Giá sữa sẽ lập kỷ lục mới?
Đang có một làn sóng tăng giá sữa mà hàng loạt sản phẩm sữa của những công ty hàng đầu Việt Nam là đầu tàu
Bắt đầu từ tháng sáu, giá sữa trên thị trường liên tục tăng mặc dù mức tăng chưa tác động lớn đến thị trường nhưng cũng đủ làm cho người tiêu dùng lo ngại bởi nhu cầu sử dụng sữa không khác thực phẩm thiết yếu hàng ngày.
Tình hình giá sữa cao sẽ không thuyên giảm mà có xu hướng tăng cao hơn trong thời gian tới. Giá tăng không chỉ đơn thuần là sự chủ quan của những nhà sản xuất mà còn nguyên nhân của nhu cầu thị trường thế giới.
Ông Lê Viết Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Hancofood có trụ sở ở Đồng Nai cho biết, bắt đầu tháng bảy này công ty sẽ tăng giá bán lẻ đối với những sản phẩm sữa lên thêm 5%.
Đây là lần thứ hai công ty này tăng giá và nếu tính chung cả hai đợt giá bán lẻ sản phẩm của Hancofood đã tăng 10% so với giá bán hồi đầu năm. Hancofood là một trong những nhà sản xuất đi sau trong làn sóng tăng giá sữa mà hàng loạt sản phẩm sữa của những công ty hàng đầu Việt Nam là đầu tàu.
Ăn theo thị trường thế giới?
Liên tục trong mấy tuần qua, giá sữa bán ra tại các cửa hàng bán lẻ đã được điều chỉnh tăng. Cụ thể sữa Cô Gái Hà Lan của Công ty Dutch Lady loại hộp thiếc, hộp giấy tăng trung bình từ 6.000-14.000 đồng/hộp, tức một hộp sữa 900g loại 1, 2, 3 Cô Gái Hà Lan được bán ra từ 103.000-117.000 đồng/hộp.
Sản phẩm sữa của Công ty cổ phân sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng tăng giá đối với sữa đặc và sữa tươi. Sữa đặc có đường của Vinamilk hiện nay là 352.000-402.000 đồng/thùng, tăng trung bình từ 24.000-30.000 đồng/thùng so với giá bán trước đó.
Sản phẩm sữa của Nutifood cũng tham gia vào cuộc đua giá của thị trường, trung bình sản phẩm Nutifood được bán ra với giá tăng từ 5.000-10.000 đồng/lon.
Làn sóng tăng giá sữa trong nước không kém gì ở các nước. Mấy ngày cuối tháng sáu này người dân bang California đổ xô đi mua sữa vì bắt đầu từ đầu tháng bảy, các cửa hàng, siêu thị ở tiểu bang này của Mỹ sẽ đồng loạt tăng giá bán lẻ.
Theo thông báo của các nhà bán lẻ, giá sữa ở đây sẽ tăng là 310 USD một thùng, tức tăng 55% so với giá bán hồi đầu năm, đây là mức bán lẻ cao nhất tính từ trước đến nay. Tuy nhiên, giá này chỉ bán cho người mua hai thùng trở lên còn giá một thùng thì cao hơn.
Không chỉ thị trường Mỹ mà hầu hết các thị trường ở các nước giá sữa bán lẻ đều tăng, mức tăng khoảng 17% trong tháng sáu so với tháng trước, còn nếu so với cùng kỳ năm ngoái giá sữa tăng 84%.
Nguyên nhân giá sữa tăng chính là nguyên liệu đầu vào. Nguồn nguyên liệu sữa bột và sữa tươi trở nên khan hiếm ở các thị trường. Hai khu vực thị trường, Australia và New Zealand, cung cấp phần lớn nguyên liệu cho thế giới đang gặp khó khăn về thời tiết.
Thêm vào đó thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đang là thỏi nam châm hút nguyên liệu sữa của thế giới do nhu cầu trong nước quá lớn khi điều kiện sống trở nên khá giả hơn. Nguyên liệu sữa từ New Zealand trong năm qua đã tăng 60% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc và vì thế đã làm giá nguyên liệu tăng 30% so với trước.
Những trợ cấp của Liên minh châu Âu EU đối với nguyên liệu sữa xuất khẩu không còn tác động mạnh đến giá nguyên liệu sữa của thế giới. Chi phí thức ăn cho bò và chi phí khác tăng khiến cho các trang trại sữa gây áp lực lên các nhà bán lẻ, cũng là nguyên nhân của làn sóng tăng giá hiện nay và trong những tháng tới.
