Giá dầu sụt mạnh đang “giúp” nhập siêu quay lại Việt Nam
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, Việt Nam đã nhập siêu 500 triệu USD trong tháng 1/2015
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, Việt Nam đã nhập siêu 500 triệu USD trong tháng 1/2015.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 12,9 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu là 13,4 tỷ USD.
Con số nhập siêu trong tháng 1/2015 được Tổng cục Thống kê công bố cũng khá tương đương với mức nhập siêu 522 triệu USD trong 15 ngày đầu tháng 1/2015, được Tổng cục Hải quan công bố cách đây vài ngày.
Đồng thời, tình trạng nhập siêu của nền kinh tế trong tháng 1/2015 cũng trùng với kết quả từng được chuyên gia trong ngành xuất nhập khẩu đưa ra trước đó.
Nếu bóc tách con số 500 triệu USD nhập siêu trong tháng 1/2015 cho thấy, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng nhập siêu khi mức thâm hụt thương mại của khu vực này lên gần 1,2 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu 690 triệu USD.
Trước đó, riêng trong tháng 12/2014, cả nước cũng đã nhập siêu tới gần 1,2 tỷ USD, tăng tới 260 triệu USD so với con số ước tính được Tổng cục Thống kê công bố hồi cuối tháng 12/2014.
Mặc dù nhìn chung trong cả năm 2014, cả nước đã lập mức xuất siêu cao nhất kể từ năm 2012 cho tới nay, song theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cán cân thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới có thể bị đảo ngược trong năm 2015.
Nghĩa là, Việt Nam sẽ quay trở lại trạng thái thậm hụt thương mại, thay vì thặng dư thương mại như 3 năm gần đây.
“Thứ nhất, giá dầu giảm khiến cho kim ngạch xuất khẩu cả nước sẽ bị tác động đáng kể. Thứ hai, giá dầu xuống thấp cũng tạo đà cho nền kinh tế trong nước và lâu nay các doanh nghiệp trong nước vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài để sản xuất. Do đó, nhu cầu nhập khẩu có thể gia tăng. Giá dầu xuất khẩu giảm trong khi nhu cầu nhập khẩu tăng, sẽ khiến cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt”, ông Thành phân tích.
Gần đây nhất, Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo cho thấy nhập siêu có thể quay trở lại trong năm 2015 và sẽ lập mức 6 tỷ USD.
Diễn biến trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cũng như mức nhập siêu ngay trong tháng 1/2015 đã cho thấy những tín hiệu ban đầu về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm nay.
Đáng chú ý, sự mất giá liên tục của dầu thô trong thời gian gần đây, nhất là giá xuất khẩu dầu thô đã giảm tới 21,1% so với tháng trước, đã tác động mạnh tới giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam, khiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này giảm mạnh tới 30% khi chỉ đạt 290 triệu USD.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2015, với kim ngạch ước tính đạt 2,6 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014; EU đạt 2,4 tỷ USD, tăng 10,5%; ASEAN đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3,7%; Trung Quốc đạt 1,4 tỷ USD, giảm 2,5%; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàn Quốc đạt 610 triệu USD, tăng 13,5%.
Ở chiều nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2015, với kim ngạch ước tính đạt 4,2 tỷ USD, tăng mạnh với 47,1% so với cùng kỳ năm 2014; ASEAN đạt 2 tỷ USD, tăng 26,6%; Hàn Quốc đạt 1,9 tỷ USD, tăng 12,6%; Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, tăng 66,6%; EU đạt 788,2 triệu USD, tăng 32,4%; Hoa Kỳ đạt 580 triệu USD, tăng 34,1%.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 12,9 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu là 13,4 tỷ USD.
Con số nhập siêu trong tháng 1/2015 được Tổng cục Thống kê công bố cũng khá tương đương với mức nhập siêu 522 triệu USD trong 15 ngày đầu tháng 1/2015, được Tổng cục Hải quan công bố cách đây vài ngày.
Đồng thời, tình trạng nhập siêu của nền kinh tế trong tháng 1/2015 cũng trùng với kết quả từng được chuyên gia trong ngành xuất nhập khẩu đưa ra trước đó.
Nếu bóc tách con số 500 triệu USD nhập siêu trong tháng 1/2015 cho thấy, khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng nhập siêu khi mức thâm hụt thương mại của khu vực này lên gần 1,2 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) vẫn xuất siêu 690 triệu USD.
Trước đó, riêng trong tháng 12/2014, cả nước cũng đã nhập siêu tới gần 1,2 tỷ USD, tăng tới 260 triệu USD so với con số ước tính được Tổng cục Thống kê công bố hồi cuối tháng 12/2014.
Mặc dù nhìn chung trong cả năm 2014, cả nước đã lập mức xuất siêu cao nhất kể từ năm 2012 cho tới nay, song theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cán cân thương mại của Việt Nam với các nước trên thế giới có thể bị đảo ngược trong năm 2015.
Nghĩa là, Việt Nam sẽ quay trở lại trạng thái thậm hụt thương mại, thay vì thặng dư thương mại như 3 năm gần đây.
“Thứ nhất, giá dầu giảm khiến cho kim ngạch xuất khẩu cả nước sẽ bị tác động đáng kể. Thứ hai, giá dầu xuống thấp cũng tạo đà cho nền kinh tế trong nước và lâu nay các doanh nghiệp trong nước vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài để sản xuất. Do đó, nhu cầu nhập khẩu có thể gia tăng. Giá dầu xuất khẩu giảm trong khi nhu cầu nhập khẩu tăng, sẽ khiến cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt”, ông Thành phân tích.
Gần đây nhất, Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo cho thấy nhập siêu có thể quay trở lại trong năm 2015 và sẽ lập mức 6 tỷ USD.
Diễn biến trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cũng như mức nhập siêu ngay trong tháng 1/2015 đã cho thấy những tín hiệu ban đầu về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm nay.
Đáng chú ý, sự mất giá liên tục của dầu thô trong thời gian gần đây, nhất là giá xuất khẩu dầu thô đã giảm tới 21,1% so với tháng trước, đã tác động mạnh tới giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam, khiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này giảm mạnh tới 30% khi chỉ đạt 290 triệu USD.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2015, với kim ngạch ước tính đạt 2,6 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014; EU đạt 2,4 tỷ USD, tăng 10,5%; ASEAN đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3,7%; Trung Quốc đạt 1,4 tỷ USD, giảm 2,5%; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 4,9%; Hàn Quốc đạt 610 triệu USD, tăng 13,5%.
Ở chiều nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2015, với kim ngạch ước tính đạt 4,2 tỷ USD, tăng mạnh với 47,1% so với cùng kỳ năm 2014; ASEAN đạt 2 tỷ USD, tăng 26,6%; Hàn Quốc đạt 1,9 tỷ USD, tăng 12,6%; Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, tăng 66,6%; EU đạt 788,2 triệu USD, tăng 32,4%; Hoa Kỳ đạt 580 triệu USD, tăng 34,1%.