Giá vàng lao dốc, dầu trượt giá nhẹ
Giá vàng mua vào tại thị trường trong nước sáng nay đã không còn giữ được mốc 21 triệu đồng/lượng
Giá vàng thế giới trải qua phiên giao dịch cuối tuần với mức giảm khá mạnh do sự phục hồi của đồng USD, chốt lại tuần mất giá thứ hai liên tục. Giá vàng mua vào tại thị trường trong nước sáng nay đã không còn giữ được mốc 21 triệu đồng/lượng.
Giá dầu thô cũng đi xuống trong phiên cuối tuần, nhưng tuần này lại là một tuần khởi sắc nữa của giá “vàng đen”.
Giá vàng trong nước mất 45.000 đồng/chỉ trong 2 tuần
Sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu tại thị trường trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm trên 10.000 đồng/chỉ so với sáng qua, về mức dưới 2.100.000 đồng/chỉ (mua vào) và xấp xỉ 2.110.000 đồng/chỉ (bán ra). Như vậy, sau thời gian nửa tháng bám trụ trên thị trường, mức giá mua vào 2.100.000 đồng/chỉ đã không còn được duy trì.
So với cuối tuần trước, giá vàng trong nước hiện đã giảm khoảng 20.000 đồng/chỉ. Trong vòng 2 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã “bốc hơi” 45.000 đồng/chỉ.
Giữa buổi sáng nay, giá vàng SJC tại chi nhánh Hà Nội của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 2.092.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.110.000 đồng/chỉ bán ra. Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu có giá tương ứng là 2.098.000 đồng/chỉ và 2.108.000 đồng/chỉ.
Tuần này, giá vàng diễn biến theo xu hướng chính là giảm nhẹ rồi lại tăng nhẹ, nhưng mức phục hồi không đủ để bù lại độ trượt giá, nên càng lúc, giá vàng càng dịch về sát mức 21 triệu đồng/lượng.
Không khí giao dịch trầm lắng, với sức cung và sức cầu cùng yếu, tiếp tục đeo đẳng thị trường vàng miếng khi mức giá trên 21 triệu đồng/lượng chưa đủ sức hấp dẫn để lôi kéo các nhà đầu tư. Thêm vào đó, sự sôi động trên thị trường chứng khoán thời gian này cũng làm sức hút của thị trường vàng giảm sút.
Tuy nhiên, theo giới kinh doanh vàng, một lượng vốn tương đối lớn mà các nhà đầu tư thu về từ đợt xả hàng trong đợt tháng 2, tháng 3 vẫn đang ở trạng thái chờ đợi để đổ vào thị trường kim loại quý này trong trường hợp giá điều chỉnh giảm sâu hơn hoặc những dấu hiệu lạm phát trở nên căng thẳng.
So với giá vàng thế giới quy đổi chưa tính thuế và các chi phí khác, giá vàng bán ra tại thị trường trong nước đang cao hơn khoảng 95.000 đồng/chỉ. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đang có chiều hướng giãn rộng do giá vàng trong nước đang giảm chậm hơn giá vàng thế giới do nguồn cung vàng trong nước ở thời điểm hiện tại là tương đối khan hiếm.
Hai tuần liên tục mất giá của vàng thế giới
Giá vàng thế giới đêm qua có phiên sụt giảm mạnh do đồng USD phục hồi. Kết thúc phiên giao dịch tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 16,2 USD/oz (1,7%), còn 939,3 USD/oz. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 8 giảm 21,3 USD/oz (2,2%), đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong vòng gần 2 tháng qua, còn 940,7 USD/oz.
Tuần này, giá vàng giao ngay thị trường thế giới giảm 1,7%, sau khi đã trượt 2,5% trong tuần trước. Giá vàng kỳ hạn trong tuần giảm 2,3%. Sức ép giảm giá của vàng trong tuần đến từ sự phục hồi của đồng USD.
Đồng USD đêm qua có thời điểm phục hồi 1,4% so với một rổ gồm 6 đồng tiền mạnh sau khi có nhận định khả quan của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Kaoru Yosano về đồng tiền này. Ông Yosano cho biết, niềm tin của Nhật Bản vào nợ của nước Mỹ là “không thể lay chuyển”, đồng thời địa vị của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới là không hề bị đe dọa.