Kỷ lục mới của giá sữa
Ông Trần Bảo Minh, Phó tổng giám đốc Vinamilk, cho biết giá sữa sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới vì giá nguyên liệu sữa đầu vào vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Ông nói rằng công ty chỉ tăng giá bán sữa Vinamilk với mức tối đa là 10% mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng cao hơn rất nhiều. Nguyên liệu chiếm khoảng 50-60 giá thành sản phẩm. Giá nguyên liệu hiện nay vào khoảng 5.500-6.000 USD/tấn, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm. "Sở dĩ công ty chúng tôi giữ mức tăng như thế là nhờ có nguồn nguyên liệu dự trữ từ hợp đồng dài hạn với giá đầu vào còn thấp", ông Minh giải thích.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông, giá nguyên liệu sữa khó có thể giảm vì tình hình thị trường thế giới còn nhiều bất lợi cho người tiêu dùng trong khi nhu cầu đang gia tăng. Dự báo của các chuyên gia kinh tế, giá sữa sẽ lập một kỷ lục mới và đạt đến đỉnh cao nhất trong tháng bảy này khi các nguồn cung cấp mới chưa có thời gian chuẩn bị và những nguồn cung hiện tại đang khó khăn.
Giá sữa thế giới sẽ ảnh hưởng đến thị trường sữa trong nước vì phần lớn nguyên liệu sữa đều nhập từ nước ngoài. "Nhiều năm nay, chúng tôi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài bởi trong nước chẳng có nhà cung cấp nguyên liệu sữa bột nào", ông Hà - Hancofood tâm sự. Ông nói rằng ngành sữa cũng giống như ngành sắt thép mà phần lớn nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. Chính vì vậy, giá sữa trong nước và thế giới như "thuyền và nước".
Biến động của giá sữa không phải chưa từng xảy ra. Tuy nhiên theo các nhà sản xuất trong nước, biến động giá sữa thay đổi theo mùa vụ nhưng vài năm gần đây biến động như thế không còn, thay vào đó là sự gia tăng liên tục ở giá đầu vào cũng như đầu ra.
Theo ông Hà, giá nguyên liệu nhập về Việt Nam hiện nay tăng gấp 2,5 lần giá hồi đầu năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng gấp 2,8 đến 3 lần từ nay đến cuối năm. "Đây là điều bất ngờ đối với những nhà sản xuất như chúng tôi và nằm ngoài dự đoán của các công ty" ông phát biểu. Giá sữa cũng đang đe dọa những ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào là sữa hay sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo và thực phẩm.
Tình hình giá sữa cao sẽ không thuyên giảm mà có xu hướng tăng cao hơn trong thời gian tới. Giá tăng không chỉ đơn thuần là sự chủ quan của những nhà sản xuất mà còn nguyên nhân của nhu cầu thị trường thế giới.
Ông Lê Viết Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Hancofood có trụ sở ở Đồng Nai cho biết, bắt đầu tháng bảy này công ty sẽ tăng giá bán lẻ đối với những sản phẩm sữa lên thêm 5%.
Đây là lần thứ hai công ty này tăng giá và nếu tính chung cả hai đợt giá bán lẻ sản phẩm của Hancofood đã tăng 10% so với giá bán hồi đầu năm. Hancofood là một trong những nhà sản xuất đi sau trong làn sóng tăng giá sữa mà hàng loạt sản phẩm sữa của những công ty hàng đầu Việt Nam là đầu tàu.
Ăn theo thị trường thế giới?
Liên tục trong mấy tuần qua, giá sữa bán ra tại các cửa hàng bán lẻ đã được điều chỉnh tăng. Cụ thể sữa Cô Gái Hà Lan của Công ty Dutch Lady loại hộp thiếc, hộp giấy tăng trung bình từ 6.000-14.000 đồng/hộp, tức một hộp sữa 900g loại 1, 2, 3 Cô Gái Hà Lan được bán ra từ 103.000-117.000 đồng/hộp.
Sản phẩm sữa của Công ty cổ phân sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng tăng giá đối với sữa đặc và sữa tươi. Sữa đặc có đường của Vinamilk hiện nay là 352.000-402.000 đồng/thùng, tăng trung bình từ 24.000-30.000 đồng/thùng so với giá bán trước đó.
Sản phẩm sữa của Nutifood cũng tham gia vào cuộc đua giá của thị trường, trung bình sản phẩm Nutifood được bán ra với giá tăng từ 5.000-10.000 đồng/lon.
