Gia đình Thủ tướng Singapore căng thẳng vì mâu thuẫn
Vụ việc cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong gia đình đệ nhất của đảo quốc sư tử
Một cuộc mâu thuẫn công khai giữa Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long với hai người em ruột đã cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong gia đình đệ nhất của đảo quốc sư tử - theo hãng tin CNBC.
Trong một tuyên bố “gây bão” vào ngày 14/6, bà Lý Vỹ Linh và ông Lý Hiển Dương - em gái và em trai của ông Lý Hiển Long - cáo buộc anh trai lạm dụng quyền lực và lợi dụng di sản của người cha là cố Thủ tướng Lý Quang Diệu để trục lợi về chính trị.
“Từ khi ông Lý Quang Diệu qua đời, chúng tôi cảm thấy bị đe dọa bởi việc Hiển Long lạm dụng vị trí và ảnh hưởng đối với Chính phủ Singapore và các cơ quan chính phủ để thực hiện mục đích cá nhân của ông ấy”, bà Vỹ Linh và ông Hiển Dương nói.
Ông Lý Quang Diệu qua đời vào tháng 3/2015.
Bà Vỹ Linh từ lâu đã thường xuyên công khai chỉ trích ông Lý Hiển Long. Năm ngoái, bà tố người anh trai này sử dụng ngày giỗ đầu của cha như một công cụ chính trị trong một loạt bài đăng trên mạng xã hội Facebook.
Tuy nhiên, ông Hiển Dương, người giữ cương vị Chủ tịch Cơ quan Hàng không Dân sự Singapore, được cho là đã đứng ngoài các cuộc mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Lý cho tới sự việc lần này.
Trong tuyên bố chung được đăng trên mạng xã hội và tờ báo hàng đầu Singapore Straits Times, bà Vỹ Linh và ông Hiển Dương bày tỏ lo ngại rằng các cơ quan chính phủ Singapore sẽ được người anh trai quyền lực sử dụng để chống lại họ. Ông Hiển Dương tuyên bố sẽ rời Singapore, và nói rằng ông Lý Hiển Long là lý do duy nhất dẫn tới sự ra đi này của ông.
“Nếu Hiển Long sẵn sàng hành động để chống lại chúng tôi, hai người đều là những người đã có đóng góp cho Singapore, nhằm thực hiện mục đích cá nhân của ông ấy, thì chúng tôi lo cho Singapore”, tuyên bố có đoạn viết.
Thay vì phá bỏ ngôi nhà của Lý Quang Diệu như di nguyện của người cha quá cố, ông Lý Hiển Long tìm cách biến nơi này ngôi nhà riêng của mình - một động thái có thể củng cố vốn liếng chính trị của ông, bà Vỹ Linh và ông Hiển Long cáo buộc.
Tuyên bố cũng nói rằng ông Lý Hiển Long và vợ ông, bà Hồ Tinh, Giám đốc điều hành (CEO) của quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings trị giá 196 tỷ USD của Singapore, đã đặt tham vọng chính trị vào người con trai Lý Hồng Nghị.
“Điều gây lo ngại là những gì mà Hiển Long và Hồ Tinh đã làm và sẵn sàng làm để đạt được những gì họ muốn”, tuyên bố viết.
Đang nghỉ phép ở nước ngoài cùng gia đình, ông Lý Hiển Long đã đưa ra tuyên bố để đáp trả hai người em. “Hồ Tinh và tôi phủ nhận những cáo buộc này, nhất là cáo buộc lạ lùng nói tôi có tham vọng chính trị cho con trai”, tuyên bố viết.
Thủ tướng Singapore cũng bày tỏ sự thất vọng về quyết định của hai người em công khai các vấn đề riêng trong gia đình và nói ông sẽ xem xét chuyện này kỹ lưỡng hơn sau khi về nước vào cuối tuần.
Được thành lập vào năm 1954, Đảng Nhân dân Hành đồng (PAP) đã lãnh đạo Singapore kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1965. Dưới sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu, Singapore đã chuyển mình từ một thuộc địa cũ nghèo nàn của Anh trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới.