Kết thúc phiên giao dịch tại New York, đồng USD phục hồi 0,8% so với Euro, lên mức dưới 1,40 USD. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, USD vẫn mất giá 0,3% so với Euro.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, đồng USD chỉ có thể mạnh lên trong ngắn hạn, còn trong dài hạn, khả năng trượt giá sâu hơn của đồng tiền này là rất lớn. Do sự phục hồi của USD, trong những phiên giao dịch tới đây, giá vàng sẽ nhiều khó khăn hơn khi muốn vượt ngưỡng kháng cự 965 USD/oz.
Mốc 75 USD/thùng cận kề thị trường dầu?
Trên thị trường nhiên liệu, dầu thô phiên cuối tuần đã trượt giá trước sự mạnh lên của đồng USD, thông tin bất lợi về tình hình sản xuất công nghiệp ở khu vực châu Âu, và dữ liệu tăng sản lượng khai thác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 giao dịch tại thị trường New York đóng cửa ngày giao dịch với mức giảm 0,64 USD/thùng so với giá chốt phiên liền trước, còn 72,04 USD/thùng.
Dữ liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu công bố hôm qua cho thấy, sản xuất công nghiệp ở khu vực 16 nước sử dụng đồng Euro trong tháng 4 đã sụt giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu này được theo dõi từ năm 1986 tới nay, với mức lao dốc 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Cùng ngày, OPEC cho biết, 11 thành viên bị ràng buộc hạn ngạch trong tổ chức này (trừ Iraq) đã khai thác 25,903 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 5, tăng 118.000 thùng/ngày so với mức khai thác trong tháng 4.
Tuần này, giá dầu tại New York tăng 5,3%, sau khi đã tăng 3,2% trong tuần trước. Từ đầu năm tới nay, giá dầu kỳ hạn tại New York đã tăng 62%.
Giá dầu đang nhận được sự hỗ trợ của triển vọng phục hồi sáng lên trong nền kinh tế thế giới. Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn một phân tích kỹ thuật của Newedge USA LLC, một hãng nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản của Mỹ, cho thấy, giá dầu có thể đạt mốc 75 USD/thùng trong những phiên giao dịch sắp tới.
Số liệu công bố ngày hôm qua cũng cho thấy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ Reuters/University of Michigan trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây. Cùng với đó, nỗi lo lạm phát tại Mỹ đã bắt đầu nổi lên khi giá hàng hóa nhập khẩu vào nước này có chiều hướng tăng.
Giá dầu thô cũng đi xuống trong phiên cuối tuần, nhưng tuần này lại là một tuần khởi sắc nữa của giá “vàng đen”.
Giá vàng trong nước mất 45.000 đồng/chỉ trong 2 tuần
Sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu tại thị trường trong nước đồng loạt điều chỉnh giảm trên 10.000 đồng/chỉ so với sáng qua, về mức dưới 2.100.000 đồng/chỉ (mua vào) và xấp xỉ 2.110.000 đồng/chỉ (bán ra). Như vậy, sau thời gian nửa tháng bám trụ trên thị trường, mức giá mua vào 2.100.000 đồng/chỉ đã không còn được duy trì.
So với cuối tuần trước, giá vàng trong nước hiện đã giảm khoảng 20.000 đồng/chỉ. Trong vòng 2 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã “bốc hơi” 45.000 đồng/chỉ.
Giữa buổi sáng nay, giá vàng SJC tại chi nhánh Hà Nội của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 2.092.000 đồng/chỉ (mua vào) và 2.110.000 đồng/chỉ bán ra. Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu có giá tương ứng là 2.098.000 đồng/chỉ và 2.108.000 đồng/chỉ.
Tuần này, giá vàng diễn biến theo xu hướng chính là giảm nhẹ rồi lại tăng nhẹ, nhưng mức phục hồi không đủ để bù lại độ trượt giá, nên càng lúc, giá vàng càng dịch về sát mức 21 triệu đồng/lượng.
Không khí giao dịch trầm lắng, với sức cung và sức cầu cùng yếu, tiếp tục đeo đẳng thị trường vàng miếng khi mức giá trên 21 triệu đồng/lượng chưa đủ sức hấp dẫn để lôi kéo các nhà đầu tư. Thêm vào đó, sự sôi động trên thị trường chứng khoán thời gian này cũng làm sức hút của thị trường vàng giảm sút.
