Giá dầu thế giới lên cao nhất từ đầu năm
Phiên tăng giá này nối dài đà phục hồi của giá dầu thô trong thời gian gần đây. Trong tháng 4, giá dầu tăng 25%
Giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường Mỹ hôm qua (5/5) đã lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2014 do các sự kiện địa chính trị tác động mạnh tới tâm lý của giới đầu tư.
Tờ Wall Street Journal cho biết, “vàng đen” tăng giá mạnh sau khi có tin người biểu tình ở Libya đã phong tỏa một cảng dầu chính, làm gián đoạn sản lượng hơn 100.000 thùng dầu mỗi ngày.
Sản lượng dầu gia tăng của Libya được coi là một trong những nhân tố chính khiến giá dầu sụt hơn 40% trong năm 2014. Tuy vậy, sản lượng dầu của quốc gia này hiện vẫn chưa ổn định do bất ổn chính trị.
Trong phiên hôm qua, giá dầu còn được đẩy lên khi Saudi Arabia tăng giá chính thức đối với dầu bán cho khách hàng Mỹ và châu Âu. Động thái này được xem là một tín hiệu cho thấy nhu cầu dầu tại các thị trường này gia tăng.
Phiên tăng giá này nối dài đà phục hồi của giá dầu thô trong thời gian gần đây. Trong tháng 4, giá dầu tăng 25%.
Giới đầu tư kỳ vọng tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu sẽ giảm xuống trong nửa sau của năm nay do hoạt động khoan dầu thu hẹp mạnh, nhu cầu gia tăng, và sản lượng dầu đi xuống của Mỹ.
Tại Mỹ, giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc vào ngày 5/5 ở mức 2,63 USD/gallon, tương đương gần 15.000 đồng/lít, cao hơn 9,9% so với thời điểm cách đây 1 tháng, nhưng vẫn thấp hơn 28% so với cách đây 1 năm - theo dữ liệu của AAA.
Một số nhà phân tích cảnh báo rằng, giá dầu đang tăng quá nhanh và thị trường vẫn đang thừa cung trong ngắn hạn, nên giá dầu có thể sẽ giảm trở lại trong mùa hè hoặc đầu mùa thu.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) tăng 1,47 USD/thùng, tương đương tăng gần 1,5%, chốt ở 60,4 USD/thùng.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent Biển Bắc tăng 1,07 USD/thùng, tương đương tăng 1,6%, khi đóng cửa trên sàn ICE Futures Europe, chốt ở 67,52 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất của loại dầu này kể từ ngày 5/12/2014.
Cuối năm ngoái và đầu năm nay, các công ty dầu lửa trên thế giới đã cắt giảm mạnh đầu tư để ứng phó với việc giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm. Cùng với đó, số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2010. Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của nước này đã giảm nhẹ từ mức đỉnh 9,42 triệu thùng/ngày trong tháng 3.
Một số nhà đầu tư và chuyên gia nói rằng, với nhu cầu gia tăng, nhất là trong mùa hè khi mọi người đi lại nhiều, lượng dầu dư thừa của thế giới sẽ nhanh chóng được hấp thụ. Trong 2 tuần trở lại đây, nhiều ngân hàng như JP Morgan Chase đã tăng dự báo giá dầu.
Tuy vậy, cũng có những chuyên gia cho rằng, giá dầu sẽ khó vượt quá mốc 65 USD/thùng bởi ở mức giá đó, nhiều công ty dầu lửa của Mỹ có thể đạt lợi nhuận nếu khoan giếng mới.
Thị trường dầu lửa hiện cũng đang theo dõi chặt chẽ số liệu về sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Năm ngoái, việc OPEC không chịu giảm sản lượng đã góp phần khiến giá dầu giảm chóng mặt.
Trong mấy tháng gần đây, nhóm nước gồm 12 thành viên này khai thác dầu vượt mức hạn ngạch 30 triệu thùng mỗi ngày. Trong đó, nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới là Saudi Arabia khai thác với tốc độ gần mức kỷ lục.
