Giá dầu có chuỗi 3 phiên tăng mạnh nhất 25 năm
Trong 3 phiên vừa qua, giá dầu ngọt nhẹ tăng 27,5%, đánh dấu chuỗi 3 phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/1990
Tín hiệu có thể cắt giảm sản lượng dầu trong tương lai từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và ước tính sản lượng dầu của Mỹ giảm đã đẩy giá dầu tăng vọt trở lại sau khi chạm đáy của hơn 6 năm vào tuần trước.
Theo hãng tin Bloomberg, trong vòng chưa đầy 1 tuần kể từ khi rớt xuống mức đáy, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã chuyển sang trạng thái thị trường giá lên (bull market).
Trong phiên giao dịch đêm qua (31/8) tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng gần 9%, hoàn tất chuỗi 3 phiên tăng giá mạnh nhất trong 1/4 thế kỷ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vừa thay đổi cách tính sản lượng dầu của nước này, theo đó sử dụng dữ liệu thu thập được từ việc thăm dò các nhà khai thác tại các bang sản xuất dầu chính của Mỹ, thay vì dựa trên số liệu từ các cơ quan nhà nước mà mô hình máy tính.
Vì sự điều chỉnh phương pháp này, sản lượng dầu của Mỹ theo số liệu vừa được công bố đạt đỉnh ở mức 9,6 triệu thùng/ngày vào tháng 4, thấp hơn thống kê cũ, trước khi giảm hơn 300.000 thùng mỗi ngày trong 2 tháng sau đó.
Theo tạp chí hàng tháng của OPEC, nhóm chiếm khoảng 40% sản lượng dầu của thế giới, nhóm này tái khẳng định cam kết sẽ đàm phán với các nước xuất khẩu dầu thô ngoài khối để đạt tới “mức giá công bằng và hợp lý”. Tạp chí này cũng nói OPEC sẽ không đẩy giá dầu lên bằng cách cắt giảm nguồn cung trừ phi các nước ngoài khối này nhất trí chia sẻ gánh nặng.
Lúc đóng cửa tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 10 tăng 4,1 USD/thùng, tương đương tăng 8,2%, đạt mức 54,15 USD/thùng.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tại New York tăng 3,98 USD/thùng, tương đương tăng 8,8%, đạt 49,21 USD/thùng.
Trong 3 phiên vừa qua, giá dầu ngọt nhẹ tăng hơn 10 USD/thùng, tương đương 27,5%, đánh dấu chuỗi 3 phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2011 nếu tính theo giá trị tuyệt đối USD, và mạnh nhất nếu tính theo tỷ lệ phần trăm kể từ tháng 8/1990.
Tuy vậy, phiên sáng nay, giá dầu giảm mạnh trở lại, với mức giảm khoảng 3%. Giá dầu Brent có thời điểm sụt 1,85 USD/thùng, còn 52,3 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ giảm 1,86 USD/thùng, còn 47,35 USD/thùng.
Các chuyên gia đang đưa ra những đánh giá trái chiều về diễn biến trên thị trường dầu. Ông Phil Verleger, Chủ tịch công ty tư vấn kinh tế PKVerleger LLC, cho rằng thị trường dầu có thể cân bằng cung-cầu vào đầu năm tới do sự điều chỉnh phương pháp tính toán sản lượng dầu của Mỹ.
Trong khi đó, ông Ed Morse, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản toàn cầu của Citigroup, lại cho rằng còn quá sớm để tin tưởng dữ liệu mới của EIA, và không có lý do nào để tin tưởng các nước ngoài OPEC sẽ hợp tác với khối này để cắt giảm sản lượng.
Sản lượng dầu của Nga vẫn đang ở mức cao do đồng Rúp yếu giúp làm giảm chi phí khai thác. Mexico cũng đang cố gắng tăng sản lượng trong cuộc cải tổ mang tính lịch sử đối với ngành năng lượng nước này.
Theo một số chuyên gia, tình hình thị trường dầu lửa thế giới đang phụ thuộc nhiều vào Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC. Saudi Arabia chính là nước thúc đẩy chủ trương duy trì sản lượng để giữ thị phần, bất chấp giá dầu “bốc hơi” hơn một nửa kể từ giữa năm ngoái.