Làn sóng tăng giá sữa trong nước không kém gì ở các nước. Mấy ngày cuối tháng sáu này người dân bang California đổ xô đi mua sữa vì bắt đầu từ đầu tháng bảy, các cửa hàng, siêu thị ở tiểu bang này của Mỹ sẽ đồng loạt tăng giá bán lẻ.
Theo thông báo của các nhà bán lẻ, giá sữa ở đây sẽ tăng là 310 USD một thùng, tức tăng 55% so với giá bán hồi đầu năm, đây là mức bán lẻ cao nhất tính từ trước đến nay. Tuy nhiên, giá này chỉ bán cho người mua hai thùng trở lên còn giá một thùng thì cao hơn.
Không chỉ thị trường Mỹ mà hầu hết các thị trường ở các nước giá sữa bán lẻ đều tăng, mức tăng khoảng 17% trong tháng sáu so với tháng trước, còn nếu so với cùng kỳ năm ngoái giá sữa tăng 84%.
Nguyên nhân giá sữa tăng chính là nguyên liệu đầu vào. Nguồn nguyên liệu sữa bột và sữa tươi trở nên khan hiếm ở các thị trường. Hai khu vực thị trường, Australia và New Zealand, cung cấp phần lớn nguyên liệu cho thế giới đang gặp khó khăn về thời tiết.
Thêm vào đó thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đang là thỏi nam châm hút nguyên liệu sữa của thế giới do nhu cầu trong nước quá lớn khi điều kiện sống trở nên khá giả hơn. Nguyên liệu sữa từ New Zealand trong năm qua đã tăng 60% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc và vì thế đã làm giá nguyên liệu tăng 30% so với trước.
Những trợ cấp của Liên minh châu Âu EU đối với nguyên liệu sữa xuất khẩu không còn tác động mạnh đến giá nguyên liệu sữa của thế giới. Chi phí thức ăn cho bò và chi phí khác tăng khiến cho các trang trại sữa gây áp lực lên các nhà bán lẻ, cũng là nguyên nhân của làn sóng tăng giá hiện nay và trong những tháng tới.
Kỷ lục mới của giá sữa
Ông Trần Bảo Minh, Phó tổng giám đốc Vinamilk, cho biết giá sữa sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới vì giá nguyên liệu sữa đầu vào vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
Ông nói rằng công ty chỉ tăng giá bán sữa Vinamilk với mức tối đa là 10% mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng cao hơn rất nhiều. Nguyên liệu chiếm khoảng 50-60 giá thành sản phẩm. Giá nguyên liệu hiện nay vào khoảng 5.500-6.000 USD/tấn, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm. "Sở dĩ công ty chúng tôi giữ mức tăng như thế là nhờ có nguồn nguyên liệu dự trữ từ hợp đồng dài hạn với giá đầu vào còn thấp", ông Minh giải thích.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông, giá nguyên liệu sữa khó có thể giảm vì tình hình thị trường thế giới còn nhiều bất lợi cho người tiêu dùng trong khi nhu cầu đang gia tăng. Dự báo của các chuyên gia kinh tế, giá sữa sẽ lập một kỷ lục mới và đạt đến đỉnh cao nhất trong tháng bảy này khi các nguồn cung cấp mới chưa có thời gian chuẩn bị và những nguồn cung hiện tại đang khó khăn.
Giá sữa thế giới sẽ ảnh hưởng đến thị trường sữa trong nước vì phần lớn nguyên liệu sữa đều nhập từ nước ngoài. "Nhiều năm nay, chúng tôi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài bởi trong nước chẳng có nhà cung cấp nguyên liệu sữa bột nào", ông Hà - Hancofood tâm sự. Ông nói rằng ngành sữa cũng giống như ngành sắt thép mà phần lớn nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. Chính vì vậy, giá sữa trong nước và thế giới như "thuyền và nước".
Biến động của giá sữa không phải chưa từng xảy ra. Tuy nhiên theo các nhà sản xuất trong nước, biến động giá sữa thay đổi theo mùa vụ nhưng vài năm gần đây biến động như thế không còn, thay vào đó là sự gia tăng liên tục ở giá đầu vào cũng như đầu ra.
Theo ông Hà, giá nguyên liệu nhập về Việt Nam hiện nay tăng gấp 2,5 lần giá hồi đầu năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng gấp 2,8 đến 3 lần từ nay đến cuối năm. "Đây là điều bất ngờ đối với những nhà sản xuất như chúng tôi và nằm ngoài dự đoán của các công ty" ông phát biểu. Giá sữa cũng đang đe dọa những ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào là sữa hay sản phẩm từ sữa, đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo và thực phẩm.