Giá gạo Việt Nam giữ đà tăng nhờ lực mua từ Thái Lan
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ trong tuần qua do nhu cầu của các nhà xuất khẩu Thái Lan
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ trong tuần qua do nhu cầu của các nhà xuất khẩu Thái Lan và khả năng giành đơn hàng từ Indonesia.
Hãng tin Reuters cho biết, vào giữa tuần vừa rồi, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm, FOB cảng Sài Gòn, là 425-435 USD/tấn, so với mức 425-430 USD/tấn trước đó một tuần. Giá gạo loại 25% tấm đứng ở mức 405 USD/tấn, so với mức 395-405 USD/tấn vào tuần trước đó.
“Nguồn cung gạo mới đã chậm lại vì đã vào cuối vụ thu hoạch. Trung gian lại đang tìm cách hạn chế việc bán gạo nên các công ty xuất khẩu không thể mua được nhiều”, một thương lái ở Tp.HCM cho biết, đồng thời bổ sung thêm rằng, vụ thu hoạch lúa Hè-Thu ở ĐBSCL đang đi vào gia đoạn cuối.
Tuần qua, Việt Nam đã dành cho Indonesia quyền mua 500.000 tấn gạo trong trường hợp cần thiết, có thể là sau tháng 9. Các thương lái cũng cho biết, trung gian - những người mua gạo trực tiếp từ nông dân và bán cho các công ty xuất khẩu - đã bán một phần kho hàng sang Campuchia để đáp ứng nhu cầu từ các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan.
“Do giá gạo trong nước cao dưới tác động của chương trình can thiệp mà Chính phủ áp dụng, chúng tôi phải mua gạo từ Campuchia và thậm chí là Việt Nam để thực hiện hợp đồng”, một thương lái ở Bangkok nói với Reuters.
Hãng tin này cho biết, nhu cầu mua gạo trên thị trường thế giới hiện ở mức thấp do hầu hết các nước nhập gạo đều còn dự trữ nhiều. Giá gạo trắng loại 100% B của Thái Lan tuần qua vững ở mức 580 USD/tấn, loại 5% tấm đứng ở 570 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá gạo cùng loại của Việt Nam và Ấn Độ ở mức khoảng 435 USD/tấn.
“Nhu cầu mua gạo Thái giờ rất hiếm. Khách thực sự cần mua đã chuyển sang gạo của các nước khác, nhất là gạo Việt Nam. Nước này có nhiều gạo mà lại bán giá rẻ hơn gạo Thái”, một thương lái khác ở Bangkok cho hay.
Chính phủ Thái Lan hiện vẫn muốn bán ra kho thóc dự trữ lên tới 10 triệu tấn quy gạo của nước này trước khi bước vào vụ gặt chính vào tháng 10. Vụ lúa tiếp theo của Thái tiếp tục được hưởng chương trình mua thóc tạm trữ của Chính phủ nước này. Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom mới đây cho biết, nước này đã ký biên bản ghi nhớ để bán 2 triệu tấn gạo cho Trung Quốc và 1 triệu tấn gạo cho Indonesia.
Tuy nhiên, giới thương nhân cho rằng, hợp đồng nếu được ký khó có thể đạt được khối lượng lớn như trên, vì Trung Quốc đã mua nhiều gạo từ Việt Nam trong năm nay, trong khi Indonesia đã có được quyền mua 500.000 tấn gạo từ Việt Nam.
Theo ông Manus Soilpoy, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương Thái Lan, Chính phủ nước này đã nới lỏng các quy định áp dụng đối với kho gạo tạm trữ và cho phép các nhà xuất khẩu mua gạo từ kho này nếu cần gạo để đáp ứng đơn hàng từ nước ngoài.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan chỉ bán gạo từ kho tạm trữ theo từng đợt đấu thầu. Chính phủ Thái Lan cũng vẫn tin tưởng sẽ bán được gạo cho nước ngoài theo kênh chính phủ, cho dù từ đầu năm tới nay, Thái Lan mới bán được 240.000 tấn gạo theo phương thức này cho Bờ Biển Ngà. “Chúng tôi dự kiến bán 3-5 triệu tấn gạo theo kênh thỏa thuận chính phủ trong 6 tháng cuối năm nay”, ông Manus nói.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt nam (VFA), từ ngày 1/8 đến ngày 15/8, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 348.140 tấn, trị giá FOB 146,427 triệu USD, trị giá CIF 151,288 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 15/8 đạt 4,523 triệu tấn, trị giá FOB 2,014 tỷ USD, trị giá CIF 2,058 tỷ USD.