“Cho tới khi Saudi Arabia nói điều gì đó, thì tất cả những thứ khác chỉ là vô nghĩa”, ông Mike Wittner, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường dầu lửa của ngân hàng Societe Generale ở New York, nhận xét. “Mà tại sao người Saudi Arabia lại phải thay đổi lập trường và bỏ phí tất cả những gì họ đã làm?”
Theo hãng tin Bloomberg, trong vòng chưa đầy 1 tuần kể từ khi rớt xuống mức đáy, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã chuyển sang trạng thái thị trường giá lên (bull market).
Trong phiên giao dịch đêm qua (31/8) tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng gần 9%, hoàn tất chuỗi 3 phiên tăng giá mạnh nhất trong 1/4 thế kỷ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vừa thay đổi cách tính sản lượng dầu của nước này, theo đó sử dụng dữ liệu thu thập được từ việc thăm dò các nhà khai thác tại các bang sản xuất dầu chính của Mỹ, thay vì dựa trên số liệu từ các cơ quan nhà nước mà mô hình máy tính.
Vì sự điều chỉnh phương pháp này, sản lượng dầu của Mỹ theo số liệu vừa được công bố đạt đỉnh ở mức 9,6 triệu thùng/ngày vào tháng 4, thấp hơn thống kê cũ, trước khi giảm hơn 300.000 thùng mỗi ngày trong 2 tháng sau đó.
Theo tạp chí hàng tháng của OPEC, nhóm chiếm khoảng 40% sản lượng dầu của thế giới, nhóm này tái khẳng định cam kết sẽ đàm phán với các nước xuất khẩu dầu thô ngoài khối để đạt tới “mức giá công bằng và hợp lý”. Tạp chí này cũng nói OPEC sẽ không đẩy giá dầu lên bằng cách cắt giảm nguồn cung trừ phi các nước ngoài khối này nhất trí chia sẻ gánh nặng.
Lúc đóng cửa tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao tháng 10 tăng 4,1 USD/thùng, tương đương tăng 8,2%, đạt mức 54,15 USD/thùng.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tại New York tăng 3,98 USD/thùng, tương đương tăng 8,8%, đạt 49,21 USD/thùng.
Trong 3 phiên vừa qua, giá dầu ngọt nhẹ tăng hơn 10 USD/thùng, tương đương 27,5%, đánh dấu chuỗi 3 phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2011 nếu tính theo giá trị tuyệt đối USD, và mạnh nhất nếu tính theo tỷ lệ phần trăm kể từ tháng 8/1990.
Tuy vậy, phiên sáng nay, giá dầu giảm mạnh trở lại, với mức giảm khoảng 3%. Giá dầu Brent có thời điểm sụt 1,85 USD/thùng, còn 52,3 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ giảm 1,86 USD/thùng, còn 47,35 USD/thùng.
Các chuyên gia đang đưa ra những đánh giá trái chiều về diễn biến trên thị trường dầu. Ông Phil Verleger, Chủ tịch công ty tư vấn kinh tế PKVerleger LLC, cho rằng thị trường dầu có thể cân bằng cung-cầu vào đầu năm tới do sự điều chỉnh phương pháp tính toán sản lượng dầu của Mỹ.
Trong khi đó, ông Ed Morse, trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa cơ bản toàn cầu của Citigroup, lại cho rằng còn quá sớm để tin tưởng dữ liệu mới của EIA, và không có lý do nào để tin tưởng các nước ngoài OPEC sẽ hợp tác với khối này để cắt giảm sản lượng.
Sản lượng dầu của Nga vẫn đang ở mức cao do đồng Rúp yếu giúp làm giảm chi phí khai thác. Mexico cũng đang cố gắng tăng sản lượng trong cuộc cải tổ mang tính lịch sử đối với ngành năng lượng nước này.
Theo một số chuyên gia, tình hình thị trường dầu lửa thế giới đang phụ thuộc nhiều vào Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC. Saudi Arabia chính là nước thúc đẩy chủ trương duy trì sản lượng để giữ thị phần, bất chấp giá dầu “bốc hơi” hơn một nửa kể từ giữa năm ngoái.
“Cho tới khi Saudi Arabia nói điều gì đó, thì tất cả những thứ khác chỉ là vô nghĩa”, ông Mike Wittner, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường dầu lửa của ngân hàng Societe Generale ở New York, nhận xét. “Mà tại sao người Saudi Arabia lại phải thay đổi lập trường và bỏ phí tất cả những gì họ đã làm?”