Giải Nobel Kinh tế lại thuộc về người Mỹ
Giải Nobel Kinh tế năm 2011 thuộc về hai giáo sư người Mỹ có tên Thomas Sargent và Chistopher Sims
Hai nhà kinh tế học người Mỹ là Thomas Sargent và Chistopher Sims đã được Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố quyết định trao tặng giải Nobel Kinh tế 2011 vào cuối giờ chiều ngày 10/10 theo giờ Việt Nam.
Theo hãng tin AP, các tác phẩm được trao giải thưởng của hai kinh tế gia này phân tích mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế và các công cụ chính sách như lãi suất và chi tiêu chính phủ.
Cùng ở tuổi 68, Sargent và Slims đã thực hiện nghiên cứu độc lập từ thập niên 1970 và 1980. Các nghiên cứu của họ ngày càng chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả, khi mà các chính phủ và ngân hàng trung ương trên thế giới đang nỗ lực tìm cách đưa nền kinh tế thoát khỏi một cuộc suy thoái mới.
Theo công bố của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, các tác phẩm kinh tế của hai nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel kinh tế năm nay đã tìm ra phương pháp trả lời những câu hỏi chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế và lạm phát bị ảnh hưởng như thế nào bởi việc tăng lãi suất hoặc giảm thuế tạm thời.
Trong đó, nghiên cứu của Sims tập trung vào những vấn đề mang tính ngắn hạn như tăng lãi suất, thất nghiệp tăng… còn nghiên cứu của Sargent chú trọng những thay đổi mang tính hệ thống và dài hơn hơn như mục tiêu lạm phát, thâm hụt ngân sách, kỳ vọng của các hộ gia đình và doanh nghiệp đối song song với các diễn biến kinh tế…
“Ngày nay, những phương pháp mà Sargent và Sims tìm ra là công cụ quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô”, thông cáo của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển có đoạn viết.
Giáo sư Sargent hiện công tác tại Đại học New York, còn Giáo sư Sims đang giảng dạy ở Đại học Princeton. Giá trị của giải thưởng Nobel Kinh tế năm nay là 10 triệu Kronor, tương đương 1,5 triệu USD, sẽ được chia đều cho hai nhà kinh tế này.
Giải thưởng Nobel Kinh tế vốn được xem là đất dụng võ dành riêng cho các nhà nghiên cứu Mỹ, vì từ đó đến nay, 47 kinh tế gia trên tổng số 66 chủ nhân giải thưởng này đều là các nhà nghiên cứu của Mỹ. Năm ngoái, giải thưởng này thuộc về hai người Mỹ và một người Cyprys.
Giải Nobel Kinh tế đã khép lại mùa công bố giải Nobel năm nay. Lễ trao giải Nobel 2011 cho các lĩnh vực sẽ diễn ra vào ngày 10/12 tới, ngày mất của người sáng lập giải Alfred Nobel. Giải Nobel Kinh tế không nằm trong ý nguyện của Afred Nobel khi sáng lập giải thưởng Nobel vào năm 1985, mà được sáng lập bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Điển vào năm 1968.
Theo hãng tin AP, các tác phẩm được trao giải thưởng của hai kinh tế gia này phân tích mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế và các công cụ chính sách như lãi suất và chi tiêu chính phủ.
Cùng ở tuổi 68, Sargent và Slims đã thực hiện nghiên cứu độc lập từ thập niên 1970 và 1980. Các nghiên cứu của họ ngày càng chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả, khi mà các chính phủ và ngân hàng trung ương trên thế giới đang nỗ lực tìm cách đưa nền kinh tế thoát khỏi một cuộc suy thoái mới.
Theo công bố của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, các tác phẩm kinh tế của hai nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel kinh tế năm nay đã tìm ra phương pháp trả lời những câu hỏi chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế và lạm phát bị ảnh hưởng như thế nào bởi việc tăng lãi suất hoặc giảm thuế tạm thời.
Trong đó, nghiên cứu của Sims tập trung vào những vấn đề mang tính ngắn hạn như tăng lãi suất, thất nghiệp tăng… còn nghiên cứu của Sargent chú trọng những thay đổi mang tính hệ thống và dài hơn hơn như mục tiêu lạm phát, thâm hụt ngân sách, kỳ vọng của các hộ gia đình và doanh nghiệp đối song song với các diễn biến kinh tế…
“Ngày nay, những phương pháp mà Sargent và Sims tìm ra là công cụ quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô”, thông cáo của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển có đoạn viết.
Giáo sư Sargent hiện công tác tại Đại học New York, còn Giáo sư Sims đang giảng dạy ở Đại học Princeton. Giá trị của giải thưởng Nobel Kinh tế năm nay là 10 triệu Kronor, tương đương 1,5 triệu USD, sẽ được chia đều cho hai nhà kinh tế này.
Giải thưởng Nobel Kinh tế vốn được xem là đất dụng võ dành riêng cho các nhà nghiên cứu Mỹ, vì từ đó đến nay, 47 kinh tế gia trên tổng số 66 chủ nhân giải thưởng này đều là các nhà nghiên cứu của Mỹ. Năm ngoái, giải thưởng này thuộc về hai người Mỹ và một người Cyprys.
Giải Nobel Kinh tế đã khép lại mùa công bố giải Nobel năm nay. Lễ trao giải Nobel 2011 cho các lĩnh vực sẽ diễn ra vào ngày 10/12 tới, ngày mất của người sáng lập giải Alfred Nobel. Giải Nobel Kinh tế không nằm trong ý nguyện của Afred Nobel khi sáng lập giải thưởng Nobel vào năm 1985, mà được sáng lập bởi Ngân hàng Trung ương Thụy Điển vào năm 1968.