Tờ Wall Street Journal cho biết, “vàng đen” tăng giá mạnh sau khi có tin người biểu tình ở Libya đã phong tỏa một cảng dầu chính, làm gián đoạn sản lượng hơn 100.000 thùng dầu mỗi ngày.
Sản lượng dầu gia tăng của Libya được coi là một trong những nhân tố chính khiến giá dầu sụt hơn 40% trong năm 2014. Tuy vậy, sản lượng dầu của quốc gia này hiện vẫn chưa ổn định do bất ổn chính trị.
Trong phiên hôm qua, giá dầu còn được đẩy lên khi Saudi Arabia tăng giá chính thức đối với dầu bán cho khách hàng Mỹ và châu Âu. Động thái này được xem là một tín hiệu cho thấy nhu cầu dầu tại các thị trường này gia tăng.
Phiên tăng giá này nối dài đà phục hồi của giá dầu thô trong thời gian gần đây. Trong tháng 4, giá dầu tăng 25%.
Giới đầu tư kỳ vọng tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu sẽ giảm xuống trong nửa sau của năm nay do hoạt động khoan dầu thu hẹp mạnh, nhu cầu gia tăng, và sản lượng dầu đi xuống của Mỹ.
Tại Mỹ, giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc vào ngày 5/5 ở mức 2,63 USD/gallon, tương đương gần 15.000 đồng/lít, cao hơn 9,9% so với thời điểm cách đây 1 tháng, nhưng vẫn thấp hơn 28% so với cách đây 1 năm - theo dữ liệu của AAA.
Một số nhà phân tích cảnh báo rằng, giá dầu đang tăng quá nhanh và thị trường vẫn đang thừa cung trong ngắn hạn, nên giá dầu có thể sẽ giảm trở lại trong mùa hè hoặc đầu mùa thu.
Lúc đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ giao sau tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) tăng 1,47 USD/thùng, tương đương tăng gần 1,5%, chốt ở 60,4 USD/thùng.
Tại thị trường London, giá dầu thô Brent Biển Bắc tăng 1,07 USD/thùng, tương đương tăng 1,6%, khi đóng cửa trên sàn ICE Futures Europe, chốt ở 67,52 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất của loại dầu này kể từ ngày 5/12/2014.
Cuối năm ngoái và đầu năm nay, các công ty dầu lửa trên thế giới đã cắt giảm mạnh đầu tư để ứng phó với việc giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm. Cùng với đó, số giàn khoan dầu hoạt động ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2010. Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của nước này đã giảm nhẹ từ mức đỉnh 9,42 triệu thùng/ngày trong tháng 3.
Một số nhà đầu tư và chuyên gia nói rằng, với nhu cầu gia tăng, nhất là trong mùa hè khi mọi người đi lại nhiều, lượng dầu dư thừa của thế giới sẽ nhanh chóng được hấp thụ. Trong 2 tuần trở lại đây, nhiều ngân hàng như JP Morgan Chase đã tăng dự báo giá dầu.
Tuy vậy, cũng có những chuyên gia cho rằng, giá dầu sẽ khó vượt quá mốc 65 USD/thùng bởi ở mức giá đó, nhiều công ty dầu lửa của Mỹ có thể đạt lợi nhuận nếu khoan giếng mới.
Thị trường dầu lửa hiện cũng đang theo dõi chặt chẽ số liệu về sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Năm ngoái, việc OPEC không chịu giảm sản lượng đã góp phần khiến giá dầu giảm chóng mặt.
Trong mấy tháng gần đây, nhóm nước gồm 12 thành viên này khai thác dầu vượt mức hạn ngạch 30 triệu thùng mỗi ngày. Trong đó, nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới là Saudi Arabia khai thác với tốc độ gần mức kỷ lục.