Trong một tuyên bố “gây bão” vào ngày 14/6, bà Lý Vỹ Linh và ông Lý Hiển Dương - em gái và em trai của ông Lý Hiển Long - cáo buộc anh trai lạm dụng quyền lực và lợi dụng di sản của người cha là cố Thủ tướng Lý Quang Diệu để trục lợi về chính trị.
“Từ khi ông Lý Quang Diệu qua đời, chúng tôi cảm thấy bị đe dọa bởi việc Hiển Long lạm dụng vị trí và ảnh hưởng đối với Chính phủ Singapore và các cơ quan chính phủ để thực hiện mục đích cá nhân của ông ấy”, bà Vỹ Linh và ông Hiển Dương nói.
Ông Lý Quang Diệu qua đời vào tháng 3/2015.
Bà Vỹ Linh từ lâu đã thường xuyên công khai chỉ trích ông Lý Hiển Long. Năm ngoái, bà tố người anh trai này sử dụng ngày giỗ đầu của cha như một công cụ chính trị trong một loạt bài đăng trên mạng xã hội Facebook.
Tuy nhiên, ông Hiển Dương, người giữ cương vị Chủ tịch Cơ quan Hàng không Dân sự Singapore, được cho là đã đứng ngoài các cuộc mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Lý cho tới sự việc lần này.
Trong tuyên bố chung được đăng trên mạng xã hội và tờ báo hàng đầu Singapore Straits Times, bà Vỹ Linh và ông Hiển Dương bày tỏ lo ngại rằng các cơ quan chính phủ Singapore sẽ được người anh trai quyền lực sử dụng để chống lại họ. Ông Hiển Dương tuyên bố sẽ rời Singapore, và nói rằng ông Lý Hiển Long là lý do duy nhất dẫn tới sự ra đi này của ông.
“Nếu Hiển Long sẵn sàng hành động để chống lại chúng tôi, hai người đều là những người đã có đóng góp cho Singapore, nhằm thực hiện mục đích cá nhân của ông ấy, thì chúng tôi lo cho Singapore”, tuyên bố có đoạn viết.
Thay vì phá bỏ ngôi nhà của Lý Quang Diệu như di nguyện của người cha quá cố, ông Lý Hiển Long tìm cách biến nơi này ngôi nhà riêng của mình - một động thái có thể củng cố vốn liếng chính trị của ông, bà Vỹ Linh và ông Hiển Long cáo buộc.
Tuyên bố cũng nói rằng ông Lý Hiển Long và vợ ông, bà Hồ Tinh, Giám đốc điều hành (CEO) của quỹ đầu tư quốc gia Temasek Holdings trị giá 196 tỷ USD của Singapore, đã đặt tham vọng chính trị vào người con trai Lý Hồng Nghị.
“Điều gây lo ngại là những gì mà Hiển Long và Hồ Tinh đã làm và sẵn sàng làm để đạt được những gì họ muốn”, tuyên bố viết.
Đang nghỉ phép ở nước ngoài cùng gia đình, ông Lý Hiển Long đã đưa ra tuyên bố để đáp trả hai người em. “Hồ Tinh và tôi phủ nhận những cáo buộc này, nhất là cáo buộc lạ lùng nói tôi có tham vọng chính trị cho con trai”, tuyên bố viết.
Thủ tướng Singapore cũng bày tỏ sự thất vọng về quyết định của hai người em công khai các vấn đề riêng trong gia đình và nói ông sẽ xem xét chuyện này kỹ lưỡng hơn sau khi về nước vào cuối tuần.
Được thành lập vào năm 1954, Đảng Nhân dân Hành đồng (PAP) đã lãnh đạo Singapore kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1965. Dưới sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu, Singapore đã chuyển mình từ một thuộc địa cũ nghèo nàn của Anh trở thành một trong những quốc gia giàu nhất thế giới.