lực giảm.
Hôm qua, nhà vua Abdullah của Saudi Arabia tuyên bố, nước này sẽ giải quyết vấn đề giá dầu giảm bằng “một ý chí cứng rắn”. Tuyên bố này của vua Abdullah, 90 tuổi, người hiện đang nằm viện để trị bệnh viêm phổi, được đưa ra trong một bài phát biểu trên truyền hình của thái tử Saudi Arabia.
Bài phát biểu này cũng cho rằng, tình trạng giá dầu hiện nay xuất phát từ sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu thay vì dư thừa nguồn cung dầu.
“Giá dầu rất có khả năng giảm về 45-46 USD/thùng”, chiến lược gia cấp cao Phillip Streible thuộc công ty RJO Futures ở Chicago nhận xét. “Tôi cho rằng, mọi người tin là nước Mỹ sẽ sớm trở thành một cường quốc sản xuất dầu, và điều này sẽ không sớm thay đổi”.
Giá xăng giao tháng 2 tại Mỹ hôm qua giảm 2,71 cent/gallon, tương đương giảm 2%, còn 1,3543 USD/gallon (khoảng 7.720 đồng/lít), thấp nhất từ tháng 3/2009.
Giá dầu diesel giao sau giảm 2,3 cent, tương đương giảm 1,3%, còn 1,7262 USD/gallon, thấp nhất từ tháng 9/2009.