Tuy nhiên, theo giới kinh doanh vàng, một lượng vốn tương đối lớn mà các nhà đầu tư thu về từ đợt xả hàng trong đợt tháng 2, tháng 3 vẫn đang ở trạng thái chờ đợi để đổ vào thị trường kim loại quý này trong trường hợp giá điều chỉnh giảm sâu hơn hoặc những dấu hiệu lạm phát trở nên căng thẳng.
So với giá vàng thế giới quy đổi chưa tính thuế và các chi phí khác, giá vàng bán ra tại thị trường trong nước đang cao hơn khoảng 95.000 đồng/chỉ. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đang có chiều hướng giãn rộng do giá vàng trong nước đang giảm chậm hơn giá vàng thế giới do nguồn cung vàng trong nước ở thời điểm hiện tại là tương đối khan hiếm.
Hai tuần liên tục mất giá của vàng thế giới
Giá vàng thế giới đêm qua có phiên sụt giảm mạnh do đồng USD phục hồi. Kết thúc phiên giao dịch tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 16,2 USD/oz (1,7%), còn 939,3 USD/oz. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 8 giảm 21,3 USD/oz (2,2%), đánh dấu phiên giảm mạnh nhất trong vòng gần 2 tháng qua, còn 940,7 USD/oz.
Tuần này, giá vàng giao ngay thị trường thế giới giảm 1,7%, sau khi đã trượt 2,5% trong tuần trước. Giá vàng kỳ hạn trong tuần giảm 2,3%. Sức ép giảm giá của vàng trong tuần đến từ sự phục hồi của đồng USD.
Đồng USD đêm qua có thời điểm phục hồi 1,4% so với một rổ gồm 6 đồng tiền mạnh sau khi có nhận định khả quan của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Kaoru Yosano về đồng tiền này. Ông Yosano cho biết, niềm tin của Nhật Bản vào nợ của nước Mỹ là “không thể lay chuyển”, đồng thời địa vị của đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ của thế giới là không hề bị đe dọa.
Kết thúc phiên giao dịch tại New York, đồng USD phục hồi 0,8% so với Euro, lên mức dưới 1,40 USD. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, USD vẫn mất giá 0,3% so với Euro.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, đồng USD chỉ có thể mạnh lên trong ngắn hạn, còn trong dài hạn, khả năng trượt giá sâu hơn của đồng tiền này là rất lớn. Do sự phục hồi của USD, trong những phiên giao dịch tới đây, giá vàng sẽ nhiều khó khăn hơn khi muốn vượt ngưỡng kháng cự 965 USD/oz.
Mốc 75 USD/thùng cận kề thị trường dầu?
Trên thị trường nhiên liệu, dầu thô phiên cuối tuần đã trượt giá trước sự mạnh lên của đồng USD, thông tin bất lợi về tình hình sản xuất công nghiệp ở khu vực châu Âu, và dữ liệu tăng sản lượng khai thác của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 7 giao dịch tại thị trường New York đóng cửa ngày giao dịch với mức giảm 0,64 USD/thùng so với giá chốt phiên liền trước, còn 72,04 USD/thùng.
Dữ liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu công bố hôm qua cho thấy, sản xuất công nghiệp ở khu vực 16 nước sử dụng đồng Euro trong tháng 4 đã sụt giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu này được theo dõi từ năm 1986 tới nay, với mức lao dốc 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Cùng ngày, OPEC cho biết, 11 thành viên bị ràng buộc hạn ngạch trong tổ chức này (trừ Iraq) đã khai thác 25,903 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 5, tăng 118.000 thùng/ngày so với mức khai thác trong tháng 4.
Tuần này, giá dầu tại New York tăng 5,3%, sau khi đã tăng 3,2% trong tuần trước. Từ đầu năm tới nay, giá dầu kỳ hạn tại New York đã tăng 62%.
Giá dầu đang nhận được sự hỗ trợ của triển vọng phục hồi sáng lên trong nền kinh tế thế giới. Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn một phân tích kỹ thuật của Newedge USA LLC, một hãng nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản của Mỹ, cho thấy, giá dầu có thể đạt mốc 75 USD/thùng trong những phiên giao dịch sắp tới.
Số liệu công bố ngày hôm qua cũng cho thấy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ Reuters/University of Michigan trong tháng 6 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây. Cùng với đó, nỗi lo lạm phát tại Mỹ đã bắt đầu nổi lên khi giá hàng hóa nhập khẩu vào nước này có chiều hướng tăng.