Cũng theo VFA, tuần qua, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.350 - 7.450 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.550 - 8.650 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.200 - 8.300 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.800 - 7.900 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Hãng tin Reuters cho biết, vào giữa tuần vừa rồi, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm, FOB cảng Sài Gòn, là 425-435 USD/tấn, so với mức 425-430 USD/tấn trước đó một tuần. Giá gạo loại 25% tấm đứng ở mức 405 USD/tấn, so với mức 395-405 USD/tấn vào tuần trước đó.
“Nguồn cung gạo mới đã chậm lại vì đã vào cuối vụ thu hoạch. Trung gian lại đang tìm cách hạn chế việc bán gạo nên các công ty xuất khẩu không thể mua được nhiều”, một thương lái ở Tp.HCM cho biết, đồng thời bổ sung thêm rằng, vụ thu hoạch lúa Hè-Thu ở ĐBSCL đang đi vào gia đoạn cuối.
Tuần qua, Việt Nam đã dành cho Indonesia quyền mua 500.000 tấn gạo trong trường hợp cần thiết, có thể là sau tháng 9. Các thương lái cũng cho biết, trung gian - những người mua gạo trực tiếp từ nông dân và bán cho các công ty xuất khẩu - đã bán một phần kho hàng sang Campuchia để đáp ứng nhu cầu từ các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan.
“Do giá gạo trong nước cao dưới tác động của chương trình can thiệp mà Chính phủ áp dụng, chúng tôi phải mua gạo từ Campuchia và thậm chí là Việt Nam để thực hiện hợp đồng”, một thương lái ở Bangkok nói với Reuters.
Hãng tin này cho biết, nhu cầu mua gạo trên thị trường thế giới hiện ở mức thấp do hầu hết các nước nhập gạo đều còn dự trữ nhiều. Giá gạo trắng loại 100% B của Thái Lan tuần qua vững ở mức 580 USD/tấn, loại 5% tấm đứng ở 570 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá gạo cùng loại của Việt Nam và Ấn Độ ở mức khoảng 435 USD/tấn.
“Nhu cầu mua gạo Thái giờ rất hiếm. Khách thực sự cần mua đã chuyển sang gạo của các nước khác, nhất là gạo Việt Nam. Nước này có nhiều gạo mà lại bán giá rẻ hơn gạo Thái”, một thương lái khác ở Bangkok cho hay.
Chính phủ Thái Lan hiện vẫn muốn bán ra kho thóc dự trữ lên tới 10 triệu tấn quy gạo của nước này trước khi bước vào vụ gặt chính vào tháng 10. Vụ lúa tiếp theo của Thái tiếp tục được hưởng chương trình mua thóc tạm trữ của Chính phủ nước này. Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Boonsong Teriyapirom mới đây cho biết, nước này đã ký biên bản ghi nhớ để bán 2 triệu tấn gạo cho Trung Quốc và 1 triệu tấn gạo cho Indonesia.
Tuy nhiên, giới thương nhân cho rằng, hợp đồng nếu được ký khó có thể đạt được khối lượng lớn như trên, vì Trung Quốc đã mua nhiều gạo từ Việt Nam trong năm nay, trong khi Indonesia đã có được quyền mua 500.000 tấn gạo từ Việt Nam.
Theo ông Manus Soilpoy, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương Thái Lan, Chính phủ nước này đã nới lỏng các quy định áp dụng đối với kho gạo tạm trữ và cho phép các nhà xuất khẩu mua gạo từ kho này nếu cần gạo để đáp ứng đơn hàng từ nước ngoài.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan chỉ bán gạo từ kho tạm trữ theo từng đợt đấu thầu. Chính phủ Thái Lan cũng vẫn tin tưởng sẽ bán được gạo cho nước ngoài theo kênh chính phủ, cho dù từ đầu năm tới nay, Thái Lan mới bán được 240.000 tấn gạo theo phương thức này cho Bờ Biển Ngà. “Chúng tôi dự kiến bán 3-5 triệu tấn gạo theo kênh thỏa thuận chính phủ trong 6 tháng cuối năm nay”, ông Manus nói.
Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt nam (VFA), từ ngày 1/8 đến ngày 15/8, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 348.140 tấn, trị giá FOB 146,427 triệu USD, trị giá CIF 151,288 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1/1 đến ngày 15/8 đạt 4,523 triệu tấn, trị giá FOB 2,014 tỷ USD, trị giá CIF 2,058 tỷ USD.
Cũng theo VFA, tuần qua, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.800 - 5.900 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.350 - 7.450 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.550 - 8.650 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.200 - 8.300 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.800 - 7.900 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.